Theo quy định của Công ước, Uỷ ban Di sản Thế giới ( UBDSTG) gồm đại diện của 21 nước thành viên tham gia Công ước thành lập để xem xét, đánh giá, theo những tiêu chí cụ thể, để xác định những giá trị toàn cầu nổi bật của các di sản văn hoá và thiên nhiên tiêu biểu nhất của các quốc gia và quyết định đưa vào Danh mục Di sản Thế giới.
Sáng kiến quan trọng nói trên của UNESCO đã được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao và nhiệt liệt hưởng ứng. Đến đầu năm 2003, đã có 176 nước chính thức phê chuẩn tham gia Công ước và tính đến tháng 7/2003, trước khi Phong Nha- Kẻ Bàng của Việt Nam được xem xét công nhận, đã có tổng số 754 Di sản Thế giới đã chính thức được công nhận. Trong số này, có 582 di sản văn hoá, 149 di sản thiên nhiên và 23 di sản vừa có giá trị tiêu biểu về văn hoá vừa có tính toàn cầu nổi bật về mặt tự nhiên.
Với tư cách là nước tham gia “Công ước về việc bảo tồn các di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới” (phê chuẩn tháng 10 năm 1987), Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện những trách nhiệm của quốc gia thành viên để tranh thủ tối đa sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn các di sản văn hoá và thiên nhiên của dân tộc mình, đặc biệt là các Di sản Thế giới tại Việt Nam. Cho đến nay, có 5 Di sản Thế giới tại Việt Nam đã được công nhận là: Quần thể di tích cố đô Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế (công nhận năm 1993); Khu thắng cảnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh (công nhận năm 1994, công nhận bổ sung về giá trị địa chất năm 2000); Khu thánh địa Mỹ Sơn, Khu phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam (công nhận cuối năm 1999) và Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình được công nhận tại kỳ họp lần thứ 27 của Uỷ ban Di sản Thế giới tổ chức tại Pari đầu tháng 7/2003.
Từ lâu nay, người ta mới chỉ thường nhắc đến sự hấp dẫn của đông Phong Nha, tỉnh Quảng Bình với những đặc trưng nổi tiếng về độ dài của lòng hang, với độ dài của sông ngầm cùng sự quyến rũ của các rặng măng đá, nhũ đá và các bãi cát ven sông ở trong lòng hang… với tư cách là một tài nguyên du lịch độc đáo và hấp dẫn mà chưa thấy hết những giá trị khoa học và văn hoá to lớn của khu di sản này.
Phong Nha – Kẻ Bàng là tên gọi chung của khu vực cao nguyên cacxtơ (Karst) rộng lớn và hiểm trở nằm ở phía tây tỉnh Quảng Bình (cacxtơ - hiểu nôm na là núi đá vôi). Đây là vùng cacxtơ nhiệt đới điển hình được tạo lập từ 400 triệu năm trước, gắn liền với các chu kỳ kiến tạo và phát triển của vỏ trái đất. Phong Nha- Kẻ Bàng là vùng núi đá vôi lớn nhất Việt Nam nối liền với một khu vực cacxtơ rộng lớn thuộc tỉnh Khăm Muộn của nước bạn Lào và là một trong những vùng cacxtơ nhiệt đới cổ đại nhất, rộng lớn nhất thế giới với những đặc trng nổi bật về địa mạo và tính đa dạng địa chất cao có giá trị toàn cầu.
Những “giá trị trị toàn cầu nổi bật” của Phong Nha – Kẻ Bàng đã được Uỷ ban Di sản Thế giới thừa nhận: đây là một trong những mẫu hình nổi bật thể hiện các thời kỳ phát triển lớn của lịch sử trái đất, chứa đựng những dữ liệu về sự sống, các tiến trình phát triển tầng địa chất có ý nghĩa đang diễn ra trong quá trình hình thành các dạng đất đai mang tính đặc sinh địa” (đáp ứng tiêu chuẩn 1 trong số 4 tiêu chuẩn của các Di sản Thiên Nhiên Thế giới). Có thể khẳng định rằng, Phong Nha – Kẻ Bàng là món quà vô giá mà thiên nhiên đã trao tặng cho quốc gia dân tộc Việt Nam, Và chính vì thế, khu di sản thiên nhiên độc đáo và đa dạng này cần được bảo vệ và phát huy giá trị cho hôm nay và con cháu mai sau.
