Thủy thủ tàu biển đoạt giải nhất 'Văn học tuổi 20'

23:58 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1599

     Lễ trao giải cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần thứ tư, diễn ra sáng 5/9 tại Tòa soạn báo Tuổi Trẻ, TP HCM. Sự kiện văn học này thu hút hàng trăm độc giả, cùng nhiều nhà văn tham dự.

hghgf
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (trái), giải nhất Văn học tuổi 20 lần 2 (năm 2000) chia sẻ niềm vui với tác giả Trương Anh Quốc.
Trước khi diễn ra lễ trao giải, Ban tổ chức cuộc thi chỉ công bố tên 9 tác giả và chưa thông báo thứ hạng. Vì thế, buổi lễ mang đến nhiều bất ngờ và thú vị với người dự. Khi Trương Anh Quốc được xướng tên là người đoạt giải cao nhất, nhiều tiếng vỗ tay từ hàng ghế khán giả vang lên chúc mừng anh.
Trương Anh Quốc là gương mặt vừa lạ vừa quen với giới viết lách. Lạ vì như tác giả này tự nhận, viết lách không phải là nghề chính của anh. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật, ra trường với tấm bằng kỹ sự điện, Trương Anh Quốc bắt đầu công việc qua những chuyến lênh đênh trên tàu viễn dương. Nhưng anh lại là "người quen" vì chính từ công việc này, chàng trai xứ Quảng viết được tập truyện ngắn "Sóng biển rì rào", đoạt giải nhì Văn học tuổi lần 3 (2005). Sau đó, Trương Anh Quốc còn cho ra mắt tập truyện Lũ đầu mùa (2008), và có nhiều tác phẩm in trong các tuyển tập.
jhgjhg
Trương Anh Quốc từng đoạt giải nhì cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần 3 vào năm 2005 với tập truyện ngắn "Sóng biển rì rào".
Chuyến hải trình đầu tiên của Trương Anh Quốc bắt đầu từ năm 2003. Anh chia sẻ, mình đã được đi gần như vòng quanh thế giới. Những chuyến dọc ngang châu Á, châu Phi, châu Mỹ... trên lộ trình hàng hải giúp tác giả 34 tuổi bày tỏ những trải nghiệm khác nhau của mình qua tiểu thuyết Biển, tác phẩm đoạt giải cao nhất Văn học tuổi 20 năm nay.
Nhà văn Nguyên Ngọc, thành viên ban giám khảo cuộc thi cho rằng, tiểu thuyết Biển là cuốn sách hay và độc đáo. Theo ông, thoạt đầu người ta có thể ngỡ Biển là tập truyện ngắn hoặc bút ký. Tuy vậy, càng đọc, chất tiểu thuyết của cuốn sách càng lộ ra, cho thấy một vốn sống giàu có, mạnh mẽ và sâu sắc... "và điều đáng quý là dù giàu vốn sống và tích lũy được nhiều tư liệu thực tế, nhưng Trương Anh Quốc viết súc tích, nhẹ nhàng chứng tỏ bản lĩnh của một ngòi bút", Nguyên Ngọc nhận xét.
bvnbv
9 tác giả đoạt giải Văn học tuổi 20 lần 4, từ trái qua: Võ Diệu Thanh, Trương Anh Quốc, Nguyễn Thị Mạnh Hà, Hương Thị, Nguyễn Thiên Ngân, Mai Anh Tuấn, Thiên Di, Đỗ Duy và Hải Miên.
Chia sẻ niềm vui thắng giải với mọi người, Trương Anh Quốc cho biết, viết lách với anh là công việc của cảm xúc và anh không phải chịu bất cứ áp lực nào khi sáng tác.
"Do công việc suốt ngày lênh đênh trên biển. Tôi không có thời gian để tìm hiểu về cuộc sống và tâm tư của người trên bờ nên đành chọn biển và cuộc sống trên biển làm đề tài. Tôi chỉ dám viết về những gì mình am hiểu chứ không dám viết về những gì mình còn lơ mơ", thủ khoa cuộc thi văn học trả lời về việc chọn đề tài viết lách của mình.
Ngoài Trương Anh Quốc, Văn học tuổi 20 còn trao giải cho 8 tác giả khác là: Võ Diệu Thanh (giải nhì), Hải Miên và Mai Anh Tuấn (đồng giải ba), Hương Thị, Nguyễn Thị Mạnh Hà, Thiên Di, Nguyễn Thiên Ngân và Đỗ Duy (đồng giải tư)... Qua các tập truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết của những tác giả này, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng, đã có thể mường tượng được về diện mạo văn học của người trẻ, những người viết về chính cuộc sống hôm nay với nhiều tìm tòi, khám phá lẫn suy tư.
Cuộc thi Văn học tuổi 20 lần thứ 4 do Hội nhà văn TP HCM, báo Tuổi Trẻ và NXB Trẻ phát động từ ngày 24/3/2009 đến 30/4/2010.
Qua hơn một năm phát động, cuộc thi nhận được 197 tác phẩm tham dự, đa phần là truyện ngắn. Các cây bút dự thi đến từ cả 3 miền đất nước. Trong đó, miền Bắc khoảng 20%, miền Trung 30%, miền Nam 50%, đa số ở lứa tuổi 8X. Người dự thi lớn tuổi nhất sinh năm 1937, trẻ nhất sinh năm 1993. Nghề nghiệp của các tác giả cũng rất đa dạng như: học sinh sinh viên, nhà báo, nhà giáo, công nhân, kỹ sư, bác sĩ, văn nghệ sĩ, doanh nhân…
Những năm qua, Văn học tuổi 20 là một sân chơi văn chương được nhiều độc giả đón đợi. Cuộc vận động sáng tác này đã mang đến cho văn đàn trong nước những tên tuổi như: Nguyên Hương (giải nhất lần 1 - 1996), Nguyễn Ngọc Tư (giải nhất lần 2 - 2000), Trần Thị Hồng Hạnh (giải nhất lần 3 - 2005), Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Vũ Đình Giang, Dương Thụy, Phong Điệp...
Kết quả giải thưởng "Văn học tuổi 20" lần 4:
Giải nhất: Tiểu thuyết "Biển" của Trương Anh Quốc. Trị giá giải thưởng 50 triệu đồng.
Giải nhì: Tập truyện ngắn "Cô con gái ngỗ ngược" của Võ Diệu Thanh.
Giải ba: Tập truyện ngắn "Visa" của Hải Miên, tiểu thuyết "Giảng đường yêu dấu" của Mai Anh Tuấn.
Giải tư: Tập truyện ngắn "Tạm trú" của Đỗ Duy, truyện dài "Giấc mơ bên gốc vú sữa" của Nguyễn Thị Mạnh Hà, truyện vừa "Thuê bao quý khách..." của Hương Thị, tiểu thuyết "Những giao diện ẩn" của Thiên Di, tiểu thuyết "Những chuyển điệu" của Nguyễn Thiên Ngân.

