PGS. TS Trương Quốc Bình tham dự hội nghị góp ý về mẫu tượng thờ Trương Hán Siêu tại Ninh Bình

19:30 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1236

Tham dự hội nghị này có đại diện UBND tỉnh, Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo tinh ủy, Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch, Sở Thông tin truyền thông Ninh Bình, đại diện lãnh đạo Thành ủy, HDDND và UBND cùng nhiều đ/c nguyên là lãnh đạo thành phố Ninh Bình, các nhà khoa học từ Viện Hán Nôm, Cục Di sản văn hóa, Ông Trương Đình Tưởng, Chủ tịch Hội Sử học Ninh Bình, đại diện các tộc họ Trương tại địa phương cùng và đại diện các cơ quan thông tin đại chúng.
             Như mọi người đã biết, từ nhiều năm nay, lãnh đạo và nhân dân tỉnh Ninh Bình đã, đang và vẫn coi  Trương Hán Siêu chẳng những là một trong những dân nhân tiêu biểu của quốc gia mà còn là niềm tự hào của nhân dân Ninh Bình, quê hương  ông. Những năm trước, lãnh đạo thị xã ( nay là thành phố ) Ninh Bình đã tập trung nhân tài vật lực để xây dựng Đền thờ cụ Trương tại chân núi Non nước, khu vực tập trung nhiều di tích gốc về thấn thế và sự nghiệp của Cụ, nhất là các bài thơ tạc trên các vách đá từ lúc sinh thời.
Tuy nhiên, cho đến nay, đền thờ này chỉ là nơi tưởng niệm và tôn vinh cụ qua các bức đại tự, câu đối và thờ phụng mà chưa có tượng thờ. Chính vì vậy, thời gian qua, lãnh đạo thanh phố đã giao cho Công ty TNHH một thành viên Môi trường và dịch vụ đô thị ( cơ quan quản lý địa bàn Công viên Thúy Sơn, nơi đền Trương Hán Siêu tọa lạc) xây dựng và thực hiện kế hoạch làm tượng để thờ cụ, đáp ứng nhu cầu tâm linh của đông đảo nhân dân và khách thập phương.
Công ty này đã ủy nhiệm và phối hợp với các thành viên quê gốc tại Ninh Bình của Công ty CP Kiến trúc và văn hóa Việt đảm nhiệm việc thực hiện. Gần đây, mẫu tượng ( tỷ lệ 3/10) do Nghệ sỹ Trương Quốc Lập, quê gốc ở Hưng Yên đã được hoàn tất, được đưa ra xin ý kiến rộng rãi bà con nhân dân trong đó có ông Trương Tấn Sang.
            Ngày 22/10 vừa qua , trong chuyến đi thăm bà con Họ Trương tại các tỉnh nam Hà Nội và Bắc Trung bộ, đoàn đại biểu Hội đồng Trương tộc VN lâm thời cũng đã xem xét và có những nhận xét bước đầu về phác thảo này đang đặt  tại đền thờ Trương Hán Siêu.
 


Mẫu Tượng cụ Trương Hán Siêu

.           Chính vì vậy, Trong lời phát biểu khai mạc, ông Phạm Thanh Hà, Phó Chủ tịch UBND thành phố đã  nhấn mạnh đây mới chỉ là phác thảo và vẫn cần được đóng góp ý kiến do đó  đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị nhận xét, đánh giá và góp ý cụ thể về mẫu tượng. Các đại biểu trung ương và tỉnh Ninh Bình thống nhất cao về việc xác định mục đích làm tượng thờ , tính văn quan của danh nhân Trương Hán Siêu, tác giả của áng văn bất hủ ” Bạch đằng giang phú”, thống nhất việc diễn tả nhân vật ở độ tuổi 60-65 mặc dù cụ vẫn có nhiều đóng góp với dân, với nước cho đến ngoài 80 tuổi. Tuy nhiên, các đại biểu trung ương và tỉnh Ninh Bình, đặc biệt là PGS.TS Trần Lâm Biền và đ/c Nguyễn Đức  Long, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Ninh Bình đã góp ý rất cụ thể về mẫu tượng, đề nghị thay đổi các chi tiết của phác thảo từ vẻ mặt đến trang phục.
          Phát biểu tại hội nghị, Ông Trương Quốc Bình, đại diện Hội đồng Trương tộc VN lâm thời bày tỏ sự đánh giá cao cuộc đời và sự nghiệp của Trương Hán Siêu cùng những nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân Ninh Bình trong việc tôn vinh cụ qua các hình thức: đặt tên đường phố, đặt tên trường học, đặt tên Giải thưởng. Đồng thời, thông báo những kết quả nghiên cứu bước đầu từ việc chắp nối gia phả của các tộc Trương là hậu duệ của Trương Hán Siêu tại các tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Tĩnh, những nơi cụ đã làm quan, đã lấy thêm các bà vợ khác nhau và còn để lại đông đảo các con cháu từ thế kỷ XIII đến nay. Chính vì vậy, ông đề nghị cần lưu ý đến thần thái và sự cường tráng của văn nhân kiêm võ tướng này. Ông cũng đồng thời thông báo việc dự kiến phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học có tính toàn quốc để làm rõ những sự nghiệp hiển hách của Trương Hán Siêu trong lịch sử dân tộc, niềm tự hào chính đáng của tất cả những người mang họ Trương ở Việt Nam.
          Kết luận hội nghị, đ/c Phó Chủ tịch UBND thành phố Ninh Bình đề nghị các cơ quan chịu trách nhiệm làm tượng khẩn trương và nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đại biểu để hoàn tất việc bổ sung, chỉnh lại phác thảo vào hạ tuần tháng 11/2011 làm căn cứ để chính thức triển khai việc đúc pho tượng quý này vào cuối năm dương lịch.
         Hy vọng rằng, trong tương lai gần, tượng Trương Hán Siêu, biểu tượng danh nhân họ Trương tiêu biểu này sẽ sớm hoàn tất, đáp ứng tâm nguyện của đông đảo bà con họ Trương và bách gia trăm họ ở Việt Nam.
 