Theo kiến nghị của Bộ văn hoá Thông tin ( cũ) và sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận vào tháng 12 năm 1997, hồ sơ về khu Di sản Thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng được đệ trình với Trung tâm Di sản Thế Giới năm 1998 trên cơ sở những dữ kiện về Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Nha do Chính phủ Việt Nam phê duyệt năm 1986 với tổng diện tích là 41,132 ha
Theo những quy định của Công ước 1972 của UNESCO, tháng 1/1999 đại diện Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (gọi tắt theo tiếng Anh là IUCN- Tổ chức chuyên môn quốc tế hoạt động độc lập trong công tác thẩm định các di sản thiên nhiên), đã cử đoàn chuyên gia vào Quảng Bình để phối hợp với đại diện Bộ Văn hoá- Thông tin thẩm định tại chỗ những nội dung của hồ sơ.
Trong khi khẳng định những giá trị toàn cầu nổi bật xứng đáng là Di sản Thiên nhiên Thế giới của khu di sản này, căn cứ báo cáo thẩm định của IUCN, giữa năm 1999, Uỷ ban Di sản Thế giới vẫn đề nghị Việt Nam bổ sung và chỉnh sửa hồ sơ khu Phong Nha- Kẻ Bàng với những nội dung sau đây:
Chính vì vậy, tháng 6/2000, hồ sơ đăng ký bổ sung về những giá trị địa chất và đa dạng sinh học cùng địa giới mở rộng của Dự án Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng với tổng số 147,945 ha đã được các cơ quan chức năng của Việt Nam hoàn tất và gửi sang Pari để đăng ký với Trung tâm di sản Thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình chờ đợi để thẩm định lại hồ sơ bổ sung này, có hai vấn đề phức tạp nảy sinh là: việc triển khai dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh chi nhánh phía Tây và việc điều chỉnh lại địa giới đăng ký của hồ sơ di sản Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng vào năm 2002 chỉ còn 85,754 ha (theo Quyết định nâng hạng từ “Khu bảo tồn Phong Nha- Kẻ Bàng” thành “Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng” của Thủ tướng Chính Phủ vào tháng 12/2001 trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh Quảng Bình).
Do đó, trước kỳ họp lần thứ 27 của Uỷ ban Di sản Thế giới vào tháng 7/2003, IUCN đã có văn bản đánh giá và khuyến nghị gác lại hồ sơ Phong Nha- Kẻ Bàng của Việt Nam không xem xét trong năm 2003 để làm rõ thêm một số vấn đề, đặc biệt là việc xây dựng đường Hồ Chí Minh nhánh phía Tây đi vào trung tâm khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia; đồng thời, khuyến nghị ta mở rộng địa giới hiện tại của khu di sản lên 147,945 ha và phối hợp với Lào mở rộng khu di sản sang bên kia biên giới để đảm bảo tính nguyên vẹn về mặt tự nhiên của hệ thống đá vôi lớn nhất tại Đông Nam Á.
