Ngày Cha tôi còn sống, cứ mỗi lần giỗ họ, ông hay nhắc rằng họ của mình ở Phổ Phong, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi là xuất phát từ thôn Châu Me, xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi ( Cách nhà cha mẹ tôi hơn 10km về hướng Bắc); nhưng tộc Trương ở thôn Châu Me thì lại có xuất xứ từ làng Mỹ Khê; thuở thiếu thời, hàng năm ông theo cha ( Ông Nội của tôi) về Châu Me ăn giỗ, nhưng những người tộc Trương ở Châu Me thì phải đi dẫy mả ông bà tổ tiên( làm cỏ cho ngôi mộ) tận làng Mỹ Khê từ ngày hôm trước, để hôm sau làm giỗ họ. Năm rồi, về quê ăn Tết, tôi nghe Mẹ nói thời gian gần đây, chi tộc Trương Châu Me đã di dời mồ mả tổ tiên từ Mỹ Khê về Châu Me, nên không còn đi dẫy mả xa nữa.
Được chôn nhau, cắt rốn tại Thôn Hùng Nghĩa, xã Phổ Phong ( cách Trạm xá Đặng Thùy Trâm hơn 10km về hướng Bắc) nhưng vì chiến tranh ác liệt, trường bị bom , pháo Mỹ bắn cháy, sập; Thầy bị đạn chết; tôi lưu lạc vào Nam sinh sống từ khi 8 tuổi để tìm cái chữ, rồi định cư hẳn ở Biên Hòa, Đồng Nai. Do vậy mà hàng năm, Tết nào cũng phải lặn lội hơn 800 km để về quê ăn Tết với Mẹ và gia đình em trai. Là người quan tâm đến dòng tộc, tôi đã lần mò đến tận Châu Me để tìm hiểu về ho Trương ở đây, nhưng rồi cũng chưa lần ra được đầu mối từ người của căn hộ nào có quan hệ trực tiếp đến chi tộc Trương ở Phổ Phong, tất cả những người họ Trương ở đây đều cho rằng có họ và có ngày giỗ hiệp kỵ, nhưng không ai chỉ ra được ông tổ vào Phổ Phong là xuất thân từ chi tộc họ nào tại Châu Me, có lẽ cái bụi mờ của thời gian đã xóa nhòa đi dấu tích, vì ông tổ ở Phổ Phong: Trương Phước Thọ, tính đến đời của tôi là 7 đời.
Trương Thị Kim Dung (Ban Văn kiện – Hội đồng Trương Tộc Việt Nam lâm thời): Phấn khởi, xúc động khi nhận được thông tin chính thức từ Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời là Đại hội Trương tộc toàn quốc lần thứ nhất sẽ được tổ chức trọng thể vào mùa xuân Quý Tỵ 2013 ( tháng 3 âm lịch) tại Hà Nội, ông Trương Văn Băng – đại diện Họ Trương phường Giảng Võ (gốc Lệ Mật – Gia Lâm) - một trong dòng họ lớn có công xây dựng hưng thịnh “Thập Tam trại” (13 làng trại) nổi tiếng ở bên Hồ Tây thơ mộng của kinh đô Thăng Long từ thời vua Lý Thái Tông; đã làm ngay bài thơ xuân “Chào mừng Đại hội Trương tộc Việt Nam lần thứ nhất”. Ban văn kiện Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời xin trân trọng giới thiệu bài thơ tâm huyết về tình đồng tộc của bậc lão thành Trương Văn Băng đến với quý vị gần xa...Sau đây là nguyên văn bài thơ:
Mồng 5 tết, Trương Thị Kim Dung từ Bắc Ninh gọi điện cho tôi ở Quảng Nam, mừng rỡ nói chị đã tìm thêm được mấu câu đối cổ; quan trọng là có những từ Thanh Hà quận và cửu thế đồng cư vốn khá phổ biến trong các gia phả và truyền ngôn của các đời con cháu họ Trương. Hai hôm sau chị nhắn tin cho tôi bảo đã gởi mail nói thêm về chuyến “xuất hành” đầu năm ý nghĩa này. Thấy rằng nội dung Kim Dung nói đến là những chi tiết khá quan trọng liên quan đến kết nối dòng tộc, tôi xin phép đưa thư này lên website của họ Trương chúng ta để bà con mọi miền chia xẻ trước thềm hội nghị toàn quốc.
Như một cơ duyên hay sự tình cờ của số phận mà những ngôi nhà tôi sống cùng cha mẹ ở Hà Nội và Bắc Ninh trong quãng đời ghi dấu nhiều kỷ niệm nhất về thuở ấu thơ và tuổi hoa niên đều kề cận dòng sông nổi tiếng và những cây cầu sắt xuất hiện sớm nhất ở nước ta cùng những dãy phố trên bến dưới thuyền.
"Biết ơn những thế hệ đi trước, chúng ta phải làm mọi điều có thể để đất nước phát triển. Tự hào với những gì đã làm được, nhưng chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc" - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.