Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba

23:50 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1704
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
 

Giỗ Tổ Hùng Vương - từ rất lâu đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc; đã in đậm trong tâm trí của mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội nguồn: xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, Phú Thọ.

Năm nay, nghi lễ quan trọng nhất của Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ diễn ra vào 7 giờ ngày 10/3 âm lịch, do tỉnh Phú Thọ tổ chức.

Phần hội diễn ra trong năm ngày, từ ngày 8-12/4 (tức từ ngày 6-10/3 âm lịch) với các hoạt động như: Tổ chức rước kiệu của các xã vùng ven khu di tích về Đền Hùng; đánh trống đồng, múa sư tử và hát Xoan do các phường Xoan cổ tỉnh Phú Thọ thực hiện; triển lãm các hiện vật cung tiến Đền Hùng với chủ đề “Tình cảm của đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế với Đền Hùng".
 

Năm nay, nghi lễ quan trọng nhất của Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ diễn ra vào 7 giờ ngày 10/3 âm lịch do tỉnh Phú Thọ tổ chức (Ảnh: yeudulich)

 

Trong phần hội còn có thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh dầy và các hoạt động thể thao, văn hóa, trình diễn xướng dân gian...; tổ chức Lễ nhập linh và trao tặng trống đồng của hội Di sản văn hóa Việt Nam và Ban Quản lý Dự án “Trống đồng - âm vang Đất Tổ” cho Khu di tích lịch sử Đền Hùng; giải bơi chải trên sông Lô; tổ chức giải bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc tranh Cúp Hùng Vương; hội chợ Hùng Vương năm 2011 và bắn pháo hoa tầm thấp vào 21 giờ, ngày 11/4.
 

 

Tour đi dự lễ hội đền Hùng 1 ngày do các công ty du lịch thiết kế là khoảng 3 trăm đến 4 trăm nghìn một người (Ảnh:phuot.com)


Tour đi dự lễ hội đền Hùng 1 ngày do các công ty du lịch thiết kế là khoảng 3 trăm đến 4 trăm nghìn một người. Tuy nhiên, nhiều gia đình thường chọn cách di chuyển bằng ô tô tự lái hoặc thuê xe rồi đi cả đoàn để chủ động.

Một vài tư vấn nhỏ cho những người muốn đi Đền Hùng dự lễ hội năm nay:

Đường đi: Từ Hà Nội - theo đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài - Gặp QL2 ở đoạn gần Sân bay Nội Bài (25km) - theo QL2 qua Thị xã Phúc Yên – Thành phố Vĩnh Yên (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) - qua Thành phố Việt Trì (Tỉnh Phú Thọ) – từ Việt Trì theo QL2 (đi về phía thị xã Phú Thọ) khoảng 20km nữa là đến huyện Phong Châu - từ ngã ba QL2 theo lối rẽ về núi Nghĩa Lĩnh 6km là nhìn thấy Đền Hùng.

Lưu ý việc ăn uống, đi chơi cho người chưa quen đi hội Đền Hùng:

Ăn sáng ở Hà Nội là yên tâm nhất với những người chưa biết nhiều địa chỉ đi đường dài.

Buổi trưa, nhiều người không thích ăn ở hội, vì đồ ăn không đa dạng lại đông người, không vệ sinh. Chơi ở hội đến tầm quá trưa rồi về Việt Trì ăn trưa.

Nếu ăn cá sông có thể lựa chọn quán Hạc Trì (TP Việt Trì), quán này có view khá đẹp. Ở thành phố Việt Trì có khá nhiều quán ăn ngon cho du khách thoải mái lựa chọn.

Trên đường về, du khách có thể vào khu sinh thái Sông Hồng Thủ Đô (Vĩnh Yên) chơi hoặc sang đi đường Trung Hà tắm nước nóng ở Thanh Thủy rồi đi đường 32 về Hà Nội.

Những tin cũ hơn

Hội đồng dòng họ Đỗ Việt Nam viếng mộ Tổ

Hội đồng dòng họ Đỗ Việt Nam viếng mộ Tổ

— 25 Tháng Năm 2017

Ngày 10/5/2011 nhằm ngày 8 tháng 4 âm lich (ngày đản của cụ Đỗ Quí Thị, đạo hiệu Hương Vân Cái Bồ Tát) đại diện Hội đồng dòng họ Đỗ Việt Nam và CLB Doanh nhân họ Đỗ Việt Nam, gồm các ông Đỗ Ngọc Liên, Đỗ Đình Dương, Đỗ Đỗ Hùng Chiến và Đỗ Văn Dũng đã đến thắp hương tại miếu mộ cụ Đỗ Quí Thị tại Ba La – Hà Đông và Khu gò Thiềm Thừ theo ngọc phả là khu mộ của tám vị họ Đỗ em trai của cụ Đỗ Quĩ Thị (Bát Bộ Kim Cương) gần đó.

Ban liên lạc họ Tô Việt Nam đi chắp nối các chi họ Tô ở vùng Hà Đông-Nam Định

Ban liên lạc họ Tô Việt Nam đi chắp nối các chi họ Tô ở vùng Hà Đông-Nam Định

— 25 Tháng Năm 2017

Thực hiện chương trình hoạt động năm 2010; trong các ngày 31/10; 07/11 và 04/12/2010. Thường trực Ban liên lạc họ Tô Việt Nam đã đi thăm và chắp nối với các chi họ Tô khu vực Hà Đông và Nam Định.

Hương ước - nét đẹp văn hóa của làng quê Việt

Hương ước - nét đẹp văn hóa của làng quê Việt

— 25 Tháng Năm 2017

Hương ước là bản ghi chép các điều lệ liên quan đến đời sống của cộng đồng dân cư sinh sống trong làng. Các điều lệ này hình thành dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết. Xưa, các điều ấy quen gọi là lệ làng.

Quá khứ là hiện tại và tương lai - Một các ứng xử của người Việt với Tổ tiên

Quá khứ là hiện tại và tương lai - Một các ứng xử của người Việt với Tổ tiên

— 25 Tháng Năm 2017

Với người Việt, tổ tiên đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống hiện thời của họ. Đối xử với quá khứ, tổ tiên qua các nghi lễ được thực hành một cách đều đặn, qui củ, những người đang số mong muốn rằng, những thực hành ứng xử với quá khứ và thờ cúng tổ tiên của mình là những bài học cho thế hệ tiếp sau của họ, và họ sẽ được con cháu của họ đối xử như những gì họ đã đối xử với tổ tiên của mình.

Mồng một tết ở quê

Mồng một tết ở quê

— 25 Tháng Năm 2017

"Gần 50 năm sau ngày rời quê, năm nay tôi mới có dịp đón giao thừa ở chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình". Đó là lời tâm sự của nhà báo Trương Điện Thắng khi đón giao thừa năm Nhâm Thìn tại quê hương ở Thanh Quýt, Điện Bàn, Quảng Nam.