Chính vì vậy, vào cuối tháng 6/2003, sau khi nghiên cứu nội dung bản nhận xét và khuyến nghị này (khai thác từ mạng Internet), đại diện của UBQG UNESCO VN, Bộ Văn hoá- Thông tin và Văn phòng IUCN tại Hà Nội đã trao đổi và quyết định giao cho đại diện Bộ Văn hoá - Thông tin chuẩn bị báo cáo giải trình về những vấn đề nói trên để thông qua phái đoàn thường trực Việt Nam tại UNESCO, giải thích với các cơ quan chuyên môn quốc tế và các thành viên của Uỷ ban Di sản Thế giới (UBDSTG). Đồng thời chuẩn bị các thủ tục cần thiết để đoàn Việt Nam tham dự và trực tiếp vận động, thuyết phục UBDSTG công nhận khu di sản Phong Nha- Kẻ Bàng của Việt Nam tại kỳ họp quan trọng này của UBDSTG. Đoàn ta bao gồm:
Thông thường tại các kỳ họp, UBDSTG đều chấp nhận khuyến nghị của IUCN. Vì vậy chuyên gia nhiều nước và của UNESCO cho rằng với việc IUCN khuyến nghị không thuận, UBDSTG sẽ rất khó có thể công nhận Phong Nha- Kẻ Bàng là Di sản Thế giới trong kỳ họp lần thứ 27 vào đầu tháng 7/2003. Trước phiên họp, Bà Minya Yang Phó Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới (WHC) , và Ông Englhardt, Cố vấn của Tổng Giám đốc UNESCO tại Châu Á- Thái Bình Dương (hai người bạn thân thiết của Việt Nam từ nhiều năm nay) đã gặp và khuyên đoàn Việt Nam nên kiên nhẫn để việc công nhận khu Phong nha- Kẻ Bàng vào kỳ họp sau. Trong thực tế, tại kỳ họp này, 8 di sản thiên nhiên của các quốc gia khác, trong đó có một số nước lớn và đồng thời là thành viên Uỷ ban Di sản Thế giới, đều đã được quyết định để lại xem xét sau hoặc không xem xét, theo đúng khuyến nghị của IUCN. Chuyên gia một số nước nh Nga và Ai Cập cho biết bản thân các nước này là thành viên UBDSTG nhưng hồ sơ đệ trình của họ cũng đã bị gác lại. Mặt khác, việc đánh giá công nhận các di sản thiên nhiên thường khó khăn hơn so với di sản văn hoá và ngày càng được xem xét môt cách nghiêm ngặt hơn. Theo các đại biểu của Nga và Thái Lan thì khuyến nghị của IUCN đối với Phong nha- Kẻ Bàng là gác lại vô thời hạn, do đó nếu để hồ sơ này đến các phiên sau thì sẽ càng bất lợi…
Tuy nhiên, nhận thức rõ ý nghĩa chính trị, xã hội và kinh tế to lớn của việc công nhận khu di sản Phong nha- Kẻ Bàng, đoàn Việt Nam đã xác định cần tập trung toàn bộ thời gian và lực lượng, khai thác triệt để các mối quan hệ, nghiên cứu xây dựng, bổ sung mới các lập luận và giải trình một cách thuyết phục nhằm quyết tâm đảo ngược tình hình. Bên lề hội nghị, đoàn đã tranh thủ gặp gỡ nhiều lần ở các cấp khác nhau các đại diện của tất cả 21 nước thành viên của UBDSTG, phân loại các nước này và đề nghị họ ủng hộ ta với các mức độ khác nhau. Đối với đại biểu một số nước không thuận, ta đề nghị bạn không phát biểu tại hội trường để tránh làm phức tạp vấn đề. Trong thời gian này, đoàn ta cũng đã gặp đại diện IUCN 2 lần để làm rõ các vấn đề và thuyết phục IUCN nếu không thay đổi được khuyến nghị thì cố gắng phát biểu theo hướng ngỏ, để tuỳ UBDSTG xem xét quyết định. Đại biểu một số nước lúc đầu có thái độ không thuận, nhưng sau nhiều lần vận động và giải thích của ta đã thay đổi thái độ. Vì Việt Nam là nước trình hồ sơ, lại không phải là thành viên của UBDSTG nên không có quyền phát biểu mà chỉ tham gia kỳ họp với tư cách là quan sát viên, nên đoàn ta đã xây dựng phương án là vận động một số nước nêu câu hỏi để đại biểu Việt Nam có cơ hội nêu quan điểm của mình. Về khuyến nghị của IUCN đề nghị Việt Nam phối hợp với Lào xây dựng khu di sản liên quốc gia, theo đề nghị của chúng ta, Đại sứ Lào đã phát biểu tại phiên họp, nêu rõ Lào chưa sẵn sàng tham gia do chuẩn bị kịp về nhân sự và nguồn lực. Vì vậy, Lào đề nghị UBDSTG công nhận phần di sản ở Việt Nam trước. Lào sẽ học tập kinh nghiệm để tham gia sau.
