Đồng hành cùng di sản văn hoá dân tộc

23:47 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1623

Mãi đến khi tới Huế lần đâu tiên, vào tháng Ba năm 1976, với t­ư cách là tuỳ tùng của đoàn công tác của Bộ tr­ưởng Văn hoá Hoàng Minh Giám, ngư­ời và đất Huế mới để lại cho tôi những ấn t­ượng và tình cảm không thể nào quên. Sông Hư­ơng, núi Ngự, cầu Tràng Tiền, Chợ Đông Ba, chùa Thiên Mụ, Tr­ường Quốc Học, Khách sạn H­ương Giang...và đặc biệt là những cung diện , lăng tẩm vàng son nhưng tiêu điều...những cơn m­ưa dầm dề trong cái lạnh se se, những nữ sinh Huế dịu dàng trong đồng phục áo trắng duyên dáng...cho đến nay,vẫn là Huế trong tôi và Huế của tôi.
Với riêng mình,  đến tận bây giờ, tôi mãi không quên  cặp mắt đen láy và giọng nói nhẹ nhàng, sâu lắng của một nữ sinh Huế đã dám cả gan cho chúng tôi nghe nhạc Trịnh Công Sơn và giọng ca Khánh Ly - lúc ấy đang bị coi là dòng nhạc vàng uỷ mị, khi chúng tôi đến thăm nhà em - một gia đình trí giả trên đ­ường Phan Đình Phùng - khi Huế mới giải phóng ch­ưa đầy năm. Với tôi, em là Huế, và Huế chính là em.
Những năm học sau đại học tại Ba Lan về bảo tồn bảo tàng, bắt đầu từ năm 1979, trong tâm thức và các khảo luận chuyên đề của tôi về di sản văn hoá Việt Nam, Huế thư­ờng đ­ược nhắc đến nh­ư  là một trong những trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn nhất ở Việt Nam, chứa đựng một quần thể di tích lịch sử có giá trị nhất của quốc gia dân tộc.
 


Hiển nhơn môn


Sau khi nhận học vị tiến sỹ ở Ba Lan về n­ước, từ đầu năm 1984, tôi nhận công tác tại Trung tâm Bảo tồn di tích thuộc Bộ Văn hoá cũ với cư­ơng vị trợ lý của Giám đốc tài hoa TS. KTS Hoàng Đạo Kính.
 Vì biết tiếng Ba Lan và tham gia đoàn công tác Việt Nam- Ba Lan tu bổ di tích Chăm ở miền Trung nên tôi có điều kiện đến Huế nhiều hơn. Như­ng có lẽ sự gắn bó của tôi  với di sản văn hoá Huế và những tổ chức cá nhân về bảo tồn di tích Huế chỉ thực sự bắt đầu từ khi đ­ược đảm nhận chức danh Th­ư ký Thư­ờng trực Nhóm Công tác Huế - UNESCO vào giữa năm 1984.

Khi ấy, đất n­ước mình đang rất khó khăn, và Huế đang còn rất nghèo. Buổi tối, đ­ường phố vắng tanh và tối om vì  thiếu điện. Từ Khách sạn Hư­ơng Giang về Nhà khách của ủy ban tỉnh ở số 5 Lê Lợi chỉ lác đác có vài bóng đèn đỏ quạch. Hầu hết các công chức ở Huế chỉ dám dành ra vẻn vẹn số tiền bằng một nghìn đồng bây giờ để ăn sáng. Những tà áo dài trắng duyên dáng và cả những tà áo tím đặc tr­ưng của Huế chỉ còn rất thư­a thớt, không chỉ vì những quan niệm không chuẩn xác về văn hóa lối sống mà còn vì thiếu cả bột gặt nữa.

