Thái phó Trương Hán Siêu (?-1354)

20:42 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2927
Trương Hán Siêu xuất thân là môn khách của Trần Hưng Đạo, tính tình cương nghị, học vấn uyên thâm. Ông tham dự cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba. Năm 1308, ông được vua Trần Anh Tông bổ Hàn lâm học sĩ. Đời Trần Minh Tông giữ chức Hành khiển. Sang đời Trần Hiến Tông năm 1339 làm môn hạ hữu ty lang trung, đến đời Trần Dụ Tông năm 1342 đổi sang tả ty lang trung kiêm Kinh lược sứ ở Lạng Giang, rồi thăng tả gián nghị đại phu năm 1345 và năm 1351 làm tham tri chính sự.

Trương Hán Siêu là người có học vấn sâu rộng, giàu lòng yêu nước, được các vua đời Trần tôn quý như bậc thầy. Thời trẻ, ông bài xích (phản đối) Phật , nhưng vua không trách, còn bổ ông làm quản tự cho một ngôi chùa lớn. Về cuối đời, ông lại là người sùng đạo Phật và những sáng tác của ông cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng này.

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư (ĐVSKTT), ông khinh bỉ người cùng hàng, không giao du với họ, chỉ chơi thân với bọn Phạm Nghiêu Tư, gặp quan thầy thuốc thì thế nào cũng đùa bợt nói cười, đều là những kẻ không đồng điệu với ông. Đến khi coi đất Lạng Giang thì gả con gái cho tù trưởng đất ấy là Nùng Ích Vấn, khi coi chùa Huỳnh Lâm thì gả con gái cho tam bảo nô Nguyễn Chế, đều vì mộ sự giàu có của họ cả. Vì thế ĐVSKTT mới viết rằng:

...Trương Hán Siêu là ông quan văn học, vượt hẳn mọi người, tuy cứng cỏi, chính trực nhưng lại chơi với kẻ không đáng chơi, gả con gái cho người không đáng gả....

Các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng việc Trương Hán Siêu ít giao du với những bạn bè cùng hàng vì những người này trước đây cùng học với ông tại trường của Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc, khi ông bị Nguyễn Văn Long vu oan phải đào tẩu, thì chính những người bạn này đã hùa nhau công kích kết tội ông. Chuyện này ít ai biết vì ông tha thứ không kể tội họ ra, nhưng không kết tình thân, kể cả Mạc Đĩnh Chi.

Trần Ích Tắc có xin phép anh là Trần Thánh Tông để mở trường đào tạo nhân tài cho triều đình, rất nhiều danh nhân thời bấy giờ kéo về đây xin theo học như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Đại Phạp... Trương Hán Siêu là học trò giỏi nhất, được Trần Ích Tắc giao thay mình dạy lại cho các môn đệ. Nhưng lúc đó Nguyễn Văn Long là trưởng tràng rất ganh tị, bày mưu ám sát Trần ích Tắc rồi vu cho Trương Hán Siêu khiến Siêu phải bôn tẩu, về núp trên những hang động của Ninh Bình.

Trần Hưng Đạo nghe danh tiếng, chủ động tìm đến để hỏi ý kiến về cuộc chiến tranh với quân Nguyên sắp nổ ra. Ý kiến của Siêu quá chu đáo nên được Vương nghe theo áp dụng. Trương Hán Siêu chính là người cố vấn chính của Trần Hưng Đạo, nhưng dấu mặt khi Trần Ích Tắc chưa trốn theo quân Nguyên. Sau khi Trần Ích Tắc bại lộ trốn theo quân Nguyên thì Trương Hán Siêu ra mặt công khai ở chung với Trần Hưng Đạo để ngày đêm bàn việc quân. Trương Hán Siêu là người rất giỏi võ nghệ, giỏi âm nhạc. Trương Hán Siêu Không thích đạo Phật vì ban đầu thấy Trần Ích Tắc cũng mộ đạo Phật nhưng lại không sáng suốt. Sau này thấy các vua quan nhà Trần thích xây chùa hao tốn công quỹ. Mãi về sau ông mới công nhận đạo Phật hay, nhưng theo cách hiểu của ông.

Kế hoạch lấy không đánh có, lấy nhu thắng cương, vườn không nhà trống, lấy ít đánh nhiều được Siêu phát triển thành đỉnh cao hoàn hảo, phổ biến đến tận làng xã, tập cho dân làng biết làm theo hiệu lệnh từ trung ương một cách nhanh chóng. Khi Trương Hán Siêu còn sống thì bọn gian thần không dám lộng hành. Đến khi ông mất, Phạm Ngũ Lão cũng mất thì một mình Chu Văn An không đủ sức đối phó với bọn gian thần mà phải cáo quan về dạy học.
Trương Hán Siêu gả con cho các tù trưởng chẳng phải vì ham giàu, mà chính là vì muốn liên kết với bộ tộc giữ biên cương theo chính sách của nhà Trần thời bấy giờ có chủ trương gả con cho từ trưởng để làm phên giậu bảo vệ biên cương. Ông bị vu oan cho tới sau khi chết vẫn chưa yên.

