Hôm nọ, người em trai vị trưởng nam một chi của tộc X. đi thăm đồng thì chân vướng vào con diều bị đứt dây vừa rơi trên bờ ruộng. Cúi xuống nhặt con diều, ông không tin vào mắt mình khi đọc những dòng chữ Hán rõ mồn một trên tấm giấy được dán làm diều. Ông thả cây cuốc, tay rà theo từng chữ... Không thể tin được, những dòng chữ đó ghi rõ tên - tuổi, gốc gác của những bậc trưởng thượng và cả tổ tiên ông từ nhiều đời trước. “Không lẽ cuốn phả hệ của nhà mình lại bị đem ra dán diều cho trẻ con?”, câu hỏi hiện lên trong đầu ông. Vừa lúc đó, chú bé bị mất diều đi tới. “Cháu có con diều đẹp quá! Ai dán cho cháu vậy?”. “Dạ, cha cháu”. “Nhà cháu ở đâu?”. “Dạ, ở chòm Đồng bên kia sông”. Theo cậu bé về nhà, quả nhiên cha cậu bé đang giữ quyển phả hệ của nhà ông. Ông tái mặt nói thật, cha cậu bé nghe xong cũng tái mặt và rối rít xin lỗi. Chuyện là: Cha cậu bé là người bán kẹo kéo dạo. Một hôm, trên đường đi bán ngang qua làng bên kia sông, có một cháu bé đem tập giấy chi chít chữ Hán ra đổi lấy cây kẹo kéo. Ông không biết chữ Hán nhưng biết loại giấy đó dai và bền, có thể làm quạt và làm diều cho con trai thả trên đồng.
Ông này - sau khi xin lại được những trang còn sót lại của quyển phả hệ và mang cả hai con diều trở về - bèn đến nhà trưởng nam viện lý do để xin được xem gia phả. Vị trưởng nam thắp nhang khấn lạy và cầm chiếc ống tre đựng gia phả xuống thì hỡi ôi, chỉ còn là chiếc ống tre rỗng không. Lần này đến lượt anh trưởng nam tái mặt, chuyện chi chứ chuyện để mất gia phả là chuyện tày trời... Và sau khi câu chuyện được phơi bày, toàn bộ thành viên của hệ phái “họp phiên bất thường” và đi đến kết luận: Anh này không còn đủ tư cách làm trưởng nam và người em kế được giao trách nhiệm giữ gìn gia phả, hương khói nhà thờ. Đến nay, hơn một thế kỷ đã trôi qua, con cháu trưởng của người em vẫn nối nhau tiếp quản vai trò trưởng nam của chi phái. Câu chuyện buồn nhưng có thật ấy đã thể hiện một nét sâu sắc của văn hóa tộc họ ngàn đời nay của người Việt.
Lại có chuyện vì chiếc khăn đóng mà một trưởng nam khác đã phải bỏ làng đi biệt xứ: Ngày nọ có việc làng, lý trưởng mời đại diện các tộc họ, chi phái đến dự. Bàn việc xong, làng tổ chức liên hoan. Tiệc chưa tàn nhưng một vị là trưởng chi tộc B. đã thấm rượu, không uống được nữa bèn xin về sớm. Người này khăn đóng áo dài, chân mang guốc mộc, dù đen kẹp nách... về nhà và cởi y phục quăng vào một góc rồi leo lên tấm phản làm một giấc đến chiều.
Lúc đó ở nhà lý trưởng tiệc mới tan. Ai lấy khăn áo người đó, cáo quan ra về. Chỉ còn một người không tìm được chiếc khăn đóng mới của mình ở đâu nhưng lại phát hiện còn thừa một chiếc khăn đóng đã cũ. Và ông này nghĩ ngay đến vị trưởng nam chi tộc B. về trước đã tráo khăn cũ để lấy khăn mới. Ông ta hùng hổ tìm đến nhà người trưởng nam kia và la toáng lên: “Ông bỏ lại khăn đóng cũ là có ý để lấy cắp cái khăn mới của tôi. Ông là đồ ăn cắp!”. Nghe tiếng ồn ở nhà trưởng nam, mấy người em ruột, em thúc bá của người trưởng nam nhà ở gần đó chạy qua. Ông này thấy vậy nói luôn: “Anh chúng mày lấy cắp khăn mới của tao. Vậy có đáng là huynh trưởng của chúng mày không?”. Người trưởng nam lúc này mới tỉnh rượu, đem khăn ra trả nhưng mọi sự phân bua đều bị người kia bác bỏ và la mắng mỗi lúc một hăng...