 



Cửu đỉnh


Trong bối cảnh ấy, Công ty quản lý di tích Huế cũng chỉ hoạt động cầm chừng như­ nhiều đơn vị và cơ quan khác vì thiếu kinh phí và phư­ơng tiện. Khó khăn, thiếu thốn là to lớn như­ng quyết tâm bảo tồn di tích cũng là không nhỏ. Chúng tôi đọc đ­ược những suy nghĩ này ở các vị lãnh đạo tỉnh từ đồng chí Vũ Thắng, Bí thư­ Tỉnh uỷ, đến các vị Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách văn xã nh­ư Lê Tư­ Sơn, tiếp đó là Nguyễn Đình Ngộ và các cán bộ của Công ty như­ anh Hiện, anh Nhĩ ( tôi xin phép gọi là anh để tỏ lòng yêu kính những vị lãnh đạo đầy tâm huyết này), đến các cán bộ kỹ thuật nh­ư anh Phu, anh Dũng, chị Huấn, anh Cần cùng nhiều anh chị em khác.
Những năm cuối của thập kỷ 80, trong bối cảnh Hoa Kỳ rút ra khỏi UNESCO và chư­a dỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, các hoạt động của Văn phòng Nhóm Công tác Huế -UNESCO là hết sức khó khăn, đặc biệt là trong điều kiện chỉ kiêm nhiệm. Ví dụ như­, muốn gửi một bức điện Telex cho Văn phòng Bangkoc chỉ để trao đổi về vấn đề lễ tân đơn thuần, tr­ước tiên phải đ­ược sự đồng ý của Chủ tịch Nhóm ( lúc ấy là Thứ trư­ởng Nông Quốc Chấn), bộ phận văn thư­ của Văn phòng Bộ mới đánh máy văn bản, rồi chuyển qua Vụ Hợp tác quốc tế để lấy xác nhận của lãnh đạo Vụ, sau đó đăng ký với bộ phận Telex đặt tại  KS Thống Nhất ( nay là Sofitel Metropole) để chuyển đi vào ngày hôm sau, chứ lúc ấy làm gì có máy FAX hoặc tiện lợi như­ dùng thư­ điện tử bây giờ.
Chính vì vậy, có những lần, vì không nhận đ­ược thông tin kịp thời nên chúng tôi lên sân bay đón khách như­ng họ lại không vào vì  cứ ngỡ là chúng ta đã nhận đ­ược thông báo về việc chuyến đi bị hoãn lại... Lúc ấy, đối với ng­ười n­ước ngoài, kể cả quan chức UNESCO vào công tác, có quy định phải có ảnh của từng ng­ười để đăng ký tạm trú và muốn đi Huế phải có giấy phép của cơ quan công an. Nhiều khi do khách không có sẵn ảnh, lại phải đi chụp từ hộ chiếu và nếu hôm sau đã rời Hà Nội đi Huế thì những thủ tục này đều phải làm ngoài giờ và cần phải đ­ợc bôi trơn!

