Tộc Trương Đình và danh hương Cổ Hiền (Quảng Bình)

23:57 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2587
 
Dân làng Cổ Hiền tôn tạo giếng cổ hơn 500 năm
Dân làng Cổ Hiền tôn tạo giếng cổ hơn 500 năm
Tôi không thể nào quên những cái bắt tay thân tình, sự hồ hởi xen lẫn xúc động của bà con tộc Trương Đình Cổ Hiền trong Đại hội Họ Trương tỉnh Quảng Bình lần thứ nhất (ngày 8/12/2013) khi mọi người nói với tôi: “Đồng hương Thăng Long – Hà Nội đây”. Hơn 5 thế kỷ đã trôi qua nhưng nỗi nhớ “cố hương” vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí những thế hệ xưa và nay của tộc Trương này. Ngay từ thuở ban đầu vào trấn thủ và khai canh xứ Côộc, Tướng quân Trương Đình Tán và  tộc Trương Đình cùng hai tộc Lê, Nguyễn đã đặt tên cho làng mới là Cổ Hiền để kỷ niệm về “quê cha đất tổ”. Bởi gốc phát tích của tộc Trương Đình là tổng Cổ Hiền, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc ven đô, cửa ngõ phía Nam  Hà Nội).
Từ thế kỷ XV, nhận sứ mệnh “Nam tiến” của triều đình Lê sơ (thời vua Lê Thánh Tông), tộc Trương Đình đã cùng cộng đồng vừa đánh giặc vừa tăng gia sản xuất, góp công vào đại nghiệp “quốc thái dân an”.
Cổ Hiền trên quê hương mới gồm 4 xóm, được dựng theo mô hình làng xã truyền thống đồng bằng Bắc Bộ: “cây Đa, giếng nước, sân đình”, chợ búa nhộn nhịp, trên bến dưới thuyền. Các loại hình di tích phong phú, đa dạng: đình, đền, chùa, phủ, miếu, thành lũy... Đặc biệt nhà thờ Đại tôn có bề dày hơn 500 năm, từ chỗ tranh tre vách nứa, mái lá tiến đến xây kiên cố. Trong chiến tranh chống Mỹ ác liệt, nhà thờ là nơi cất dấu tài liệu bí mật và cũng là  nơi để vũ khí khí tài của Bộ tư lệnh  đoàn 559 chỉ huy chiến đấu, cũng là nơi các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và khách quốc tế đến thăm và làm việc. Ngày 12/12/1986, nhà thờ tộc Trương Đình Cổ Hiền đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.
Kế thừa, phát huy truyền thống văn võ song toàn của Tổ tiên, gia tộc, các thế hệ Tộc Trương Đình Cổ Hiền ngày càng phát triển. Từ đời thứ nhất đến đời thứ 12 tuy con cháu còn ít  nhưng đã  thành tựu về khoa bảng (15 người đạt học vị Tiến sĩ, Tú tài, cử nhân văn võ).
Từ chỗ 3 đời đầu độc đinh đến nay (năm 2013) có 336 hộ với 1164 khẩu trong đó có 156 đinh và 447 tráng. Trình độ Đại học trở lên có 59 vị trong đó có 2 Tiến sĩ. Sĩ quan Quân đội từ  Thiếu tá trở lên có 18 vị trong đó có 1 tướng (Trung tướng Trương Đình Thanh). Đảng viên từ 30 tuổi Đảng đến 65 tuổi Đảng có 32 vị.
Thay mặt tộc họ, tại Đại hội Họ Trương tỉnh Quảng Bình lần thứ nhất ông Trương Đình Hợi đã phát biểu như một lời tâm sự: “ Tại thời điểm này, con cháu trong tộc Trương Đình Cổ Hiền rải khắp các lĩnh vực: Quân sự, chính trị, khoa học kỹ thuật,  kinh tế, văn hóa nghệ thuật. Dù đi đâu sinh sống, công tác hậu duệ của ngài Thủy tổ Trương Đình Tán đều nhớ về Cội nguồn để chăm lo phụng sự Tổ tiên. Con cháu gần xa đã đóng góp  cho việc tu bổ nhà thờ, cúng tế, lễ hội...với số tiền hàng trăm triệu đồng. Tộc Trương Đình Cổ Hiền nguyện mãi mãi giữ gìn nề nếp gia phong và đoàn kết thống nhất cùng các tộc họ khác xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước thêm giàu mạnh, tươi đẹp”.
 
