“Thằng đó con nhà ai?”
TRƯƠNG ĐIỆN THẮNG
Bạn tôi rời làng ra phố ở tuổi 13, học đến đại học rồi đi làm cho nhà nước. Đến ngày nghỉ hưu anh quyết định về làng cũ sinh sống. Tuổi giáp hoa, về làng cũ, lại học được nhiều điều mới mẽ mà lúc nhỏ anh chưa ý thức hết.
Anh nghe được hoặc chứng kiến nhiều chuyện hay và thường kể với tôi.
Một ông trưởng nam nhà kia, sau khi uống rượu trong một bữa tiệc đã dắt nhầm xe của người khác.Tất cả những người dự tiệc kéo đến nhà anh tri hô: Ăn cắp! Có kẻ hiềm khích, nâng “quan điểm”: Trưởng nam chi tộc nhà này tham lam, làm xấu cả lũ! Vì tình ngay lý gian, anh cứng họng. Mấy hôm sau, nửa đêm anh gọi người em kế sang nhà, trao lại phổ hệ và căn nhà thờ cho người em. Anh dắt vợ con bỏ làng ra đi. “Anh nhục cũng được, nhưng chi tộc mình không có lỗi! Anh không xứng đáng làm trưởng nam nữa! Chú hãy thay anh…”
Làng bạn tôi nổi tiếng trồng thuốc lá. Nhiều gia đình giàu có nhờ loại cây trồng này. Mỗi mùa thuốc chỉ 4 tháng, được mùa một năm thôi đã giàu có…Một anh nọ vừa lấy vợ, dồn tất cả tiền của dành dụm và và vay mượn để dốc hết vào trồng cả vạn cây thuốc, thuê người làm. Nhưng xui rủi cho anh. Ba mùa thuốc liên tiếp đều mất trắng vì thuốc gần đến kỳ thu hoạch đã ngã bệnh, chết hết. Xấu hổ với anh em, bà con. Thiếu nợ không trả được. Anh ta phải dắt vợ con bỏ làng đến một tỉnh phía nam để lập lại cuộc đời, nhiều năm sau mới quay về xin lỗi và trả nợ…
Đó là nói chuyện thời trước.Thời nay, nhiều tộc họ có con cháu đỗ đại học, trên đại học đều được Hội đồng các gia tộc mời về làm lễ ở nhà thờ, tổ chức vinh danh, tặng thưởng trước mấy trăm bà con và các học sinh, sinh viên lớp dưới. Cha mẹ các em cũng được tiếng thơm là tuy nghèo mà biết dạy dỗ con cái. Nhưng cũng có cảnh trái ngược lại, có con em nhà kia hư hỏng, trộm cắp. Công an xã đã mời cả làng ra nhà văn hóa thôn chứng kiến việc kiểm điểm, phạt vạ. Mấy đứa trẻ phạm pháp và cha mẹ phải hứa trước làng, trước chính quyền không tái phạm mới được tha về. Khi ra khỏi nhà văn hóa thôn, cả cha mẹ và mấy đứa con hư đều cúi gằm mặt xuống đất, xấu hổ, không dám nhìn chung quanh…Nghe đâu, sau đó mấy đứa nhỏ này đã đi học nghề, ngoan hẳn…
Chúng ta đều biết mặt trái của đô thị hóa là làm cho từng con người mỗi ngày càng trở nên vô danh. Không ai biết anh ta, nên ra đường anh ta mặc sức chửi thề, phóng nhanh vượt ẩu, lừa đảo, cướp giật, đam chém…Ở thôn quê đỡ hơn! Người ta có họ tộc, chòm xóm canh chừng, cảnh giác, nên họ không dám vượt qua các giới hạn đó. Và họ ít hư hỏng hơn…Bạn tôi kể, anh thường thấy những người lớn đưa ra câu hỏi ở chỗ đông người: “Thằng đó con nhà ai vậy?”, mỗi khi thấy một đứa trẻ văng tục, chạy xe ẩu hoặc đánh lộn…
Anh bạn nói với tôi: Ở làng người ta chỉ cần nói ba chữ “Con nhà ai?” thôi, thì mỗi cá thể không chỉ đã được định vị vào không gian sống của anh ta, mà còn cung cấp nhiều thông tin hơn nữa cho cộng đồng. Thằng đó là con nhà ai? Người làng hỏi mà cũng là để xác định nhân thân của mỗi cá nhân. Điều đó, khiến anh không thể là một cá thể vô danh! Do đó nếu chưa tốt thì cũng ít dám làm điều gì xấu, ảnh hưởng đến gia đình, gia tộc…
Ngẫm ra, văn hóa và ứng xử văn hóa nhiều khi rất đơn giản, gói gọn trong vài từ, nhưng nó chứa đựng trong đó bao nhiêu là vốn quý của mỗi cộng đồng.
TĐT
Mồng 5 tết, Trương Thị Kim Dung từ Bắc Ninh gọi điện cho tôi ở Quảng Nam, mừng rỡ nói chị đã tìm thêm được mấu câu đối cổ; quan trọng là có những từ Thanh Hà quận và cửu thế đồng cư vốn khá phổ biến trong các gia phả và truyền ngôn của các đời con cháu họ Trương. Hai hôm sau chị nhắn tin cho tôi bảo đã gởi mail nói thêm về chuyến “xuất hành” đầu năm ý nghĩa này. Thấy rằng nội dung Kim Dung nói đến là những chi tiết khá quan trọng liên quan đến kết nối dòng tộc, tôi xin phép đưa thư này lên website của họ Trương chúng ta để bà con mọi miền chia xẻ trước thềm hội nghị toàn quốc.
Như một cơ duyên hay sự tình cờ của số phận mà những ngôi nhà tôi sống cùng cha mẹ ở Hà Nội và Bắc Ninh trong quãng đời ghi dấu nhiều kỷ niệm nhất về thuở ấu thơ và tuổi hoa niên đều kề cận dòng sông nổi tiếng và những cây cầu sắt xuất hiện sớm nhất ở nước ta cùng những dãy phố trên bến dưới thuyền.
"Biết ơn những thế hệ đi trước, chúng ta phải làm mọi điều có thể để đất nước phát triển. Tự hào với những gì đã làm được, nhưng chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc" - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Hòn non bộ (hay còn gọi là giả sơn) được sử dụng nhiều trong phong thủy với tác dụng biểu trưng cho núi, đồi tự nhiên. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả nhất định, vị trí đặt hòn non bộ cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.