NHÀ VĂN TRẺ TRƯƠNG ANH QUỐC - ĐAU XÓT KHI NGHĨ VỀ BIỂN ĐÔNG

23:58 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1433

Trương Anh Quốc sinh năm 1976 tại Quảng Nam, từng đoạt giải nhì cuộc thi Văn học tuổi 20 lần 3 (2005) và giải nhất cuộc thi này lần 4 (2010). Anh đã xuất bản các tập sách: Biển, Sóng biển rì rào, Lũ đầu mùa... và có nhiều tác phẩm đăng báo, tạp chí. Là kỹ sư tàu biển, anh không giấu cảm xúc đau xót trước sự kiện thời sự diễn ra trên biển Đông.

- Tình hình biển Đông gần đây đang diễn biến khá phức tạp. Là thủy thủ, cảm xúc của anh như thế nào?

- Tôi cũng là một người dân yêu nước trong tất cả những người yêu nước chúng ta, cũng đau xót và khi vùng biển bị lấn chiếm. Tôi làm việc trên biển nên thấm thía nỗi đau đó. Nếu không muốn mất biển, ta phải đoàn kết, ra sức bảo vệ. Không ai có thể giữ giùm vườn nhà mình.

 - Gần đây, anh ở trên bờ nhiều hơn đi biển như trước, vì sao thế?

- Tôi chưa đi biển trở lại. Sau những chuyến đi tôi thường nghỉ ngơi lấy lại sức và làm một số việc mà khi đi biển tôi không thể nào làm được. Tôi sẽ làm công việc đúng với chuyên môn của mình. Một điều tôi thích khi ở trên biển là có nhiều thời gian hơn, còn ở đất liền, thời gian cứ bị cắt tỉa, bị chia xén cuối cùng chẳng làm được điều mình mong muốn.

 

- Anh có thể kể lại một chút về tuổi thơ của mình?

- Tôi lớn lên ở một xã miền núi thuộc huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Là con nhà nghèo nên ngày từ nhỏ tôi trồng trọt và chăn nuôi rất giỏi.

 

- Vì sao anh gắn bó với nghề đi biển?

- Tuổi nhỏ thích được bay nhảy nhưng học đến lớp 12 tôi cũng chưa có dịp ra khỏi địa bàn huyện. Tôi thích được đi đây đi đó nên học Hàng hải để thực hiện ước mơ. Rồi tôi đã đi một vòng trái đất, đặt chân lên hơn 30 quốc gia.

 

- Tác phẩm của anh phần lớn mang hơi thở của đại dương, của sông nước, anh nghĩ gì nếu một ngày phải chia tay nguồn cảm hứng quen thuộc này?

- Tôi cũng có viết về chuyện trên bờ nhưng truyện không lạ, không sâu bằng khi viết về sông nước đại dương. Mỗi người có cái tạng viết riêng, có sở trường sở đoản. Tôi có lợi thế khi đề tài mình chọn có ít người viết. Mới lạ thôi tôi đã vui rồi. Khai thác mãi một đề tài cũng có ngày cạn vốn. Tôi không còn trẻ nhưng cũng chưa quá già, mai mốt tôi sẽ thử sức ở các đề tài khác khi cảm xúc của mình đủ chín.

 

- Anh rất chịu khó đọc văn của cây bút trẻ, điều gì hấp dẫn anh trên trang viết của họ?

- Văn của các cây bút trẻ hầu hết mang hơi thở đương đại. Tôi không có dịp đi nhiều nơi, gặp nhiều người nên đọc văn họ tôi biết thêm được nhiều thứ từ cảnh vật, con người, cuộc sống nơi tác giả lấy bối cảnh đến cách hành văn, tình cảm của nhân vật, tác giả…Cũng có khi đọc những tác phẩm, tôi như gặp lại những người thân quen, những hình ảnh như thấy ở đâu đó rồi trên bước đường của mình. Thú vị lắm.

