Sáng 23-3, UBND huyện Phú Xuyên đã tổ chức trao quyết định của Chủ tịch nước Truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho liệt sĩ, chiến sĩ dân quân Trương Văn Tôn-người du kích trẻ tuổi, gan dạ của dân quân xã Tri Thuỷ hi sinh khi mới 12 tuổi- cho đại diện gia đình liệt sĩ.
Đại diện UBND huyện Phú Xuyên trao quyết định Truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho liệt sĩ dân quân Trương Văn Tôn tới đại diện gia đình liệt sĩ.
Bài và ảnh: Ninh Thanh – Vũ Yến
Nhiều người trong chúng ta đã quá quen với những chiếc phong bao lì xì trong mỗi dịp tết. Trẻ con thì được nhận tiền lì xì hay ăn chóng lớn; người già cũng được con cháu lì xì mừng thọ chúc sức khỏe. Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng "lì xì" có xuất xứ như thế nào?
Ngày tết, dù ở thành thị hay thôn quê, bên cạnh những bánh chưng xanh, hoa đào đỏ, gia đình nào cũng bày một mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên. Mỗi loại trái cây một màu sắc, tượng trưng cho thuyết ngũ hành, nhắc nhở con cháu luôn nhớ ơn ông bà tổ tiên và thể hiện ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc.
Miền Bắc kiêng treo tranh xui xẻo, miền Trung kiêng ăn tôm vì sợ việc làm ăn đi... giật lùi, riêng miền Nam cất chổi rất kỹ vì lo mất chổi sẽ bị trộm vét sạch của cải...
Nếu như nói rằng quê hương, tổ quốc, đất nước là cội nguồn của những thành viên của một cộng đồng dân tộc nói chung, thì dòng họ (hay họ tộc) là nguồn gốc trực tiếp của những thành viên có cùng một dòng máu, do một tổ mà ra. Dòng họ như một gốc cây mà các chi họ, các thành viên các đời nối tiếp nhau như những cành cây đâm chồi từ gốc mà có. Quê hương đất nước, các vùng quê và làng xã có các sắc thái văn hoá của làng xã, vùng quê.
Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri âm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhớ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng...