Quảng Nam: Xây dựng tộc họ văn hóa ở một gia tộc- điển hình của việc đưa các thiết chế văn hóa ở cơ sở đi vào cuộc sống

23:58 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 3417

Khảo sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) xã Bình Giang cho biết: tại thôn Hiền Lương, có gần 10 tộc họ lớn và tồn tại nhiều đời nay. Hầu hết các tộc họ này đóng vai trò chủ yếu trong quá trình đấu tranh, xây dựng quê hương, có bề dày truyền thống gắng liền với truyền thống cách mạng của địa phương. Riêng tộc Nguyễn Đình, có gần 500 năm phát triển, đến nay có hơn 350 hộ, chia thành 3 phái, 13 chi.

Theo ông Nguyễn Đình Hồi, một thành viên của Hội đồng gia tộc Nguyễn Đình thôn Hiền Lương thì, xuất phát từ tình hìn thực tế và yêu cầu của con cháu, năm 2002 Hội đồng gia tộc đã thông qua quy ước xây dựng tộc văn hóa. Bản quy ước có thể được xem là căn cứ chung để tộc Nguyễn Đình chúng tôi giáo dục con cháu về truyền thống gia tộc, về phẩm chất đạo đức, đạo làm người và nếp sống văn hóa ở khu dân cư do chính quyền phát động, qua đó để mỗi thành viên trong gia tộc soi rọi, mỗi người có điều kiện rèn luyện, sống và làm việc theo đúng pháp luật của Nhà nước và hướng tới sự chân, thiện, mỹ…Có làm được điều đó, tộc họ mới không ngừng phát triển, văn minh, tiến bộ và góp phần vào xây dựng quê hương, đất nước đẹp giàu.

Ông Nguyễn Đình Hồi cũng cho biết thêm, trong quá trình triển khai quy ước xây dựng tộc văn hóa, Hội đồng gia tộc chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ thường xuyên của Đảng, chính quyền và MTTQVN huyện, xã. Nhiều thành viên trong Ban Chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của xã Bình Giang đã phối hợp khá chặt chẽ với Hội đồng gia tộc từ các khâu khảo sát, nắm tình hình, soạn thảo quy chế, giúp Hội đồng gia tộc ban hành một số thiết chế văn hóa của tộc như: cam kết không sinh con thứ ba trở lên; quy ước xây dựng gia đình văn hóa; gia đình có ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền; quy ước xây dựng gia đình hiếu học; cam kết không tranh chấp, khiếu kiện vượt cấp, đông người, thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chính quyền địa phương.v.v.. Ngoài ra, tại hầu hết nhà thờ, tự đường của các chi, phái, Hội đồng gia tộc cũng yêu cầu các vị đứng đầu cam kết xây dựng một số công trình sinh hoạt văn hóa như sân bóng chuyền, đội văn hóa văn nghệ để tạp hợp con cháu về sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần và giáo dục truyền thống.

Nhờ những quy ước, cam kết kể trên, từ năm 2002 đến nay, tộc Nguyễn Đình thôn Hiền Lương- xã Bình Giang đã không ngừng phát huy truyền thống dòng tộc, hưởng ứng tuyên truyền vận động con cháu tham gia xây dựng các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế gia đình, đóng góp công sức và vật chất vào xây dựng, phát triển quê hương, giữ gìn an ninh trật tự thôn xóm. Từ chủ trương của gia tộc, con cháu tộc Nguyễn Đình đã tích cực học tập và nâng cao ý thức trách nhiệm trong xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa. Theo đồng chí Nguyễn Đình Tùng- Phó Bí thư Đảng ủy xã Bình Giang, đồng thời cũng là con cháu của tộc Nguyễn Đình tại địa phương cho biết: “Đã qua cũng như trách nhiệm sắp tới của mỗi thành viên tộc họ Nguyễn Đình là phát huy truyền thống tốt đẹp của gia tộc cũng như của quê hương để tự vươn lên, sống có ích và đóng góp cho sự nghiệp phát triển của xã nhà. Quyết tâm trước mắt của gia tộc là xây dựng tộc Nguyễn Đình đạt tiêu chuẩn tộc văn hóa trong thời gian sắp tới, góp phần xây dựng thành công thôn văn hóa Hiền Lương”.

Đánh giá về những đóng góp ban đầu của tộc Nguyễn Đình đối với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” tại Hội nghị tổng kết 7 năm thực hiện Quy ước tộc văn hóa của tộc Nguyễn Đình thôn Hiền Lương hôm mồng 7 tháng 7 âm lịch vừa qua, ông Võ Thanh Tịnh- Phó Chủ tịch UBND xã Bình Giang cho rằng: Tộc Nguyễn Đình là một trong những tộc đi đầu của xã về triển khai thực hiện quy ước tộc văn hóa. Những kết quả của tộc Nguyễn Đình mặc dù là bước đầu nhưng có ý nghĩa rất quan trọng, xã sẽ tổng kết, nhân rộng với các tộc họ còn lại trên địa bàn xã trong thời gian tới. Theo ông Tịnh, có 4 kết quả và cũng là kinh nghiệm được rút ra cần phát huy, bởi đây thực sự là mô hình điển hình để đưa các thiết chế văn hóa cơ sở đi vào cuộc sống. Thứ nhất, đó là trong quá trình thực hiện chủ trương xây dựng tộc văn hóa, Hội đồng gia tộc Nguyễn Đình đã bám sát sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa xã và huyện, từ đó tổ chức khá bài bản và luôn được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của xã; ngược lại xã cũng dễ tiếp cận, lấy tộc Nguyễn Đình như mô hình chỉ đạo điểm để nhân rộng. Đây là một thuận lợi rất lớn và thiết thực để tạo nên kết quả toàn diện.

Thứ hai, ý thức xây dựng gia đình văn hóa, tiến bộ luôn được nhiều bậc phụ huynh và con cháu trong gia tộc chú ý. Đây vừa là động lực và cũng là mục tiêu để xây dựng tộc họ văn hóa mà tộc Nguyễn Đình đang hướng tới. Từ động lực và mục tiêu đó, đến nay trong tổng số hơn 350 hộ của tộc đã có hơn 60% gia đình có kinh tế ổn định, thu nhập từ trung bình khá trở lên và xây dựng được nhà ở kiên cố, thoàn mát, trong nhà có trêu ảnh Bác, cờ Tổ quốc, khẩu hiệu tư gia khang trang. Ngoài ra, các hộ gia đình này cũng đã mua sắm được nhiêu trang thiết bị có giá trị phục vụ sản xuất và đời sống tinh thần như: ti vi, xe gắn máy, mát gặt lúa, máy tuốt lúa… nhờ vậy mà đời sống tinh thần, vật chất được cải thiện, ý thức chấp hành pháp luật cũng tốt hơn so với trước; truyền thống tương thân, tương ái, đoàn kết giúp nhau trong xóa đói giảm nghèo được thể hiện; trật tự thôn xóm được giữ vững. Từ những kết quả này, hàng năm đã được địa phương công nhận 80% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa cấp xã, tộc Nguyễn Đình được huyện, tỉnh tặng nhiều giấy khen do có thành tích trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Thứ ba, công tác khuyến học, khuyến tài, nhất là xây dựng gia đinhg hiếu học được quan tâm, có bước phát triển khá. Kết quả này là sự kết hợp chặt chẽ giữa Chi Hội khuyến học gia tộc với Hội khuyến học xã. Trong đó, từ khâu xây dựng tổ chức Chi hội đến các hoạt động vận động xây dựng Quỹ khuyến học, hình thức cấp học bổng, tặng thưởng con cháu có thành tích học tập tốt đến việc biểu dương, động viên con cháu học tập… đã thực hiện có bài bản và nề nếp. Điều đáng mừng nhất là hiện nay tộc Nguyễn Đình đã duy trì lễ trao học bổng, phát thưởng cho con cháu hiếu học, có thành tích trong học tập và thi cử vào dịp giỗ tổ mồng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm và vào đầu năm mới (tết nguyên đán); kêu gọi con cháu ở các địa phương xa nhà ở gần các trường đại học, cao đẳng trong ca nước cho con cháu gia tộc và quê nhà tá túc khi đi thi tuyển sinh hoặc ở trọ theo học…Những việc làm này đã có tác động rất lớn đến ý thức và tinh thần học tập của con cháu và các bậc phụ huynh.