 

                                                                   Bài và ảnh: Trương Quốc Anh

 

Những tin cũ hơn

Họ Trương Yên Xá: Khắc “gia phả” trên đá

Họ Trương Yên Xá: Khắc “gia phả” trên đá

— 25 Tháng Năm 2017

Đoàn đại diện của Hội đồng Trương tộc Việt Nam đến thăm họ Trương Yên Xá (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) đúng dịp bà con bản tộc đang khẩn trương mở mang xây dựng, tu bổ cảnh quan khu vực di tích Truy Viễn Đàn cho thêm phần khang trang xứng tầm một dòng họ lớn nơi đây.

Họ Trương Thôn Nghĩa Trang, Yên Mỹ tổ chức lễ giỗ tổ năm Quý Tỵ

Họ Trương Thôn Nghĩa Trang, Yên Mỹ tổ chức lễ giỗ tổ năm Quý Tỵ

— 25 Tháng Năm 2017

Ngày 26/03/2013, nhằm ngày rằm tháng 2 Âm lịch, tại Thôn Nghĩa Trang, Thị Trấn Yên Mỹ, Huyện Yên Mỹ, Hưng Yên ngành Họ Trương con cháu cụ tổ Trương Công Đạo tổ chức lễ giỗ tổ thường kỳ hàng năm.

Họp mặt lần thứ nhất các tộc họ Trương Hải Phòng

Họp mặt lần thứ nhất các tộc họ Trương Hải Phòng

— 25 Tháng Năm 2017

Hưởng ứng nghị quyết đại hội đại biểu Họ Trương Việt Nam lần thứ nhất, vào lúc 08h ngày 27/04/2013 tại khu nhà thờ họ Trương tại thôn Lê Lác 2, Xã An Hồng Huyện An Dương, Thành phố Hải phòng đã diễn ra buổi gặp mặt lần đầu tiên của các tộc họ Trương khu vực Thành phố Hải Phòng.

Người đi tìm cội và hai cuộc tái ngộ cách nhau gần hai trăm năm.

Người đi tìm cội và hai cuộc tái ngộ cách nhau gần hai trăm năm.

— 25 Tháng Năm 2017

Vào một ngày tháng bảy năm 2012, chợt có một người đàn ông đứng tuổi ghé lại đứng tần ngần hồi lâu trước nhà thờ Họ Trương Văn làng Phú Lễ với dáng bồn chồn và một vẻ mặt đầy xúc cảm. Người ấy là thầy Trương Văn Hải, một nhà giáo quê ở Thôn 5, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sự linh diệu từ một câu đối của tổ tiên họ Trương

Sự linh diệu từ một câu đối của tổ tiên họ Trương

— 25 Tháng Năm 2017

Sau khi chúng tôi đăng lá thư đầu năm của Kim Dung gởi về trong chuyến điền dã đầu năm về Đáp Cầu với những câu đối chép lại từ nhà thờ Đại tôn họ Trương tại Băc Ninh, trưa ngày 12 tháng Giêng, nhà nghiên cứu Hán Nôm Trương Quang Phúc (78 tuổi) từ thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) đã gọi điện thoại với giọng nói vui mừng xúc động, vừa cười vừa khóc cho biết: “Tổ tiên mình linh diệu quá!”.