Ban liên lạc họ Tô Việt Nam đi chắp nối các chi họ Tô ở vùng Hà Đông-Nam Định

23:50 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 5124

 

Ngày 31/10 các ông Tô Bỉnh, Tô Văn Gia, Tô Liệt, Tô Bá Trọng đã về thăm các chi họ Tô làng Khánh Vân, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín – Hà Nội. Ý định là về thăm họ Tô Xuân nhưng đến nơi mới biết là làng Khánh Vân có đến 5 chi họ Tô là: Tô Xuân, Tô Văn, Tô Thế, Tô Đăng, Tô Quốc. Trong đó họ Tô Xuân là lớn nhất và lâu đời nhất còn các chi họ Tô khác mỗi chi chỉ có 10 đến 20 hộ và thời gian định cư ở đó cũng chưa lâu.

Đón tiếp đoàn là gia đình cụ Tô Văn Hào và con trai Tô Văn Cường là thành ủy viên Hà Nội (khóa XV), Bí thư huyện ủy kiêm chủ tịch UBND huyện Thường Tín. Thông qua ông Tô Văn Cường, đoàn gặp được ông Tô Xuân Quynh và Tô Xuân Khánh của dòng họ Tô Xuân. Đoàn đã tặng mỗi chi họ 1 bộ báo TTHTVN gồm 13 quyền và các tư liệu về lễ suy tôn thần Long Đỗ - Tô Lịch là Thủy tổ họ Tô Việt Nam. Qua trao đổi, đại diện các chi họ Tô làng Khánh Vân, Tô Xuân có ý định trong năm 2010 sẽ họp đại diện các chi họ Tô làng Khánh Vân, có thể mời thêm đại biểu cho họ Tô Xuân làng Liễu Ngoại xã Khánh Hà để lập Ban liên lạc các chi họ Tô xã Khánh Hà, liên lạc trực tiếp với ban liên lạc họ Tô Việt Nam.
Ngày 07/11/2010 các ông Tô Đa Mạn, Tô Bỉnh, Tô Văn Gia, Tô Liệt đã lần lượt đến thăm chi họ Tô Như thôn Kim Lâm – thị trấn Thanh Oai chi họ Tô Đình thôn Úc Lý, xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai và chi họ Tô Văn thôn Yên Khê, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ.
Ở Kim Lâm đoàn đã làm việc với ông trưởng tộc Tô Xuân Niêm và ông Tô Văn Thức. Đến thôn Úc Lý, đoàn đã làm việc với ông trưởng tộc Tô Đình Phong và ông Tô Anh Lự. Tại thôn Yên Khê đoàn đã làm việc với ông Tô Văn Dũng – Đại tá quân đội nghỉ hưu, chi trưởng chi Ất của họ Tô Yên Khê. Đoàn cũng đã tặng mỗi chi họ một bộ 13 quyển TTHTVN, các tư liệu về việc suy tôn Thần Tô Lịch, cùng nhau trao đổi việc họ và đề nghị mỗi chi họ viết bài giới thiệu chi họ mình để in vào cuốn sách “Họ Tô Việt Nam”. Ở họ Tô Văn thôn Yên Khê, đoàn đã nhận được cuốn gia phả của chi Giáp (chi trưởng) viết năm Bảo Đại thứ 13 (1938) và của chi Ất (chi thứ) viết năm Khải Định thứ 10 (1925) là tư liệu quý để viết bài giới thiệu chi họ này.
Ngày 04/12/2010 , các ông Tô Đa Mạn, Tô Bỉnh, Tô Quang Mậu, Tô Nhuần, Tô Văn Liệt cùng các anh Tô Ngọc Xôi, Tô Trọng Đức là người gốc địa phương đang làm việc tại Hà Nội lần lượt về thăm chi họ Tô xã Yên Phương, huyện Ý Yên; chi họ Tô xã Hồng Quang – huyện Nam Trực, thăm hai ngôi đền ở huyện Nam Trực để tìm hiểu thêm về các thế hệ hậu duệ của Đức Tô Hiến Thành ở vùng Nam Định.
Ở xã Yên Phương, đoàn đã được hội đồng gia tộc do ông Tô Xuân Dần tộc trưởng là trưởng hội đồng và hai ông phó hội đồng là ông Tô Xuân Tiết, ông Tô Văn Phước cùng nhiều đại biểu trong họ nhiệt tình đón tiếp và làm việc tại nhà thờ họ.
Ở thôn Dứa, xã Hồng Quang, đoàn đã được tộc trưởng Tô Ngọc Mã và nhiều đại biểu trong chi họ đón tiếp nồng nhiệt và trao đổi sôi nổi về việc họ.
Tại hai nơi trên, đoàn đã làm lễ dâng hương tại nhà thờ họ. Tặng mỗi chi họ một bộ báo TTHTVN và tư liệu về việc suy tôn thần Tô Lịch. Cả hai chi họ đều rất vui mừng được đoàn về thăm, hứa sẽ thắt chặt mối quan hệ giữa chi họ với Ban liên lạc . Chi họ Tô xóm Dứa đã tặng đoàn một cuốn gia phả mới hoàn thành năm 2009 in rất công phu.
 Đoàn đã đến thăm , thắp hương ở Đình làng Vỵ Khê, xã Điền Xá nơi thờ Thái úy Tô Trung Từ là Thành hoàng và ông tổ nghề trồng cây cảnh. Đoàn cũng đến thăm và thắp hương tại hai ngôi đền Xối Thượng và Xối Lao huyện Nam Trực thờ Tiến sỹ Tô Hiến Giản và Tiến sỹ Tô Hiến Tứ, quan đại thần triều Trần Duệ Tông và Trấn Phế Đế (1374 – 1388); con của người chắt Đức Tô Hiến Thành là Tô Hiến Chương, được Giản Định Đế đời Hậu Trần (1407 – 1414) truy phong tước Vương và được vua Lê Thái Tổ phong Thượng thượng đẳng phúc  thần vì đã có công báo mộng và âm phù Bình Định Vương diệt giặc Minh. Cả 2 ngôi đền đều được cấp bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Tại đình làng Vỵ Khê, đoàn đã trao đổi với cụ Nguyễn Văn Rỵ 73 tuổi, trưởng ban quản lý di tích. Tại đền Xối Thượng, đoàn cũng đã trao đổi với cụ Phạm Văn Thừ 84 tuổi là từ đền. Tại cả hai nơi đoàn đã thu được nhiều tư liệu quý về những hậu duệ của Đức Tô Hiến Thành được nhân dân vùng Nam Định sùng kính và thờ phụng từ bao đời nay.

 

Những tin cũ hơn

Hương ước - nét đẹp văn hóa của làng quê Việt

Hương ước - nét đẹp văn hóa của làng quê Việt

— 25 Tháng Năm 2017

Hương ước là bản ghi chép các điều lệ liên quan đến đời sống của cộng đồng dân cư sinh sống trong làng. Các điều lệ này hình thành dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết. Xưa, các điều ấy quen gọi là lệ làng.

Quá khứ là hiện tại và tương lai - Một các ứng xử của người Việt với Tổ tiên

Quá khứ là hiện tại và tương lai - Một các ứng xử của người Việt với Tổ tiên

— 25 Tháng Năm 2017

Với người Việt, tổ tiên đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống hiện thời của họ. Đối xử với quá khứ, tổ tiên qua các nghi lễ được thực hành một cách đều đặn, qui củ, những người đang số mong muốn rằng, những thực hành ứng xử với quá khứ và thờ cúng tổ tiên của mình là những bài học cho thế hệ tiếp sau của họ, và họ sẽ được con cháu của họ đối xử như những gì họ đã đối xử với tổ tiên của mình.

Mồng một tết ở quê

Mồng một tết ở quê

— 25 Tháng Năm 2017

"Gần 50 năm sau ngày rời quê, năm nay tôi mới có dịp đón giao thừa ở chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình". Đó là lời tâm sự của nhà báo Trương Điện Thắng khi đón giao thừa năm Nhâm Thìn tại quê hương ở Thanh Quýt, Điện Bàn, Quảng Nam.

Thụy Khuê - phố “cổng làng”

Thụy Khuê - phố “cổng làng”

— 25 Tháng Năm 2017

Ngôi làng truyền thống Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 ở châu thổ sông Hồng thường tập trung gọn vào một phạm vi không gian bao bọc bởi lũy tre.

Dâng

Dâng

— 25 Tháng Năm 2017

Bài thơ Dâng được nhà thơ, nhà báo Trương Thị Kim Dung viết sau chuyến đi tìm thấy mộ hợp chất của 2 cha con Liệt tổ Bình Ngô Khai quốc công thần thời Lê sơ: Trương Lôi - Trương Chiến ở khu vực Yên Thế - Hữu Lũng trong trung tuần tháng 4/2012. Bài thơ là nén tâm hương dâng lên các bậc tiền bối đã cống hiến đời mình để bảo vệ chủ quyền biên cương đất nước. Tưởng nhớ Bình Ngô Khai quốc công thần: Trương Lôi -Trương Chiến và những nghĩa quân thời Lê sơ tham gia trận Chi Lăng – Xương Giang