Thứ tư, việc vận động con cháu trong tộc họ khôn ngừng phát huy truyền thống gia tộc và truyền thống cách mạng của địa phương, quê hương, đất nước, tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính quyền địa phương bằng nhiều hình thức trở thành ý thức trách nhiệm co của toàn gia tộc. Chủ trương của gia tộc là con cháu phải chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luậth của Nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương; phải hoàn thành tốt mọi nghĩa vụ công dân, tham gia giới thiệu người có đức, có tài để bầu vào chính quyền thôn, xã, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội thực sự xứng đáng là người đại biểu của dân, làm việc cho dân và vì dân. Đối với những cháu con hiện đang giữ các chức vụ trong Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang phải luôn phát huy năng lực công tác, không ngừng học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức và lối sống theo tư tưởng của Bác Hồ để thực sự xứng đáng là người cán bộ trung thành của Đảng, Nhà nước, là người con yêu quý của dòng tộc và quê hương có truyền thống anh hùng./. 

Những tin cũ hơn

NGHỆ SĨ ƯU TÚ TRƯƠNG THƯƠNG HUYỀN

NGHỆ SĨ ƯU TÚ TRƯƠNG THƯƠNG HUYỀN

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) O Huyền, tôi thường gọi NSUT Trương Thương Huyền với cái từ thân quen của những người miền trung gọi người chị, người bạn. Tôi quen O Huyền qua những người chị người anh đồng hương Quảng Trị. Cách O nói chuyện với bạn thật thân thương, nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn, dịu êm mà có lửa.

Thủy thủ tàu biển đoạt giải nhất 'Văn học tuổi 20'

Thủy thủ tàu biển đoạt giải nhất 'Văn học tuổi 20'

— 25 Tháng Năm 2017

Vượt qua gần 200 bản thảo tham dự cuộc vận động sáng tác dành cho người yêu viết lách, chàng kỹ sư điện 34 tuổi, làm việc trên tàu viễn dương, đoạt giải cao nhất với tiểu thuyết mang tên 'Biển'.

NHÀ VĂN TRẺ TRƯƠNG ANH QUỐC - ĐAU XÓT KHI NGHĨ VỀ BIỂN ĐÔNG

NHÀ VĂN TRẺ TRƯƠNG ANH QUỐC - ĐAU XÓT KHI NGHĨ VỀ BIỂN ĐÔNG

— 25 Tháng Năm 2017

Trương Anh Quốc sinh năm 1976 tại Quảng Nam, từng đoạt giải nhì cuộc thi Văn học tuổi 20 lần 3 (2005) và giải nhất cuộc thi này lần 4 (2010). Anh đã xuất bản các tập sách: Biển, Sóng biển rì rào, Lũ đầu mùa... và có nhiều tác phẩm đăng báo, tạp chí. Là kỹ sư tàu biển, anh không giấu cảm xúc đau xót trước sự kiện thời sự diễn ra trên biển Đông.

Lễ Dâng Sao Giải Hạn Trong Tâm Linh Người Việt

Lễ Dâng Sao Giải Hạn Trong Tâm Linh Người Việt

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) -Đầu xuân đi lễ chùa cầu cho quốc thái, dân an từ lâu đã trở thành một sinh hoạt tính ngưỡng của người dân Việt Nam, trong đó có lễ dâng sao giải hạn (lễ giải hạn). Đây được coi là thủ tục quan trọng đối với các thành viên trong gia đình khi một năm mới bắt đầu.

Lễ Dâng Sao Giải Hạn Trong Tâm Linh Người Việt

Lễ Dâng Sao Giải Hạn Trong Tâm Linh Người Việt

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) -Đầu xuân đi lễ chùa cầu cho quốc thái, dân an từ lâu đã trở thành một sinh hoạt tính ngưỡng của người dân Việt Nam, trong đó có lễ dâng sao giải hạn (lễ giải hạn). Đây được coi là thủ tục quan trọng đối với các thành viên trong gia đình khi một năm mới bắt đầu.