Trương Phu Duyệt (1476 - ?)

20:43 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2087

Tháng giêng năm 1513, ông cùng Nguyễn Trang và Nguyễn Sư đi sứ sang Trung Quốc đáp lễ lần viếng thăm của sứ nhà Minh năm 1512
Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lệnh cho ông thảo tờ chiếu nhường ngôi, Ông quắc mắc nhiếc mắng Mạc Đăng Dung vì thế bị giáng xuống Tả thị lang bộ Hình, sau lại bị điều đi giữ chức An bang thừa tuyên sứ. Sau khi ông mất, nhà Lê Trung hưng suy tôn ông là tiết nghĩa công thần. Phong làm phúc thần.

Xem thêm: Họ Trương Vân Nôi, Ứng Hoà, Hà Nội

Lời người viết: Xem gia phả họ Trương ở Vân Nội, Ứng Hoà, Hà nội có nhiều điểm trùng khớp viết về Cụ Phù Thuyết.

…Khi Cụ Trương Hán Siêu đến trấn thủ Hồng Châu, Cụ lấy một bà ở thôn Dậu Linh (huyện Ninh Thanh; Sau 215 năm con cháu cụ truyền đến đời thứ 5 thì sinh ra cụ Trương Phù Thuyết, cụ Phù Thuyết  sinh ra cụ Phù Lạng là thuỷ tổ họ ta.
- Từ đời thứ 7 đến đến Cụ Trương Hán Siêu có gia phả tại xã Phúc Am, Huyện Hoa Lư (Hà Nam Ninh) - quyển thứ I.
- Từ cụ Trương Hán Siêu đến Cụ Phù Thuyết có gia phả tại xã Dậu Linh, Huyện Ninh Thanh, Hải Hưng - quyển thứ II.

Cụ Phù Thuyết đỗ tiến sỹ năm Mậu Dần, đời vua Lê Nhân Tông (Diệu Ninh thứ 5) đến Lê Chiêu Tông ( Quang Thiệu thứ 7, Cụ làm Lại Bộ thượng thư).
Tháng 6 năm Đinh Hợi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, Đăng Dung sai cụ thảo tờ chiếu chiêu an các quan và nhân dân, Cụ từ chối cho là tuổi già , xin về quê hưu trí ở Dâu Linh. Thực tế, Cụ không ưa nhà Mạc vì nhà mạc cướp ngôi vua, như vậy là không trung với vua.
Cụ và các con cháu cụ cùng với con cháu vua Lê, như Lê Ý ngầm chiêu binh, tập mã chống nhà Mạc.

Cụ Phù Thuyết lấy vợ thứ là Nguyễn Thị Từ Huệ, con quan Hộ bộ Tả thị lang, người Viên Nội, Phủ Ứng Thiên, Tỉnh Cầu Đơ (nay là huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Sơn Bình) Thuỷ tổ họ ta là con trai thứ 3 của Cụ Phù Thuyết và là con trai độc nhất của bà Từ Huệ.
Tính từ Cụ Trương Hán Siêu làm quan đời vua Trần Anh Tông, Đại Khánh năm thứ 2, năm Ất Mão đến Lê Cung Hoàng Thống Nguyên thứ 6 (Quý Hợi) là 215 năm thì cụ Phù Thuyết sinh ra cụ Phù Lạng, Thuỷ tổ họ ta.....


 