Trong phát biểu giải trình tại hội trường, đoàn ta nhấn mạnh:
- Về đường Hồ Chí Minh chi nhánh phía Tây: đây là tuyến đường gắn liền với đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, đã có từ hàng chục năm nay và là một phần của lịch sử hiện đại Việt Nam; con đường này còn có giá trị phòng chống thiên tai, hoả hoạn; góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cho sự tồn tại của các dân tộc thiểu số trong vùng mà không ảnh hưởng lớn đến môi trường.
- Ngoài ra, ta cũng giải thích rõ Phong Nha- Kẻ Bàng là nơi có rất nhiều loại động thực vật quý hiếm đang bị đe doạ tuyệt chủng. Nếu không nhanh chóng công nhận và có chính sách bảo tồn chu đáo thì nguy cơ tuyệt chủng của các loại động thực này sẽ càng lớn. Nếu được công nhận, Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ được hưởng quy chế bảo vệ đặc biệt và qua đó sẽ có cơ sở pháp lý và điều kiện để huy động thêm được nguồn lực cho các công tác bảo tồn.
Có thể khẳng định rằng, tại phiên họp này, sự kiện Phong Nha- Kẻ Bàng đã gây được một tiếng vang lớn. Bất chấp kiến nghị rất không thuận của IUCN, toàn bộ 21 nước thành viên đã đồng loạt phát biểu nêu câu hỏi tạo điều kiện cho ta làm rõ các vấn đề, hoặc chất vấn lại IUCN. Không khí đoàn kết và ủng hộ Việt Nam tại Phiên họp là hết sức cởi mở và cảm động. Khi UBDSTG xem xét để có quyết định chính thức, hầu hết các đoàn được đoàn ta vận động đều đã phát biểu ý kiến ủng hộ. Trên cơ sở đó, đã thông qua với số phiếu thuận tương đối, UBDSTG chính thức công nhận khu Vườn quốc gia PN- KB của Việt Nam là Di sản Thế giới vào 16h15 phút (giờ Pari, tức 21h15’ giờ Hà Nội) ngày 2/7/2003.
Sau khi Phong Nha- Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thế giới, nhiều đoàn đại biểu tham dự kỳ họp này, trong đó có số không ít các quốc gia là thành viên chính thức của UBDSTG đã nhiệt liệt chúc mừng ta. Họ bày tỏ khâm phục sự năng động và hiệu quả hoạt động ngoại giao của ta và cho rằng ta đã làm được một điều kỳ diệu (mirale). Một số nước như Đức, Chi Lê, Brazil, Bắc Triều Tiên… tỏ ý học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong công tác xây dựng hồ sơ, chuẩn bị ý kiến tham giải trình và vận động các nước khác ủng hộ.
Có thể nói, việc Phong Nha- Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là một thắng lợi ngoại giao rất có ý nghĩa, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam nói chung và uy tín của Việt Nam tại UNESCO nói riêng. Thành công này là sự phối hợp hết sức có hiệu quả giữa trong nước và ngoài nước, giữa trung ương và địa phương, giữa Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá- Thông tin và UBND tỉnh Quảng Bình đã quyết tâm và không ngại vận động ngay cả khi khả năng thành công rất thấp, đã nghiên cứu kỹ lưỡng, kết hợp có hiệu quả kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm vận động ngoại giao và khai thác các thế mạnh về thủ tục ở diễn đàn này.
Tuy nhiên, việc khu di sản Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thế giới cũng đặt ra cho các Bộ, Ngành trung ương và trực tiếp là Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Bình những trách nhiệm nặng nề hơn trong công tác quản lý, bảo vệ.
Từ sau ngày khu di sản Phong Nha- Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thế giới đến nay, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã và đang triển khai nhiều biện pháp cần thiết để quản lý bảo vệ và phát huy giá trị khu di sản thiên nhiên độc đáo nhưng rộng lớn và hết sức phức tạp này.