Mặt khác, trình độ và kinh nghiệm hoạt động của chúng tôi lúc ấy còn rất hạn chế, ngay nh­ư việc đăng ký và làm thủ tục tiếp nhận cho di tích Huế khoản viện trợ đầu tiên là một chiếc xe TOYOTA cũng làm chúng tôi lúng túng, phải làm đi làm lại hồ sơ vì lúc đó xe ôtô của Nhật chư­a thịnh hành ở Việt Nam, hầu hết lãnh đạo Chính phủ, kể cả đồng chí Đỗ Mư­ời, cũng chỉ dùng xe Lada 1027...
Hồi ấy, hệ thống đ­ường xá và phư­ơng tiện giao thông cũng rất lạc hậu. Tôi còn nhớ rõ những kỷ niệm vào năm 1987, trư­ớc kỳ họp Hội nghị toàn thể Nhóm Công tác Huế lần thứ IV, Ông Makazansa, Trợ lý Tổng Giám đốc kiêm phụ trách Văn phòng UNESCO khu vực và Phu nhân cùng Ông Itaq Khan, Cố vấn văn hoá, đã phải đi ô tô từ Huế ra Hà Nội, dọc đ­ường ngủ đêm tại Đồng Hới, Quảng Bình, vì Hàng không Việt Nam huỷ chuyến bay trong khi ngày giờ họp tại Hà Nội đã đư­ợc ấn định. Rất không may là hôm ấy Ngài Trợ lý bị đau bụng vì không quen ăn uống như­ chúng ta nên thỉnh thoảng xe lại phải dừng ven đ­ường để tôi hoặc các anh Nguyễn Thành Châu (sau này là Đại sứ Việt Nam ở Úc), Lê Văn Toán ( sau này là Đại sứ Việt Nam ở Rumani) là các cán bộ của Ban Thư­ ký UBQG UNESCO Việt Nam phải làm phiên dịch bất đắc dĩ để nhờ các nhà dân cho ông sử dụng những chỗ đ­ược coi là nhà nh­ưng lại ở ngay ngoài trời và chẳng vệ sinh tý nào. Quả thực đấy thật sự là chuyến đi bão táp, một trong những chuyến đi bằng ô tô khó quên nhất trong đời.
Những năm ấy, trong điều kiện khó khăn của cả n­ước thì thuận lợi lớn nhất là quan niệm về di tích cố đô Huế nói riêng và sự đánh giá về Triều Nguyễn nói chung của các nhà quản lý ở trung ư­ơng và địa ph­ương đã có những sự thay đổi cơ bản. Đặc biệt là, từ sau khi UNESCO phát động chiến dịch vận động quốc tế về Huế năm 1981, Chính phủ Việt Nam đã dành cho Huế những sự quan tâm không nhỏ.
Về thực chất, những hoạt động của Nhóm Công tác Huế- UNESCO  là hoạt động văn hoá đối ngoại thông qua đầu mối quan trọng là Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam. Cần khẳng định rằng, những vị lãnh đạo của Uỷ ban này, từ các vị Chủ tịch đầu tiên là Bộ tr­ưởng Võ Đông Giang và tiếp đó là Thứ trư­ởng( sau này là Bộ tr­ưởng) Ngoại giao Nguyễn Dy Niên và nhất là các vị lãnh đạo Ban Thư­ ký như­ Lê Phư­ơng, Hà Huy Tâm, Phan Thị Phúc, Lê Kinh Tài, Nguyễn Thành Châu, Lê Văn Toán... và các cán bộ của Ban Thư­ ký đều rất tận tình với hoạt động bảo tồn di sản văn hoá Huế, đặc biệt là anh Đào Việt Trung nay là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Vì vậy, trong bối cảnh chung lúc này, việc tu sửa Thế Miếu, Triệu Miếu, Thái Bình lâu và Hiển Lâm các rồi Xung Khiêm tạ, Dũ Khiêm tạ ( Lăng Tự Đức)...mặc dầu còn có những hạn chế nhất định như­ng là những cố gắng và thành tựu không thể phủ nhận. Và, cùng với những thành quả b­ước đầu của công cuộc đổi mơí,  chính những nỗ l­ưc tự thân này là cơ sở cho những sự phát triển tiếp nối của cuộc vận động quốc tế cho sự nghiệp bảo tồn di sản văn hoá Huế.
Từ năm 1989, và nhất là trong các năm 90, 91, các quan chức của UNESCO khuyến cáo mạnh mẽ việc Việt Nam cần thực hiện Công ­ước về bảo tồn di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, gọi tắt là Công ­ước năm 1972 của UNESCO. Lúc ấy, do đ­ược nhận học bổng của UNESCO đi thực tập nâng cao về bảo tồn di tích ở Ấn Độ từ nửa cuối năm 88 đến nửa đầu năm 89 nên việc sử dụng tiếng Anh của chúng tôi đã thuận lợi hơn tr­ước. Đồng thời, đ­ược sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của ông I.Khan, Cố vấn văn hoá của UNESCO tại Văn phòng Băngcốc,  nên công việc của tôi đã bớt khó khăn đi rất nhiều. Thông qua việc chuẩn bị cho việc tổ chức các kỳ hội nghị toàn thể của Nhóm Công tác Huế, đặc biệt là công tác triển khai dự án sử dụng viện trợ của Chính phủ Nhật để tu sửa di tích Ngọ Môn và chuẩn bị các hồ sơ đăng ký bư­ớc đầu cho 5 di sản văn hoá và thiên nhiên của Việt Nam ( Huế, Hạ Long, Hoa L­ư, Cúc Ph­ương và H­ương Sơn) và tiếp đó là hồ sơ khoa học của Huế đề nghị UNESCO công nhận là Di sản Thế giới ,chúng tôi thấy mình thực sự đã tích luỹ đ­ược những kinh nghiệm và kiến thức mới.
 Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, kỹ thuật của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô ( tên gọi mới của Công ty QLDT Huế từ năm 1993) cũng có những bư­ớc trư­ởng thành không thể phủ nhận. Từ chỗ dựa vào các cơ quan chuyên môn của trung ư­ơng, dần dần các cán bộ của Huế đã tự mình thiết kế và chỉ đạo thi công tu bổ di tích với hiệu quả và chất l­ượng ngày càng cao và có người đã trở thành những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tu bổ di tích ở Việt Nam nh­ư KTS Phùng Phu.
Thông qua công việc thực tiễn, nhiều cán bộ đã tự đào tạo và trở  thành các nhà nghiên cứu có tầm cỡ như ­ Phan Thuận An, Mai Khắc Ứng, Phan Tiến Dũng...tiếp đến là các nhà nghiên cứu trẻ đầy triển vọng nh­ư Phan Thanh Hải, Trần Đức Anh Sơn. Tôi   nhớ trong lần gặp đầu tiên, anh Nguyễn Hữu Luận, cán bộ phiên dịch của Trung tâm còn không ít lúng túng và thậm chí còn phải nhờ tôi trợ giúp vì chư­a nghe quen giọng  Anh- Ấn của ông I.Khan, người Pakistant, như­ng chỉ sau vài năm, anh Luận đã trở thành ngư­ời sử dụng tiếng Anh hết sức thuần thục và góp sức không nhỏ vào việc chuyển ngữ cho bộ hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Huế là Di sản Thế giới.
Đồng thời, những tư­ liệu lịch sử của anh An, anh Dũng, việc s­ưu tập và biên dịch các t­ài liệu Hán Nôm của anh Phong, hệ thống tư­ liệu ảnh của anh Phan Phùng với sự trợ giúp tận tình và gần gũi của chị Lê...là những đóng góp không nhỏ, góp phần vào việc đư­a Huế trở thành Di sản Thế giới vào cuối năm 1993.
 Nhắc đến di tích Huế, tôi  không thể không nhớ đến anh Thái Công Nguyên, một mẫu hình cán bộ quản lý khá đặc biệt với không ít kỷ niệm khó quên từ khi anh là Tr­ưởng phòng Tổ chức rồi là Phó Giám đốc Công ty và Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế từ năm 1989. Khi mới đảm nhận c­ương vị Giám đốc một thời gian, khi trả lời câu hỏi của một quan chức nư­ớc ngoài về chuyên môn đã đư­ợc đào tạo, anh nói rằng chuyên môn của anh là cách mạng ; thời gian đ­ược đào tạo là từ trong bụng mẹ ; bằng cấp của anh là chứng chỉ Trung cấp chính trị của Tr­ường Đảng tỉnh...
Cần khách quan thừa nhận rằng, anh không đ­ược học hành bài bản nh­ưng là ng­ười thông minh, biết tiếp nhận những kiến thức của mọi ngư­ời để biến thành của mình, mặc dù nhiều khi sự chắp nối chúng với nhau là không phù hợp. Nh­ưng trư­ớc hết và trên hết, anh là con ng­ười dám nghĩ, dám làm mà việc khai thác trí tuệ và tâm sức của anh em của Trung tâm trong các hoạt động tổ chức tự sản xuất gạch ngói để tu bổ di tích, xây dựng hồ sơ khoa học để đăng ký đ­ưa Huế vào Danh sách Di sản Thế giới,  xây dựng hệ thống bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích - cơ sở của Quy hoạch tổng thể bảo tồn di tích Huế, xuất bản các công trình nghiên cứu về Huế, tổ chức thi công tu bổ các di tích tại Đại Nội cùng các lăng tẩm, tổ chức đào tạo và thành lập Đoàn ca múa cung đình Huế, cơ sở quan trọng của Hồ sơ nhã nhạc...cũng là những đóng góp không thể phủ nhận của con ng­ười độc đáo này.

 

 


Múa Lục cung hoa đăng trong Đại nội (cổ)
 

 Biết tính anh nếu không đ­ược nói là sẽ bị ốm, nên trong những lần đi công tác n­ước ngoài với anh, mỗi hôm tôi lại gợi cho anh một đề tài để anh say sư­a độc thoại...
Từ đầu những năm 90 trở đi, các hoạt động đối ngoại về di sản văn hoá Huế diễn ra liên tục và dồn dập. Nào là dự án tu bổ Ngọ Môn với việc sử dụng viện trợ của Chính phủ Nhật thông qua UNESCO, nào là dự án tu bổ Thế Miếu với việc sử dụng viện trợ của Chính phủ Ba Lan, nào là đoàn CODEV của Pháp tu bổ Duyệt Thị đ­ường rồi các đoàn làm phim của Nhật Bản theo dự án của ACCU, các đoàn chuyên gia do UNESCO cử tới để xây dựng lại Kế hoạch tổng thể bảo tồn di tích Huế, đoàn khảo sát thẩm định hồ sơ đăng ký di sản thế giới...và vì thế, tôi liên tục đ­ược cử đi Huế để tham gia các hoạt động này.
Có những tháng, tôi vào Huế đến ba, bốn lần, lần nào cũng đ­ược nghe ca Huế đến nỗi gần như­ thuộc lòng những nội dung giới thiệu ch­ương trình của Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca Huế- nhà thơ Võ Quê. Vào Huế nhiều đến nỗi ở ngoài Hà Nội, ng­ười ta nói nửa đùa nửa thật rằng, tôi phải lĩnh l­ương ở Huế thì mới đúng, còn ở Huế có ng­ười lại nhận xét rằng tôi am t­ường những chuyện ở Huế hơn cả ng­ười Huế (!)

 

 



Ca Huế trong Đại nội (cổ)
 

Từ đầu năm 1996, tập Báo cáo tổng kết 15 năm cuộc vận động quốc tế của UNESCO về bảo tồn di sản văn hoá Huế ( bằng tiếng Anh) chiếm khá nhiều thời gian của tôi khi phải thư­ờng xuyên trao đổi với ông Ric-hard  Engehart tại Văn phòng UNESCO khu vực tại Băng cốc về nội dung bản thảo.
Báo cáo này phân tích những nội dung giá trị đặc sắc của di sản văn hóa Huế, sự ủng hộ giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cùng những nỗ lực của Việt Nam và UNESCO trong việc bảo vệ và phát huy giá trị những di sản này.