Trung tướng Trương Đình Thanh – một nhân vật ưu tú tiêu biểu của tộc Trương Đình và danh hương Cổ Hiền

 Sinh ngày 8/12/1944  tại làng Cổ Hiền, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông nhập ngũ tháng 2 năm 1961 và được cử đi học tại Trường Quân sự Quân khu 4.
1962 - 1975, lần lượt giữ các chức vụ tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn phó, trung đoàn trưởng Trung đoàn 6 Phú Xuân trực thuộc Quân khu Trị Thiên Huế.
1976 - 1980, được cử đi đào tạo tại Học viện Lục quân rồi Học viện Quốc phòng. 
 1981 - 1984, lần lượt giữ các chức vụ Sư đoàn phó Sư đoàn 324, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 342 của Quân khu 4.
Năm 1985, tiếp tục được cử đi đào tạo tại Học viện Quân sự Frunze của Liên Xô.
1986 - 1994, Tham mưu phó rồi Tham mưu trưởng Quân khu 4. Tháng 7/1995, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng rồi Phó Tư lệnh Quân khu 4.
Tháng 2/2002, Tư lệnh Quân khu 4. 
Năm 2003 được phong Trung tướng.
Trung tướng Trương Đình Thanh mất ngày 26.1.2005 trong một tai nạn máy bay khi ông cùng đoàn cán bộ Quân khu 4 và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đi kiểm tra tình hình sẵn sàng chiến đấu của bộ đội tại đảo Hòn Mê. 
Ông đã được Nhà nước và QĐNDVN tặng: Huân chương Ðộc lập hạng Ba, Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương chiến công (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Chiến công Giải phóng (hạng Nhì, Ba), Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Chiến sĩ Giải phóng (hạng Nhất, Nhì, Ba)...
 

 

Những tin cũ hơn

THƯ VIỆN NGƯỜI NGHÈO GIỮA ĐẠI NGÀN XỨ QUẢNG

THƯ VIỆN NGƯỜI NGHÈO GIỮA ĐẠI NGÀN XỨ QUẢNG

— 25 Tháng Năm 2017

Ông Trương Công Trân, sinh năm 1959 ở làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, là hậu duệ (cháu nội) của danh thần triều Tây Sơn là ông Trương Công Hy (1727 – 1800) được giao giữ các chức danh cao quý là Binh bộ Thượng thư (hay còn gọi là Bộ Quốc phòng), Hình bộ Thượng thư (hay còn gọi là Bộ Tư pháp). Ông Trương Công Trân là một người luôn đau đáu hướng về quê hương xứ Quảng đồng thời luôn dành tâm sức và nghị lực để đào tạo bồi dưỡng tri thức cho thế hệ tương lai, ông được mệnh danh là " Người đã đem tri thức về cho bà con"

Những chính sách mới về Thuế có hiệu lực thi hành trong tháng 10-2014

Những chính sách mới về Thuế có hiệu lực thi hành trong tháng 10-2014

— 25 Tháng Năm 2017

Giảm thuế thu nhập cá nhân, ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh doanh trong khu kinh tế; tạo điều kiện khi nộp thuế đối với hàng xuất khẩu; thay đổi cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp; áp dụng biện pháp chống bán phá giá… là những quy định mới sẽ có hiệu lực thi hành trong tháng 10-2014.

THÔNG BÁO VỀ NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH HỘI NGƯỜI HỌ NGUYỄN VIỆT NAM MỞ RỘNG Ngày 12/9/2014

THÔNG BÁO VỀ NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH HỘI NGƯỜI HỌ NGUYỄN VIỆT NAM MỞ RỘNG Ngày 12/9/2014

— 25 Tháng Năm 2017

Ngày 12/9/2014 Ban chấp hành Hội người họ Nguyễn Việt Nam đã tiến hành hội nghị mở rộng do chủ tịch lâm thời Hội TS. Nguyễn Văn Kiệm chủ trì. Hội nghị tiến hành tại cơ sở Nam dược thần hiệu Tuệ Tĩnh đường ở Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, TP. Hội nghị bao gồm 11 thành viên...

TỰ HÀO VỊ TƯỚNG HỌ TRƯƠNG TRONG LÒNG DÂN

TỰ HÀO VỊ TƯỚNG HỌ TRƯƠNG TRONG LÒNG DÂN

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) - Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, họ Trương Việt Nam tự hào có nhiều anh hùng mặt trận an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đương thời trong đó tướng Trương Hữu Quốc -nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an

Lăng mộ Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu và Lễ bộ thượng thư Trương Minh Giảng

Lăng mộ Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu và Lễ bộ thượng thư Trương Minh Giảng

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) -Nhân ngày Quốc Khánh 02/09/2014, ông Trương Thanh Tùng và nhiều Doanh nghiệp đại diện Câu lạc bộ Doanh nhân họ Trương Việt Nam đã đến dâng hương tưởng nhớ Long Vân hầu Trương Tấn Bửu tại số 41 Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, quận Phú Nhuận và Lễ bộ thượng thư Trương Minh Giảng tại Trương Gia từ, phường 7, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.