Ngay sau chuyện đó là cuộc họp của chi phái B. Ai cũng hiểu cớ sự xảy ra là nhầm lẫn do uống nhiều rượu. Nhưng một trưởng nam lại để người ngoại tộc đến tận nhà bêu xấu về phẩm hạnh là chuyện không thể chấp nhận. Người trưởng nam chi phái B. suốt mấy đêm sau đó đã thức trắng vì đau đớn. Và vào một đêm, ông dắt vợ cùng hai đứa con lặng lẽ bỏ làng ra đi. Chẳng ai biết vợ chồng họ đã trôi dạt về đâu. Mãi đến khi có mấy người tìm về làng, đến chi phái B. xin được nhận ông bà tổ tiên theo lời trăng trối của cha, mọi người mới biết đây là con cháu của vị trưởng nam bỏ làng đi năm xưa.
Vị trưởng nam biệt xứ ngày nọ vì danh dự và chức phận phải đau lòng bỏ xứ ra đi. Bây giờ đã là người thiên cổ, nhưng nghe kể rằng trải qua chừng ấy thời gian, ông vẫn đau đáu nhớ về quê làng. Những đứa con theo lời trăng trối của cha tìm về cội nguồn. Bởi, làng quê và dòng tộc muôn đời vẫn là nơi chốn thiêng liêng của mỗi người.
Kỳ 1: Về làng
Kỳ 2: Sự thách đố của người xưa
Theo Trương Điện Thắng
http://baoquangnam.com.vn
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ hơn cha. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ. Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha. Tần tảo sớm hôm, mẹ nuôi con khôn lớn. Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con. Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, rồng là sản phẩm của trí tưởng tượng và sùng bái của người xưa trở thành biểu tượng tốt đẹp, linh thiêng và quyền uy. Nhiều sách cổ coi thủy tổ của loài người, vua chúa, thánh nhân là con rồng.
Đầu xuân đi lễ chùa cầu cho quốc thái, dân an từ lâu đã trở thành một sinh hoạt tính ngưỡng của người dân Việt Nam, trong đó có lễ dâng sao giải hạn (lễ giải hạn). Đây được coi là thủ tục quan trọng đối với các thành viên trong gia đình khi một năm mới bắt đầu.
Tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm hiện nay còn lưu giữ được gần 250 gia phả của 28 họ, bao gồm các họ: Trần, Nguyễn, Vũ, Đinh, Bùi, Đỗ, Lê, Doãn, Dương, Hoàng, Đặng, Đàm, Đoàn, Ngô, Phạm, Lương, Phan, Hà, Nhữ, Hồ, Trương, Lưu, Mạc, Nghiêm, Thẩm, Trịnh, Tường, Vương. Đây là một phông tư liệu quan trọng cần được bổ sung và có kế hoạch nghiên cứu khai thác. Trung tâm Phả học thuộc Viện Nghiên cứu Hán Nôm được thành lập năm 2002, chúng ta có nhiều cơ hội tiếp cận các thông tin về gia phả dòng họ.
Trong tiềm thức của tôi từ thủa ấu thơ, Cố đô Huế được coi như dinh luỹ cuối cùng của chế độ phong kiến thối nát, phản động. Và rồi, Huế lại nổi tiếng với những chiến tích của mùa Xuân Mậu Thân, với mười một cô gái Sông Hương trên dòng sông phẳng lặng... Năm 1970, khi hăm hở làm chuyên đề nghiên cứu tập sự của sinh viên năm thứ hai về Tôn Thất Thuyết với sự hướng dẫn và cổ vũ của GS Đinh Xuân Lâm, một trong Tứ trụ của nền sử học hiện đại nước nhà ( Lâm, Lê, Tờn, Vượng), tôi lại có dịp dung nạp những tư liệu về kinh đô thất thủ sau sự biến Đồn Mang Cá cùng phong trào Cần Vương.