Ông Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Thái Bình là một trong những địa phương triển khai nghiêm túc, đồng bộ các nội dung quan trọng của Nghị quyết 54-NQ/TƯ của Bộ Chính trị bằng việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh; cụ thể hóa các chủ trương, đường lối nêu trong Nghị quyết thành chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách và nhiệm vụ của địa phương.
5 năm qua, Thái Bình đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12,2%/năm, cơ cấu công nghiệp, xây dựng chiếm 33%; cơ cấu nông nghiệp giảm từ 41,8% xuống 33%, cơ cấu dịch vụ 34%; GDP bình quân đầu người đạt 16,1 triệu đồng/năm.
Ông Trương Tấn Sang cho rằng, sự phát triển mạnh của Thái Bình với công nghiệp từ chỗ kém phát triển vươn lên mạnh mẽ, an ninh lương thực được bảo đảm, diện mạo nông thôn thay đổi là do tác động của Nghị quyết 54.
Tuy nhiên, đồng chí cũng chỉ rõ, tiềm năng, lợi thế của Thái Bình là rất lớn nhưng đến nay chưa được khai thác, phát huy tối đa; nền kinh tế có bước tăng trưởng nhưng quy mô sản xuất nhỏ, tính cạnh tranh kém nên chưa tạo sức bật mới.
Gợi mở một số vấn đề trọng tâm trong phát triển kinh tế – xã hội của Thái Bình trong những năm tới, Ông Trương Tấn Sang lưu ý, tỉnh cần tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp; phát triển các làng nghề truyền thống; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đội ngũ công nhân lành nghề, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và thị trường lao động.
Mặt khác, tỉnh cần giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, lựa chọn đầu tư, đưa công nghệ cao vào sản xuất; nghiên cứu liên kết vùng dựa trên tiềm năng thế mạnh của từng địa phương; giữ gìn không gian xanh; phát triển kinh tế biển, cảng biển để đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa, phục vụ xuất nhập khẩu …
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vừa ký các quyết định phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và chống Mỹ, cứu nước trong đó có liệt sỹ Trương Văn Tôn ở xã Tri Thuỷ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội
Nhiều người trong chúng ta đã quá quen với những chiếc phong bao lì xì trong mỗi dịp tết. Trẻ con thì được nhận tiền lì xì hay ăn chóng lớn; người già cũng được con cháu lì xì mừng thọ chúc sức khỏe. Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng "lì xì" có xuất xứ như thế nào?
Ngày tết, dù ở thành thị hay thôn quê, bên cạnh những bánh chưng xanh, hoa đào đỏ, gia đình nào cũng bày một mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên. Mỗi loại trái cây một màu sắc, tượng trưng cho thuyết ngũ hành, nhắc nhở con cháu luôn nhớ ơn ông bà tổ tiên và thể hiện ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc.
Miền Bắc kiêng treo tranh xui xẻo, miền Trung kiêng ăn tôm vì sợ việc làm ăn đi... giật lùi, riêng miền Nam cất chổi rất kỹ vì lo mất chổi sẽ bị trộm vét sạch của cải...
Nếu như nói rằng quê hương, tổ quốc, đất nước là cội nguồn của những thành viên của một cộng đồng dân tộc nói chung, thì dòng họ (hay họ tộc) là nguồn gốc trực tiếp của những thành viên có cùng một dòng máu, do một tổ mà ra. Dòng họ như một gốc cây mà các chi họ, các thành viên các đời nối tiếp nhau như những cành cây đâm chồi từ gốc mà có. Quê hương đất nước, các vùng quê và làng xã có các sắc thái văn hoá của làng xã, vùng quê.