Theo đánh giá của các nhà khoa học trong nước và thế giới, ngoài những giá trị toàn cầu nổi bật về mặt địa chất đã được thừa nhận, Khu Phong Nha – Kẻ Bàng còn đồng thời bao gồm nhiều sinh cảnh quan trọng và có ý nghĩa rất cao đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học và chứa đựng nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị đe doạ.
Bao phủ vùng Phong Nha – Kẻ Bàng là thảm rừng nhiệt đới có độ che phủ tới 96%, trong đó 92% là rừng nguyên sinh, với nhiều kiểu thảm thực vật trên núi đá vôi, có tính đa dạng sinh học cao và nhiều loài động thực vật đặc hữu có nguy cơ bị đe doạ tiêu diệt. Về thực vật, kết quả thống kê bước đầu (trước năm 2003) được 876 loài (trong đó có 38 loài bị đe doạ tiêu diệt ghi trong sách đỏ Việt Nam, 25 loài có mức độ đe doạ toàn cầu được ghi trong Sách Đỏ Thế giới). Về động vật, đã thống kê được 113 loài thú (trong đó có 35 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 19 loài ghi trong Sách Đỏ Thế giới); 302 loài chim (trong đó có 15 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và 19 loài ghi trong Sách Đỏ Thế giới); 81 loài ếch nhái bò sát (trong đó có 18 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và 6 loài ghi trong Sách Đỏ Thế giới); 72 loài cá trong đó có 4 loài cá đặc hữu hẹp chỉ gặp ở Quảng Bình. Năm 1996 đã phát hiện tại đây 1 loài cá lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam. Ngoài ra, khu vực này còn là nơi sinh sống của Mang Lớn và Sao La, là hai loài thú mới phát hiện ở Việt Nam ( những số liệu dẫn trên được trích dẫn từ hồ sơ đăng ký trước năm 2003).
Chính vì vậy, việc chúng ta đã dày công nghiên cứu, khảo sát điều tra để xây dựng hồ sơ đề nghị UBDSTG công nhận tiếp về giá trị đa dạng sinh học của khu di sản Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng cần được ghi nhận như một trong những thành quả hết sức to lớn của các cơ quan khoa học trung ương và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Bình để tiếp tục chứng minh và tạo cơ sở cho UBDSTG tiếp tục công nhận những giá trị toàn cầu nổi bật về đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng- Di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam, tài sản vô giá mà nhân dân Quảng Bình đang có vinh dự thay mặt cả nước quản lý bảo vệ và khai thác./.
"Nghị quyết 54-NQ/TƯ của Bộ Chính trị đã có tác động lớn tới sự phát triển mạnh của Thái Bình trong 5 năm qua". Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang khẳng định điều này khi dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Bình ngày 29/6 nhằm kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về “phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh – quốc phòng vùng sông Hồng”.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vừa ký các quyết định phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và chống Mỹ, cứu nước trong đó có liệt sỹ Trương Văn Tôn ở xã Tri Thuỷ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội
Nhiều người trong chúng ta đã quá quen với những chiếc phong bao lì xì trong mỗi dịp tết. Trẻ con thì được nhận tiền lì xì hay ăn chóng lớn; người già cũng được con cháu lì xì mừng thọ chúc sức khỏe. Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng "lì xì" có xuất xứ như thế nào?
Ngày tết, dù ở thành thị hay thôn quê, bên cạnh những bánh chưng xanh, hoa đào đỏ, gia đình nào cũng bày một mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên. Mỗi loại trái cây một màu sắc, tượng trưng cho thuyết ngũ hành, nhắc nhở con cháu luôn nhớ ơn ông bà tổ tiên và thể hiện ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc.
Miền Bắc kiêng treo tranh xui xẻo, miền Trung kiêng ăn tôm vì sợ việc làm ăn đi... giật lùi, riêng miền Nam cất chổi rất kỹ vì lo mất chổi sẽ bị trộm vét sạch của cải...