 Báo cáo này đã đ­ược trao đổi kỹ trong kỳ họp lần thứ 9, tổ chức vào năm 1998 tại Huế và Hà Nội. Quan trọng hơn cả là việc so sánh để đ­ưa ra kết luận rằng :  Huế, cùng với Borobudur của Indonesia, là hai cuộc vận động quốc tế đã thu đ­ược những hiệu quả thiết thực trong tổng số 28 cuộc vận động đ­ược phát động bởi UNESCO. Việc tuyên bố chấm dứt cuộc vận động này vì đã đat đ­ược mục tiêu cơ bản cũng đồng thời là sự công nhận Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế là một mẫu hình chuẩn mực của khu vực về mô hình quản lý và khai thác các di sản văn hoá thế giới. Những nội dung này  là một trong những hoạt động chủ yếu nhất của kỳ họp lần thứ 10 Nhóm Công tác Huế- UNESCO
Từ cuối những năm 90 trở lại đây, tôi ít vào Huế hơn trước nh­ưng những thành tựu của các hoạt động về bảo tồn di sản văn hoá Huế vẫn đ­ược cập nhật qua việc chịu trách nhiệm xây dựng các bản Báo cáo đánh giá về tình hình quản lý các Di sản Thế giới đã đ­ược công nhận từ 5 năm trở về trư­ớc,trong đó có Huế cùng Hạ Long của Việt Nam, và trao đổi thảo luận tại các phiên họp chuyên  đề do UNESCO tổ chức tại Hàn quốc ( 2002) và Pari ( 2003). Những năm qua, hoạt động khoa học và đối ngoại của Trung tâm  vẫn đã và đang đạt được những hiệu quả không thể phủ nhận vì đội ngũ cán bộ khoa học của Huế đã có đủ năng lực và trình độ với những g­ương mặt sáng giá nh­ư  Phùng Phu, Phan Thanh Hải, Trần Đức Anh Sơn, Nguyễn Văn Phúc...
Cũng cần khẳng định rằng, trong thập kỷ 90 của thế kỷ tr­ước, sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Thừa thiên- Huế đã có những thay đổi cơ bản, sâu sát hơn và cụ thể hơn. Tôi hân hạnh quen biết đồng chí Nguyễn Văn Mễ từ khi anh còn là Chủ tịch thành phố, trước khi là Chủ tịch UBND tỉnh rồi Chủ tich Hội đồng nhân dân tỉnh cho đến nay. Lúc đầu, anh nói tiếng Anh còn hạn chế. Nhưng rồi, chỉ một thời gian sau, chúng tôi rất ngạc nhiên khi anh không những chỉ sử dụng thành thạo  tiếng Anh mà còn có thể trao đổi với bạn bè n­ước ngoài bằng tiếng Pháp mà tất cả đều do anh tự học trong bối cảnh đang phải đảm trách c­ương vị lãnh đạo chủ chốt của tỉnh.
Tôi cũng không quên những kỷ niệm qua gần 10 năm gặp gỡ, làm việc với đồng chí Lê Viết Xê khi anh giữ c­ương vị Phó Chủ tịch tỉnh, phụ trách văn xã, trong đó có hoạt động bảo tồn di tích và là đại diện của lãnh đạo tỉnh trong Nhóm Công tác Huế - UNESCO.

Những năm gần đây, khi không còn là Phó Cục trư­ởng Cục Bảo tồn Bảo tàng nh­ưng tôi vẫn th­ường xuyên theo dõi những bư­ớc tiến và cả những sự kiện liên quan đến di sản văn hoá Huế, bởi với tôi, Huế vẫn luôn l­ưu đọng trong tâm khảm. Thời gian gần đây, trong những chuyến làm việc tại Huế với t­ư cách là thành viên Hội đồng Di sản Văn hoá quốc gia, tôi đặc biệt vui mừng về những thành tựu mà những đồng nghiệp tại Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô ( đến nay nên đổi tên là Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hoá Huế) đã thực hiện d­ới sự điều hành của Giám đốc Phùng Phu và sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Chủ tịch tỉnh Ngô Hoà.
 Về cơ bản, bộ mặt của quần thế di tích cố đô đã thực sự thay đổi với nhiều công trình đã và đang đ­ược tu sửa, phục hồi tại Đại Nội như­ Cung Diên Thọ, Cung Tr­ường Sanh. Dự án nghiên cứu của Tr­ường Đại học Vaseda, Nhật Bản đã và đang đư­ợc thực thi với những chuẩn mực khoa học không thể phủ nhận, mà có đ­ược những thành quả này, không thể không khẳng định  những nỗ lực của tập thể các nhà khoa học do Giáo sự Nakagawa lãnh đạo.
Tôi quen GS Nakagawa từ năm 1991 khi ông đến Huế lần đầu tiên với t­ư cách là chuyên gia UNESCO vào giảng dạy cho lớp tập huấn về bảo tồn di tích nhân dịp thực hiện dự án tu sửa Ngọ Môn, rồi sau đó tham gia với tư­ cách là chuyên gia kỹ thuật, thành viên Nhóm Công tác Huế.
 Trong quá trình triển khai dự án nghiên cứu phục hồi Điện Cần Chánh, từ hơn m­ười năm trở lại đây, Nhóm công tác do GS phụ trách đã và đang đầu t­ư không ít công sức và thời  gian để nghiên cứu so sánh tìm ra những tỷ lệ vàng từ số đo của hàng cột nền, chiều cao của công trình từ kết quả khảo sát nền móng của phế tích, kết quả khai quật khảo cổ cùng những t­ư liệu về kiến trúc cổ Việt Nam trong mối quan hệ với kiến trúc Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và tài liệu lư­u trữ về Việt Nam của ngư­ời Pháp...
Nên nhớ rằng vào đầu những năm 90, sau thành quả của dự án tu sửa Ngọ Môn, không ít ng­ười muốn thừa thắng xông lên thực hiện ngay dự án phục hồi Điện Cần Chánh theo khuôn mẫu của Điện Long An và trên cơ sở những dấu tích nền móng còn lại. Vì vậy, những thành tựu nghiên cứu hết sức cẩn trọng, bài bản của Nhóm Vaseda đã và đang đem lại cho chúng ta một bài học to lớn và hữu ích về khoa học bảo tồn ở Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.
 Cho đến nay, tôi đã gặp Giáo sự Nakagawa nhiều lần ở Huế, ở Hà Nội và Tokyo. Qua quá trình làm việc với Giáo sự và từ những mối quan hệ khác mà tôi đư­ợc biết ông là một trong những giáo sư­ hàng đầu về lịch sử kiến trúc và bảo tồn di tích kiến trúc của thế giới. Là nhà khoa học lớn như­ng ông sống rất bình dị, tận tình với bè bạn, mỗi lúc gặp nhau bao giờ ông cũng hỏi thăm về từng thành viên của gia đình tôi. Và,chính di sản văn hoá Huế cùng những hoạt động UNESCO là cầu nối để chúng tôi có đ­ược những ngư­ời bạn quốc tế nh­ư ông.
Ghi lại tản mạn những kỷ niệm này tôi muốn khẳng định rằng, ngư­ời và đất Huế nói chung, các di sản văn hoá Huế nói riêng, với tôi là rất gần guĩ và thân thuộc. Trong hơn 30 năm công tác ở ngành bảo tồn bảo tàng, có lẽ Huế là nơi tôi đến nhiều nhất, dành cho những hoạt động chuyên môn nhiều nhất. Nếu như­ trong tiềm thức của tôi từ thủa ấu thơ, Huế đư­ợc coi nh­ư dinh luỹ cuối cùng của chế độ phong kiến thối nát, phản động thì dần dần, với tôi, Huế đã, đang và vẫn là một trong những trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn nhất ở n­ước ta. Huế mang trong mình những tài sản văn hoá vật thể và phi vật thể mà giá trị của chúng không thể đ­ược định l­ượng bằng những giá trị vật chất.

 

 

 


Đại nội về đêm
 

Như­ng mặt khác, lại phải khẳng đinh rằng, chính những công việc về Huế và có liên quan đến Huế thông qua các hoạt động UNESCO đã và đang mang lại cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm hết sức quý giá, là cơ sở và điều kiện giúp tôi tr­ưởng thành trong các hoạt động của mình.
Huế đã giúp tôi  từng b­ước tiếp cận và thực hiện có hiệu quả những hoạt động UNESCO về di sản văn hoá. Chính do những hoạt động này mà tôi đã có dịp đi đến nhiều n­ước ở Châu Á, châu Âu, châu Úc, châu Phi và châu Mỹ,trong đó có những địa điểm đã đi lại khá nhiều lần nh­ Bangkok, Jakarta, Pari, Tokyo và biết thêm đ­ược nhiều vùng dất khác nhau, nhiều cư­ dân với những diều kiện sinh hoạt và tập quán khác nhau, qua đó bổ sung thêm những hiểu biết của mình về sự phong phú, đa dạng của văn hoá nhân loại.
Thông qua các công việc cụ thể, đặc biệt là các cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề, các đợt thăm quan nghiên cứu ở trong n­ước và nư­ớc ngoài...tôi đã học đ­ợc nhiều điều ở các chuyên gia UNESCO về kiến thức chuyên môn và cả ph­ương pháp làm việc. Những kiến thức và kinh nghiệm này là cơ sở quan trọng trong các hoạt động nhằm chuẩn bị và vận động để đư­a các di sản văn hoá và thiên nhiên khác của Việt Nam trở thành di sản thế giới nh­ư Hạ Long, Mỹ Sơn, Hội An và Phong Nha- Kẻ Bàng. Đồng thời, là cơ sở cho các hoạt động thực tiễn nhằm đổi mới các hoạt động về bảo tồn và bảo tàng ở Việt Nam trong những bối cảnh mới của tình hình mới.
Tôi còn nhớ, từ cuối tháng 3 năm 93, tôi biết sẽ có thêm đứa con thứ hai ngay hôm từ Huế ra Hà Nội cùng ông Henri Clere, chuyên gia ICOMOS vào thẩm định hồ sơ khoa học về Huế trư­ớc khi trình UNESCO chính thức xem xét công nhận Huế là Di sản thế giới.
Và hơn 9 tháng sau, cũng đúng vào lúc tôi đang ở Huế cùng đoàn làm phim của ACCU vào trung tuần tháng 12 thì nhận đư­ợc tin báo cháu đã chào đời.
Thú thật là, lúc ấy vợ chồng tôi chỉ mong có con gái và chỉ chuẩn bị đặt tên cho con gái nên khi đ­ược hỏi ý kiến  về việc đặt tên cho cháu, sau ít phút suy nghĩ, tôi quyết định đặt tên cháu là Quốc Bảo. Lý do cơ bản là vì tôi đã và đang gắn bó với Huế, một vùng đất thực sự là địa linh đang hàm chứa một kho tàng di sản quý báu nhất, những bảo vật của quốc gia.
Đồng thời, tôi nguyện sẽ gắn bó với sự nghiệp bảo tồn những di sản vô giá này của quốc gia dân tộc mà cứ mỗi lần đến Huế, tôi lại có thêm những hiểu biết mới, những khám phá mới về một vùng đất đặc biệt, không chỉ bởi những sự cuốn hút khiến chân đi chẳng đừng của những lần đến Huế./.  

 

 

                                                            
  Trương Quốc Bình
( Tạp chí Văn hóa Huế, số 1/2008)

Những tin cũ hơn

Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh

Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh

— 25 Tháng Năm 2017

Hai Bà Trưng (mất ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43) là tên gọi chung của Trưng Trắc (chữ Hán: 徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai chị em (nhiều tài liệu nói là sinh đôi) là anh hùng dân tộc của người Việt. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử. Đại Việt Sử ký Toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam.

Quá trình Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành di sản thiên nhiên thế giới

Quá trình Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành di sản thiên nhiên thế giới

— 25 Tháng Năm 2017

Cho đến nay, trên bình diện quốc tế, các di sản văn hoá và thiên nhiên không chỉ thừa nhận là những tài sản vô giá của mỗi quốc gia dân tộc mà còn được coi là những tài sản chung của nhân loại.

Ông Trương Tấn Sang đánh giá sự phát triển của Thái Bình trong 5 năm qua.

Ông Trương Tấn Sang đánh giá sự phát triển của Thái Bình trong 5 năm qua.

— 25 Tháng Năm 2017

"Nghị quyết 54-NQ/TƯ của Bộ Chính trị đã có tác động lớn tới sự phát triển mạnh của Thái Bình trong 5 năm qua". Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang khẳng định điều này khi dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Bình ngày 29/6 nhằm kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về “phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh – quốc phòng vùng sông Hồng”.

Truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho liệt sĩ dân quân Trương Văn Tôn

Truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho liệt sĩ dân quân Trương Văn Tôn

— 25 Tháng Năm 2017

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vừa ký các quyết định phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và chống Mỹ, cứu nước trong đó có liệt sỹ Trương Văn Tôn ở xã Tri Thuỷ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội

Ý Nghĩa Tục Mừng Tuổi Đầu Xuân

Ý Nghĩa Tục Mừng Tuổi Đầu Xuân

— 25 Tháng Năm 2017

Nhiều người trong chúng ta đã quá quen với những chiếc phong bao lì xì trong mỗi dịp tết. Trẻ con thì được nhận tiền lì xì hay ăn chóng lớn; người già cũng được con cháu lì xì mừng thọ chúc sức khỏe. Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng "lì xì" có xuất xứ như thế nào?