 

 

Những tin cũ hơn

NHÀ VĂN TRẺ TRƯƠNG ANH QUỐC - ĐAU XÓT KHI NGHĨ VỀ BIỂN ĐÔNG

NHÀ VĂN TRẺ TRƯƠNG ANH QUỐC - ĐAU XÓT KHI NGHĨ VỀ BIỂN ĐÔNG

— 25 Tháng Năm 2017

Trương Anh Quốc sinh năm 1976 tại Quảng Nam, từng đoạt giải nhì cuộc thi Văn học tuổi 20 lần 3 (2005) và giải nhất cuộc thi này lần 4 (2010). Anh đã xuất bản các tập sách: Biển, Sóng biển rì rào, Lũ đầu mùa... và có nhiều tác phẩm đăng báo, tạp chí. Là kỹ sư tàu biển, anh không giấu cảm xúc đau xót trước sự kiện thời sự diễn ra trên biển Đông.

Lễ Dâng Sao Giải Hạn Trong Tâm Linh Người Việt

Lễ Dâng Sao Giải Hạn Trong Tâm Linh Người Việt

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) -Đầu xuân đi lễ chùa cầu cho quốc thái, dân an từ lâu đã trở thành một sinh hoạt tính ngưỡng của người dân Việt Nam, trong đó có lễ dâng sao giải hạn (lễ giải hạn). Đây được coi là thủ tục quan trọng đối với các thành viên trong gia đình khi một năm mới bắt đầu.

Lễ Dâng Sao Giải Hạn Trong Tâm Linh Người Việt

Lễ Dâng Sao Giải Hạn Trong Tâm Linh Người Việt

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) -Đầu xuân đi lễ chùa cầu cho quốc thái, dân an từ lâu đã trở thành một sinh hoạt tính ngưỡng của người dân Việt Nam, trong đó có lễ dâng sao giải hạn (lễ giải hạn). Đây được coi là thủ tục quan trọng đối với các thành viên trong gia đình khi một năm mới bắt đầu.

Một vài suy nghĩ về việc họ - rất dễ và cũng rất khó

Một vài suy nghĩ về việc họ - rất dễ và cũng rất khó

— 25 Tháng Năm 2017

Chăm lo việc họ là xuất phát từ trong sâu thẳm tấm lòng thành kính với tổ tiên, gắn kết tình đồng tộc. Tham gia vào công việc hoạt động dòng họ rất dễ và cũng rất khó, bởi họ cần hoàn toàn tự nguyện, không gò ép đồng thời có khuyến khích, cần khéo léo nhắc nhở, đôn đốc, không thể bỏ mặc.

DÒNG HỌ TRƯƠNG QUỐC TẠI XÃ THẠCH KHÊ - HUYỆN THẠCH HÀ - TỈNH HÀ TĨNH

DÒNG HỌ TRƯƠNG QUỐC TẠI XÃ THẠCH KHÊ - HUYỆN THẠCH HÀ - TỈNH HÀ TĨNH

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) -Xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã trải qua bao thăng trầm lịch sử, tiền thân có nhiều tên gọi khác nhau. Xưa lúc thì gọi là xã Long Phúc, lúc thì gọi là xã Long Phú rồi đổi là xã Phong Phú, đến sau cách mạng tháng 8 năm 1945 được gọi xã Thạch Khê cho đến nay.