Trương Xuân Lực
Theo sách Tiến sỹ Nho học Hải Dương

Những tin cũ hơn

Tướng công Trương Mỹ

Tướng công Trương Mỹ

— 25 Tháng Năm 2017

Tương truyền, từ đầu Công nguyên, hai ông bà Trương Nghiệp - Đào Thị Vĩ từ Ái Châu đến Bình Lao (trong đó có thôn Bảo Sài) lập nghiệp. Tại đây, ông bà sinh hạ một người con trai tên là Trương Mỹ, thiên tư dĩnh ngộ, trí tuệ tinh anh. Lớn lên học hành tấn tới, ham đọc sách, thích bắn cung. Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, Trương Mỹ đến Hái Môn Giang xin được đầu quân đánh giặc. Hai Bà phong Trương Mỹ làm Đô thống Nguyên soái đại tướng quân. Ông liền đem quan đi đánh Tô Định ở Bằng Châu, Tô Định đại bại, góp phần vào chiến công hiển hách thu lại 65 thành trì, non sông về một mối. Hai Bà cho Trương Mỹ 10 cân bạc, 100 tấm lụa. Trương Mỹ lạy tạ, xin về quê an hưởng thái bình. Ông mất ngày mồng 7 tháng 8 âm lịch. Trưng Nữ Vương đã phong "Thượng đẳng phúc thần", cho trang Bình Lao phụng thờ mãi mãi. Nay Trương Mỹ là thành hoàng, được thờ ở đình Bảo Sài.

Tạo sĩ họ Trương thời Lê – Trịnh và Nguyễn

Tạo sĩ họ Trương thời Lê – Trịnh và Nguyễn

— 25 Tháng Năm 2017

Tạo sĩ tương đương Tiến sĩ. Muốn đoạt chức Tạo sĩ (Tiến sĩ võ) phải trải qua hai kỳ là Sở cử và Bác cử. Sở cử: 3 năm/1 lần mở ở các Trấn và phải qua ba kỳ thi (Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam), thi đỗ thì gọi là Biền sinh. Tiếp đến hỏi về sách, mưu lược, trúng cách được phong là Học sinh (ngang bằng với Hương cống), chờ dự khoa Bác cử (cũng như thi Hội) ở kinh đô. Bác cử có vua ngự khán ở Diễn Võ đường xem các đấu thủ tranh tài.

Trương Xán - Trạng nguyên thứ 3 trong lịch sử khoa cử

Trương Xán - Trạng nguyên thứ 3 trong lịch sử khoa cử

— 25 Tháng Năm 2017

Ông quê ở xã Hoành Bồ, huyện Quảng Trạch, châu Bố Chính, nay là huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, chú thích số 763 của Đại Việt Sử ký Toàn thư lại chép rằng ...Quốc Lặc người huyện Thanh Lâm (châu Hồng); Trương Xán người huyện Tế Giang (lộ Bắc Giang); Trần Uyên người huyện Đường Hào (châu Hồng)... Do người đỗ Trại trạng nguyên phải sinh sống từ khu vực Hoan Châu, Diễn Châu (Thanh Hóa - Nghệ An) trở vào nên có thể là do nguyên quán của Trương Xán là Tế Giang, Bắc Giang nhưng đã chuyển vào Hoành Bồ, Quảng Trạch sinh sống

Ngự sử đại phu Trương Đỗ

Ngự sử đại phu Trương Đỗ

— 25 Tháng Năm 2017

Trương Đỗ không rõ năm sinh, năm mất, chỉ biết ông sống vào thế kỷ XIV thời nhà Trần, lớp kế tục của danh thần Chu Văn An (1292 - 1371), làm quan đời vua Duệ Tông (1373 - 1377) và Phế Đế (1377 - 1388). Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, Trương Đỗ quê gốc ở làng Phù Đới, huyện Đồng Lại, xứ Đông (nay là thôn Phù Tải, xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương), ra ngụ ở phường Cơ Xá và Nghi Tàm, thành Thăng Long đã nhiều năm.

Thượng thư Tiến sỹ Trương Công Giai (1665-1728)

Thượng thư Tiến sỹ Trương Công Giai (1665-1728)

— 25 Tháng Năm 2017

Vẫn trầm mặc trên văn bia người xưa nơi Văn Miếu Quốc Tử Giám. Trương Công Giai danh thơm từ đó... Nhưng người đương thời còn ít biết về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của ông. Đây là viên ngọc tâm hồn quý, đáng soi cho mọi tâm hồn trong sáng noi theo. Thế mà đã có một thời gió cát, viên ngọc ấy bị phủ lấp và rồi cũng có lúc bị nhòa đi ...