 

- Về Hội nghị những người viết văn trẻ lần 3 vừa qua, có ý kiến bất bình với công tác tổ chức, là người trong cuộc, anh có nhận xét gì?

- Chuyện ăn ở chưa được tốt lắm nhưng tôi nghĩ không phải “sai” mà chỉ là “sót”. Tôi là người dễ sống nên không đòi hỏi nhiều lắm. Tôi đến với Hội nghị vì niềm vui, có chịu cực tí nhưng vui là được rồi. Chỉ có một vài ngày chứ đâu phải ăn đời ở kiếp. Tôi khâm phục cho những người Tây qua nước mình du lịch, họ cặm cụi đi bộ hay đạp xe đạp vã mồ hôi còn chúng ta cứ xe máy, ôtô máy lạnh vù vù. Nếu người mình đi du lịch nước ngoài, mình có đạp xe như họ không? Nếu họ không tìm thấy niềm vui cớ gì họ lại hành xác như vậy? Chúng ta là những người trẻ, tôi nghĩ không quá chú trọng đến chuyện vặt vãnh ấy. Sai sót là lỗi ngoài ý muốn. Tôi tin những lần Hội nghị sau công tác tổ chức sẽ chu đáo hơn. Tôi vui vì những thứ Hội nghị đem lại, ấy là sự gặp gỡ giao lưu và sợi dây gắn kết giữa những nhà văn trẻ.

 

- Việc anh đoạt giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 mang đến nhiều ý kiến khen chê. Có người cho rằng, anh chưa biết làm văn, những gì anh mang vào sách chỉ mới là chất liệu thô cứng của cuộc sống, chưa được gọt giũa. Anh nghĩ sao?

- Tôi rất cảm ơn ý kiến này. Nếu được nghe ý kiến này trước lúc gửi bản thảo dự thi, nhất định tôi sẽ đọc và sửa chữa lại rất nhiều. Thực tình tôi học ngành kỹ thuật (ngành điện) thuần túy, tôi không được học trường viết văn hay liên quan đến văn học. Vì yêu thích văn chương tôi tự mày mò tìm cách viết cho mình nên việc viết với tôi không dễ dàng. Trước một vấn đề, tôi luôn tự hỏi rằng mình viết cái gì, viết cho ai trước rồi mới nghĩ đến viết như thế nào. Lần dự thi vừa rồi, viết vội vàng trên biển nên sau khi sách in, tôi đọc lại thấy cũng có nhiều chỗ chưa vừa ý. Giá như tôi viết lại cuốn sách ấy một lần nữa, ắt sẽ tốt hơn.

 

- Khi dấn thân vào giới văn chương chữ nghĩa, anh cảm nhận gì về những con người của giới này. Ai là bạn văn thân thiết của anh?

- Ở đâu cũng có người tốt và người ít tốt. Tôi rất lạc quan. Tôi tin những người cầm bút luôn trong sáng và đẹp như những trang văn thơ của họ. Chê nhau âu cũng do quan tâm, quý mến nhau chứ không hề có ác ý. Nhưng nhiều lúc tôi tự nghĩ rồi chợt buồn, sao chúng ta cứ cầm bút tự đâm vào mình như thế.

Bạn văn à? Tôi cũng có bạn văn nhưng không nhiều. Ở mỗi người tôi học hỏi được nhiều điều. Khi gặp hay trò chuyện cùng họ, tôi lại nảy ra nhiều ý tưởng.

 

- Đến lúc này, anh nghĩ, văn chương mang đến gì cho cuộc sống của anh?

- Niềm vui và bạn bè. Nếu tôi không viết văn tôi không thể có được những người bạn văn chương.

 

- Vật mà anh luôn luôn mang theo bên mình là gì?

- Cây bút và một cuốn sổ nhỏ. Trí nhớ tôi không được tốt; gặp thứ gì hay, tôi ghi ngay vào sổ cho chắc ăn. Ngoài ra, tôi thường mang theo chiếc máy ảnh. Tôi nghĩ ai đi xa cũng làm như tôi thôi.

 

- Hiện giờ anh đang viết gì?

- Tôi còn phải lo cuộc sống cho mình trước, không có nhiều thời gian cho việc viết lách. Khi rảnh rỗi tôi mới viết văn. Tôi sợ rằng nói trước bước không qua nên những dự định của mình cứ phải giấu vậy.

Theo eVan 

Những tin cũ hơn

Lễ Dâng Sao Giải Hạn Trong Tâm Linh Người Việt

Lễ Dâng Sao Giải Hạn Trong Tâm Linh Người Việt

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) -Đầu xuân đi lễ chùa cầu cho quốc thái, dân an từ lâu đã trở thành một sinh hoạt tính ngưỡng của người dân Việt Nam, trong đó có lễ dâng sao giải hạn (lễ giải hạn). Đây được coi là thủ tục quan trọng đối với các thành viên trong gia đình khi một năm mới bắt đầu.

Lễ Dâng Sao Giải Hạn Trong Tâm Linh Người Việt

Lễ Dâng Sao Giải Hạn Trong Tâm Linh Người Việt

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) -Đầu xuân đi lễ chùa cầu cho quốc thái, dân an từ lâu đã trở thành một sinh hoạt tính ngưỡng của người dân Việt Nam, trong đó có lễ dâng sao giải hạn (lễ giải hạn). Đây được coi là thủ tục quan trọng đối với các thành viên trong gia đình khi một năm mới bắt đầu.

Một vài suy nghĩ về việc họ - rất dễ và cũng rất khó

Một vài suy nghĩ về việc họ - rất dễ và cũng rất khó

— 25 Tháng Năm 2017

Chăm lo việc họ là xuất phát từ trong sâu thẳm tấm lòng thành kính với tổ tiên, gắn kết tình đồng tộc. Tham gia vào công việc hoạt động dòng họ rất dễ và cũng rất khó, bởi họ cần hoàn toàn tự nguyện, không gò ép đồng thời có khuyến khích, cần khéo léo nhắc nhở, đôn đốc, không thể bỏ mặc.

DÒNG HỌ TRƯƠNG QUỐC TẠI XÃ THẠCH KHÊ - HUYỆN THẠCH HÀ - TỈNH HÀ TĨNH

DÒNG HỌ TRƯƠNG QUỐC TẠI XÃ THẠCH KHÊ - HUYỆN THẠCH HÀ - TỈNH HÀ TĨNH

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) -Xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã trải qua bao thăng trầm lịch sử, tiền thân có nhiều tên gọi khác nhau. Xưa lúc thì gọi là xã Long Phúc, lúc thì gọi là xã Long Phú rồi đổi là xã Phong Phú, đến sau cách mạng tháng 8 năm 1945 được gọi xã Thạch Khê cho đến nay.

Tộc Trương Đình và danh hương Cổ Hiền (Quảng Bình)

Tộc Trương Đình và danh hương Cổ Hiền (Quảng Bình)

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) -Cổ Hiền (thuộc xã Hiền Ninh) nằm trên ngã ba sông Kiến Giang và Nhật Lệ, phía Tây có dãy Trường Sơn hùng vĩ , phía Đông là biển cả mênh mang, phía Nam có phá Hắc Hải, phía Bắc sát Lũy Thày. Nơi đây là một trong "Bát danh hương" nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình, một trong "tứ danh hương" của huyện Quảng Ninh. Từ hơn 500 năm trước, Tộc Trương Đình (Thủy tổ là tướng quân Trương Đình Tán, húy Cường) đã “cùng hội cùng thuyền” với hai tộc Lê, Nguyễn khai thiết vùng đất hoang sơ thành làng quê trù phú được dân gian truyền tụng: “Thổ Cổ Hiền, điền Kim Nại”.