Tại sao lại là ngũ quả
Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) - gọi là ngũ hành. Tư tưởng này đã xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông, trong đó có người Việt – được thể hiện ở mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên đán.
“Ngũ” tức năm, là biểu tượng chung của sự sống. “Quả” biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống.
“Ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ ý rằng: Những sản vật này đựơc kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Và tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay.
Phong tục mỗi nơi mỗi khác
Tùy theo quan niệm của từng vùng, từng địa phương và do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo…
Với triết lý “cầu vừa đủ xài sung túc”, người miền Nam chuộng 5 loại quả: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Trước tiên ba loại quả có hình dáng to và trọng lượng nặng là đu đủ, dừa, xoài đặt lên mâm trước để lấy thế; sau đó, bày những quả khác chèn lên, để tạo thành một ngọn tháp. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người dân phương Nam.
Trong khi đó, người miền Bắc lại chưng chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. Cách bày truyền thống sẽ là nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt, đào đan xen vào nhau.
Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của họ không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì có câu “quýt làm cam chịu”…
Với người Huế, mâm ngũ quả thể hiện sự giao thoa Văn hóa giữa hai Miền nam – Bắc. Giống như một số tỉnh phía Bắc, mâm ngũ quả của người Huế bao giờ cũng có nải chuối đặt ở phía dưới, từng trái chuối chuối ôm gọn các quả khác ở phía trên. Nhưng khác với Miền bắc, người Huế không dùng nải chuối tiêu thon dài như Miền bắc mà chọn loại chuối mật vừa mập vừa tròn. Ngoài ra, người Huế còn bị ảnh hưởng bởi Phong tục Tập quán của người Miền nam nên trên mâm ngũ quả của người Huế bao giờ cũng có các loại quả sau : mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài.
Ý nghĩa của từng loại quả:
- Chuối, phật thủ: như bàn tay che chở.
- Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.
- Hồng, quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
- Lê (hay mật phụ): ngọt, thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
- Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
- Đào: thể hiện sự thăng tiến.
- Mai: do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.
- Táo (loại trái to màu đỏ tươi): có nghĩa phú quý.
- Thanh long: ý rồng mây gặp hội.
- Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.
- Quả trứng gà có hình trái đào tiên: lộc trời.
- Dừa: có âm tương tự như là "vừa", có nghĩa là không thiếu.
- Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.
- Đu đủ: mang đến sự đầy đủ thịnh vượng.
- Xoài: có âm na ná như là "xài", để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.
Nhiều năm gần đây, khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao, giao lưu kinh tế, văn hóa cũng ngày càng được mở rộng, mâm ngũ quả ngày tết không còn chỉ gồm 5 loại trái mà đã trở thành lục, thất,… thập quả, với đủ sắc màu, kiểu dạng. Nhưng tựu chung lại, mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết mang ý nghĩa gìn giữ bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình
Miền Bắc kiêng treo tranh xui xẻo, miền Trung kiêng ăn tôm vì sợ việc làm ăn đi... giật lùi, riêng miền Nam cất chổi rất kỹ vì lo mất chổi sẽ bị trộm vét sạch của cải...
Nếu như nói rằng quê hương, tổ quốc, đất nước là cội nguồn của những thành viên của một cộng đồng dân tộc nói chung, thì dòng họ (hay họ tộc) là nguồn gốc trực tiếp của những thành viên có cùng một dòng máu, do một tổ mà ra. Dòng họ như một gốc cây mà các chi họ, các thành viên các đời nối tiếp nhau như những cành cây đâm chồi từ gốc mà có. Quê hương đất nước, các vùng quê và làng xã có các sắc thái văn hoá của làng xã, vùng quê.
Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri âm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhớ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng...
Chạp mả là ngày con cháu trong tộc tu sữa mồ mả và cúng ông bà trong tộc. Tùy theo tộc mà lựa chọn ngày, trước đó 1 ngày thì đi dẫy mã hay sữa sang lại mồ mã của ông bà , đến ngày sau thì cả tộc nhóm họp lại, trước cúng ông bà , sau đó hội họp để nhìn nhận bà con bên nội bên ngoại. Đó cũng xem như ngày lễ hội của tộc.
Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi.