Con đã về đây
thưa anh linh Liệt Tổ
Đất dữ đất lành Đông Sơn
cũng thơm hương hồn vía giống nòi ta
Ruộng trăm mẫu
mơn man ngô cùng mạ
Chạp thanh minh vời vợi đồi Lánh đồi Hồng
Người vùng Bo giỏi làm ăn
văn võ thục thành
Kết duyên nợ xanh cành nở ngọn
“Làm chồng Bo chợ
Làm vợ Bo Non
Làm con Bo Giàu
Làm dâu Bo Hạ”
Trai gái tài hoa sang cả những ngọn đèn
Chuyện xưa kể ghi sao cho xiết
Chín chín cây Thông xanh
một cây Thông chết
Phượng Hoàng đậu lại không thể đủ trăm con
Đời nối đời
trẻ đầu núi
già sườn non
“Yểm” hùng tâm vào sừng sững dải vàng son ải Bắc
Yên Thế
Hữu Lũng
Chi Lăng
Đây chiến luỹ hình thang độc nhất
hiểm hơn vượt lên trời
Máu đổ
Mồ hôi rơi
lầy lối ngõ
Chuông Long Bàng vẫn thảng thốt cửa Bến Trăm
Mũ áo công thần khai quốc
gửi ngàn năm
thanh bạch tấm lòng
Vành sông Thương
dập dềnh nắng hạ mưa đông thăm thẳm
Chùa Chiễn
ngày Sóc ngày Rằm
sương khói vọng Hoàn Không
Dâng xa xăm
một Xương Giang ứa lệ âm thầm...
- Yên Thế (Bắc Giang), tháng 4/2012 -
Tác giả: Nhà thơ, nhà báo Trương Thị Kim Dung
Nhân chuyến về quê ăn Tết năm nay, lần đầu tiên tôi bước chân đến vùng biển Mỹ Khê, huyện Sơn Tịnh, Qủang Ngãi vào ngày mùng 6 tết Nhâm Thìn. Mặc dù biết rằng mình có xuất xứ từ dòng họ Trương ở Mỹ Khê, nhưng chưa một lần đền vùng đất biển mặn này.
Trương Thị Kim Dung (Ban Văn kiện – Hội đồng Trương Tộc Việt Nam lâm thời): Phấn khởi, xúc động khi nhận được thông tin chính thức từ Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời là Đại hội Trương tộc toàn quốc lần thứ nhất sẽ được tổ chức trọng thể vào mùa xuân Quý Tỵ 2013 ( tháng 3 âm lịch) tại Hà Nội, ông Trương Văn Băng – đại diện Họ Trương phường Giảng Võ (gốc Lệ Mật – Gia Lâm) - một trong dòng họ lớn có công xây dựng hưng thịnh “Thập Tam trại” (13 làng trại) nổi tiếng ở bên Hồ Tây thơ mộng của kinh đô Thăng Long từ thời vua Lý Thái Tông; đã làm ngay bài thơ xuân “Chào mừng Đại hội Trương tộc Việt Nam lần thứ nhất”. Ban văn kiện Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời xin trân trọng giới thiệu bài thơ tâm huyết về tình đồng tộc của bậc lão thành Trương Văn Băng đến với quý vị gần xa...Sau đây là nguyên văn bài thơ:
Mồng 5 tết, Trương Thị Kim Dung từ Bắc Ninh gọi điện cho tôi ở Quảng Nam, mừng rỡ nói chị đã tìm thêm được mấu câu đối cổ; quan trọng là có những từ Thanh Hà quận và cửu thế đồng cư vốn khá phổ biến trong các gia phả và truyền ngôn của các đời con cháu họ Trương. Hai hôm sau chị nhắn tin cho tôi bảo đã gởi mail nói thêm về chuyến “xuất hành” đầu năm ý nghĩa này. Thấy rằng nội dung Kim Dung nói đến là những chi tiết khá quan trọng liên quan đến kết nối dòng tộc, tôi xin phép đưa thư này lên website của họ Trương chúng ta để bà con mọi miền chia xẻ trước thềm hội nghị toàn quốc.
Như một cơ duyên hay sự tình cờ của số phận mà những ngôi nhà tôi sống cùng cha mẹ ở Hà Nội và Bắc Ninh trong quãng đời ghi dấu nhiều kỷ niệm nhất về thuở ấu thơ và tuổi hoa niên đều kề cận dòng sông nổi tiếng và những cây cầu sắt xuất hiện sớm nhất ở nước ta cùng những dãy phố trên bến dưới thuyền.