Thú vị những tục kiêng kị 3 miền dịp Tết

23:43 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1109

Miền Bắc

Kiêng quét nhà: Trong ba ngày Tết, kiêng quét nhà vì sợ quét hết vận đỏ đi. Vì thế, ai cũng quét dọn nhà cửa, vườn tược trước lúc giao thừa.

Kiêng đổ rác: Tục kiêng đổ rác xuất phát từ câu chuyện trong Sưu thần ký. Chuyện kể rằng, có một người lái buôn đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần tặng nàng hầu tên là Như Nguyệt. Ông trở nên giàu có, tiền bạc đầy nhà.

Năm ấy, vào ngày mồng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi nhỏ, bị ông chủ đánh đập nên biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông lại nghèo như xưa.

Kiêng không treo những tranh "xui xẻo" như: đánh ghen, kiện tụng... mà phải tìm bằng được tranh lợn, gà, cậu bé...

Kiêng cho lửa ngày Tết: Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió..

Rắc vôi bột ở 4 góc vườn: Ở nông thôn, nhà nào cũng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ. Vì thế, dân gian có câu: "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi".

Xông nhà: Những người "nặng vía", không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.

Tránh nói giông: Ngày đầu năm, ta phải hết sức tránh những ngôn ngữ, hành động có thể đem lại sự không may, còn gọi là nói giông hoặc nói xui như: "Chết rồi!", "Tiêu rồi!".

Kiêng cho nước đầu năm: vì nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vô như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc

Kiêng làm vỡ bát đĩa: Bát đĩa tượng trưng cho gia đình, vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.

Kị mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.

Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
 
Miền Trung

Kiêng ăn một số món: Người dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày Tết và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không ăn tôm vì sợ... đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.

Kiêng mua quần áo màu trắng, vải trắng suốt tháng Giêng Âm lịch.

Miền Nam

Ở một số vùng quê Nam bộ còn có tục kiêng không để cối xay gạo trống vào những ngày đầu năm. Điều này tượng trưng cho việc thất bát, mất mùa năm tới. Chính vì vậy, người ta thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn.

Ngày Tết có lệ ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít.

Đi đâu xa cũng phải về nhà trước giờ Giao thừa. Ai không về kịp xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn.

Sau khi quét dọn phải cất hết chổi. Nếu trong ngày Tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của.
 
Theo Yeudulich

 

Những tin cũ hơn

Văn hóa dòng tộc

Văn hóa dòng tộc

— 25 Tháng Năm 2017

Nếu như nói rằng quê hương, tổ quốc, đất nước là cội nguồn của những thành viên của một cộng đồng dân tộc nói chung, thì dòng họ (hay họ tộc) là nguồn gốc trực tiếp của những thành viên có cùng một dòng máu, do một tổ mà ra. Dòng họ như một gốc cây mà các chi họ, các thành viên các đời nối tiếp nhau như những cành cây đâm chồi từ gốc mà có. Quê hương đất nước, các vùng quê và làng xã có các sắc thái văn hoá của làng xã, vùng quê.

Phong Tục Tết Nguyên đán và tục lệ đầu xuân

Phong Tục Tết Nguyên đán và tục lệ đầu xuân

— 25 Tháng Năm 2017

Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri âm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhớ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng...

Truyền thống văn hoá - Chạp mả

Truyền thống văn hoá - Chạp mả

— 25 Tháng Năm 2017

Chạp mả là ngày con cháu trong tộc tu sữa mồ mả và cúng ông bà trong tộc. Tùy theo tộc mà lựa chọn ngày, trước đó 1 ngày thì đi dẫy mã hay sữa sang lại mồ mã của ông bà , đến ngày sau thì cả tộc nhóm họp lại, trước cúng ông bà , sau đó hội họp để nhìn nhận bà con bên nội bên ngoại. Đó cũng xem như ngày lễ hội của tộc.

Thử tìm hiểu phong tục thờ cúng tổ tiên  của Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc

Thử tìm hiểu phong tục thờ cúng tổ tiên của Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc

— 25 Tháng Năm 2017

Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi.

Gia đình, dòng họ  - Những vấn đề cơ bản của văn hoá làng xã Việt Nam

Gia đình, dòng họ - Những vấn đề cơ bản của văn hoá làng xã Việt Nam

— 25 Tháng Năm 2017

Những mâu thuẫn, xung đột gia đình, dòng họ xảy ra ở nhiều nơi dưới sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và quá trình đô thị hóa đặt ra câu hỏi: liệu gia đình, dòng họ có còn là những giá trị cơ bản trong đời sống làng, xã hay sẽ bị mai một dần, thậm chí tan rã?