Ông là người văn võ song toàn, đã cùng với Nguyễn Trung Ngoạn soạn bộ hình thư đặt nền tảng cho chế độ Phong kiến Việt Nam vận hành theo phát luật. Ông còn là một nhà văn hoá, có tầm nhìn du lịch sớm nhất Việt Nam, kiệt tác văn chương nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là bài Bạch Đằng giang phú rất được lưu truyền.

Năm Quý Tỵ 1353, ông lãnh quân Thần sách ra trấn nhậm ở Hóa Châu (Huế), giữ đất này yên ổn. Tháng 11 năm sau, ông cáo bệnh xin về nghỉ, nhưng về chưa đến kinh sư thì ông mất. Sau khi ông mất, vua cho truy tặng hàm thái bảo, năm 1363 truy tặng thái phó và được thờ ở Văn Miếu quốc gia (từ năm 1372), ngang với các bậc hiền triết đời xưa.
 
Đền thờ Trương Hán Siêu bên núi Non Nước  thuộc công viên Dục Thúy Sơn nằm bên sông Đáy ở thành phố Ninh Bình.

Đền thờ Trương Hán Siêu kiến trúc theo kiểu chữ đinh, gồm 3 gian Bái Đường và 2 gian Hậu cung, hai tầng mái lợp bằng ngói, các góc có các đầu đao cong vút lên. Nhìn bán diện rìa mái cuộn lên ở hai đầu như hình ảnh một chiếc thuyền rồng ngoại mục. Trên nóc đền là hai con rồng chầu mặt nguyệt. Mặt tiền của đền có tấm đại tự bằng chữ Hán Trương Thăng Phủ Tư. Bái đường có cửa võng, hương án và hai giá ở hai bên cắm bát bửu. Gian cuối của hậu cung có hương án để bài vị của Trương Hán Siêu. Gần đền Trương Hán Siêu là di tích lịch sử văn hoá chùa Non Nước, nằm ở phía đối diện qua núi Non Nước. Tất cả hợp lại thành một khu văn hóa, tâm linh giữa thành phố Ninh Bình.
 

Núi Dục Thúy Sơn

Tên của Trương Hán Siêu được đặt cho nhiều đường phố ở: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, thành phố Ninh Bình, thành phố Hải Dương, thành phố Huế, thành phố Vũng Tàu, thành phố Buôn Ma Thuột, thành phố Hải Phòng…

 

Những tin cũ hơn

Quan phủ thừa Trương Khánh Thụy (1827 - 1873)

Quan phủ thừa Trương Khánh Thụy (1827 - 1873)

— 25 Tháng Năm 2017

Theo gia phả Trương Trung ở Đồng Phú ,Đồng Hới , Quảng Bình; cụ Trương Khánh Thụy, huý Lắng là tổ đời thứ 6; sinh giờ Tuất ngày 25 tháng năm Đinh Hợi, niên hiệu Minh Mạng thứ tám (1827); mất ngày 10 tháng 6 ( nhuận ) năm Quý Dậu niên hiệu Tự Đức thứ hai mươi sáu (1873); là con thứ sáu của quan viên phụ Trương Quang Thống, cháu nội của quan Ngũ đội trưởng Trương Quang Châu, hậu duệ của quan Quản lãnh Trương Trung Hiếu (Triệu tổ của dòng họ Trương Trung).

Tuy Thạnh quận công Trương Đăng Quế (1793-1865)

Tuy Thạnh quận công Trương Đăng Quế (1793-1865)

— 25 Tháng Năm 2017

Tuy Thạnh quận công Trương Đăng Quế (chữ Hán: 張登桂, 1793-1865) là một quan Đại thần phụ chính nhà Nguyễn, phụng sự trong bốn triều đầu tiên của nhà Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức), từng là thầy học của vua Thiệu Trị và một số quý tộc nổi tiếng khác. Trương Đăng Quế, tự là Diên Phương, hiệu là Đoan Trai hay Quảng Khê Tẩu (ông già Quảng Khê), sinh ngày 1 tháng 11 năm Quý Sửu (1793) quê làng Mỹ Khê Tây, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Nguyễn Hữu Tiến (Trương Xuân Trinh: 1901-1941)

Nguyễn Hữu Tiến (Trương Xuân Trinh: 1901-1941)

— 25 Tháng Năm 2017

Nguyễn Hữu Tiến tên thật là Trương Xuân Trinh, Ông sinh ngày 5 tháng 3 năm 1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Ông còn có tên gọi là thầy giáo Hoài hay Hai Bắc Kỳ, xứ ủy viên Nam Kỳ, là tác giả của mẫu quốc kỳ Việt Nam.

Hoàng Hoa Thám - Trương Văn Thám (1858 - 1913)

Hoàng Hoa Thám - Trương Văn Thám (1858 - 1913)

— 25 Tháng Năm 2017

Hoàng Hoa Thám (chữ Hán: 黃花探; tên thật Trương Văn Thám 張文探, còn gọi là Đề Thám 提探; Hùm thiêng Yên Thế (1858 – 10 tháng 2 năm 1913) là người lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp.

Tổng tài Quốc sử quán Trương Quang Đản

Tổng tài Quốc sử quán Trương Quang Đản

— 25 Tháng Năm 2017

Trương Quang Đản (hay Trương Đăng Đản, ? - ?), tự Tử Minh, hiệu Cúc Viên, là một danh thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.