Tướng công Trương Mỹ

20:42 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1378

Đình quay hướng đông nam, kiến trúc kiểu chữ Đinh, gồm bái đường 5 gian hai trái, ống muống và hậu cung. Sáu vì kèo, sáu hàng cột lim, chân đá tảng xanh vững chãi. Ở vì kèo gian trung tâm, các cột rường và đấu vuông đều chạm nổi hoa lá. Nối trung tâm bái đường với hậu cung, có bức mục dục sơn son thếp vàng, cấu tạo như cuốn thư, phía trên có bức đại tự Hộ quốc phúc thần (hai di vật này đã bị Pháp phá hoại trong thời kỳ tạm chiếm thành phố). Giữa bái đường và hậu cung là cửa cấm sơn son thếp vàng. Tấm ván gió trên khung cửa vẽ lưỡng long chầu nguyệt. Hậu cung kiến trúc đơn giản theo kiểu bào trơn đóng bén. Chính giữa cung, một nhang án lớn thờ bài vị, có chiếc mũ và đôi hia tượng trưng cho anh linh của võ tướng Trương Mỹ.

Đền và chùa ở cách đình vài trăm mét. Đền có tên là Thanh Hư Động thờ công chúa Tiên Dung (con gái Vua Hùng thứ 18), người đã kết duyên cùng Chử Đồng Tử. Đền cũng xây theo kiểu chữ Đinh. Tại gian giữa tòa tiền tế treo một bức cửa võng sơn son thếp vàng, phía trên là bức đại tự Bồng Lai cung quyết. Giữa gian hậu cung có ban thờ sơn son thếp vàng , trên có hai cỗ ngai, một trong hai ngai thờ công chúa Tiên Dung. Vào lễ nơi đây, ai cũng có sự liên tưởng tới phu nhân Chử Đồng Tử. Ngày nay, dòng họ Chử ở Bảo Sài rất đông, chỉ khác tên đệm (Chử Đức, Chử Hữu, Chử Ngọc, Chử Bá, Chử Tăng…).

Cạnh đền là chùa thờ phật có tên là Thanh Lương Động Tự. Chùa cũng làm theo kiểu chữ Đinh. Chùa có 5 gian tiền đường, 3 gian thượng điện, ngoài ra còn một số công trình như nhà thờ mẫu mới xây và nhà ở của ni sư, kho, bếp… Các vì kèo được làm kiểu con chồng đấu sen. Đầu vẩy chạm hình rồng cách điệu. Tại phần tiếp giáp giữa tiền đường với hậu cung treo bức cửa võng kép, trên chạm hình hổ phù, xung quanh chạm tứ linh.

Hằng năm, nhân dân các khu phố trong phường tổ chức lễ hội vào ngày 10 tháng 2 âm lịch để tưởng nhớ công lao của Đại vương Trương Mỹ và thắp hương tưởng niệm công chúa Tiên Dung. Ngoài ra, trong năm còn 2 kỳ lễ nữa: Ngày hóa của Trương Mỹ, mồng 7 tháng 8 âm lịch và ngày khánh hạ vào 20 tháng chạp âm lịch, có ý nghĩa đón mừng Đại tướng mang lộc của triều đình về ăn khao với dân làng. Cứ 5 năm một lần, vào những năm chẵn, chính quyền, mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường và nhân dân các khu trong phường Phạm Ngũ Lão lại tổ chức rước thần một cách trọng thể, qua các phố Bình Minh, Trương Mỹ, Lê Chân, Lê Thanh Nghị và tổ chức nhiều trò chơi dân gian tại sân đình.


 

Những tin cũ hơn

Tạo sĩ họ Trương thời Lê – Trịnh và Nguyễn

Tạo sĩ họ Trương thời Lê – Trịnh và Nguyễn

— 25 Tháng Năm 2017

Tạo sĩ tương đương Tiến sĩ. Muốn đoạt chức Tạo sĩ (Tiến sĩ võ) phải trải qua hai kỳ là Sở cử và Bác cử. Sở cử: 3 năm/1 lần mở ở các Trấn và phải qua ba kỳ thi (Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam), thi đỗ thì gọi là Biền sinh. Tiếp đến hỏi về sách, mưu lược, trúng cách được phong là Học sinh (ngang bằng với Hương cống), chờ dự khoa Bác cử (cũng như thi Hội) ở kinh đô. Bác cử có vua ngự khán ở Diễn Võ đường xem các đấu thủ tranh tài.

Trương Xán - Trạng nguyên thứ 3 trong lịch sử khoa cử

Trương Xán - Trạng nguyên thứ 3 trong lịch sử khoa cử

— 25 Tháng Năm 2017

Ông quê ở xã Hoành Bồ, huyện Quảng Trạch, châu Bố Chính, nay là huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, chú thích số 763 của Đại Việt Sử ký Toàn thư lại chép rằng ...Quốc Lặc người huyện Thanh Lâm (châu Hồng); Trương Xán người huyện Tế Giang (lộ Bắc Giang); Trần Uyên người huyện Đường Hào (châu Hồng)... Do người đỗ Trại trạng nguyên phải sinh sống từ khu vực Hoan Châu, Diễn Châu (Thanh Hóa - Nghệ An) trở vào nên có thể là do nguyên quán của Trương Xán là Tế Giang, Bắc Giang nhưng đã chuyển vào Hoành Bồ, Quảng Trạch sinh sống

Ngự sử đại phu Trương Đỗ

Ngự sử đại phu Trương Đỗ

— 25 Tháng Năm 2017

Trương Đỗ không rõ năm sinh, năm mất, chỉ biết ông sống vào thế kỷ XIV thời nhà Trần, lớp kế tục của danh thần Chu Văn An (1292 - 1371), làm quan đời vua Duệ Tông (1373 - 1377) và Phế Đế (1377 - 1388). Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, Trương Đỗ quê gốc ở làng Phù Đới, huyện Đồng Lại, xứ Đông (nay là thôn Phù Tải, xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương), ra ngụ ở phường Cơ Xá và Nghi Tàm, thành Thăng Long đã nhiều năm.

Thượng thư Tiến sỹ Trương Công Giai (1665-1728)

Thượng thư Tiến sỹ Trương Công Giai (1665-1728)

— 25 Tháng Năm 2017

Vẫn trầm mặc trên văn bia người xưa nơi Văn Miếu Quốc Tử Giám. Trương Công Giai danh thơm từ đó... Nhưng người đương thời còn ít biết về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của ông. Đây là viên ngọc tâm hồn quý, đáng soi cho mọi tâm hồn trong sáng noi theo. Thế mà đã có một thời gió cát, viên ngọc ấy bị phủ lấp và rồi cũng có lúc bị nhòa đi ...

Thái phó Trương Hán Siêu (?-1354)

Thái phó Trương Hán Siêu (?-1354)

— 25 Tháng Năm 2017

Trương Hán Siêu (chữ Hán: 張漢超;?-1354), tên tự là Thăng Phủ, hiệu Đôn Tẩu, quê ở làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay là phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Ông là một danh sĩ nổi tiếng đời Trần, từng là môn khách (khách trong nhà) của Trần Hưng Đạo, sau làm quan từ triều Trần Anh Tông đến triều Trần Dụ Tông, lúc chết được tặng tước Thái bảo, Thái Phó và được thờ ở văn Miếu.