Lăng mộ Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu và Lễ bộ thượng thư Trương Minh Giảng

23:56 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2186
 
Ông Trương Thanh Tung cùng đoàn dâng hương trước Lăng mộ Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu
Ông Trương Thanh Tung cùng đoàn dâng hương trước Lăng mộ Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu
 Lăng Trương Tấn Bửu là nơi yên nghỉ của Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu, một danh tướng của triều Nguyễn. Lăng được xây dựng tại ấp Phú Thành, xã Phú Nhuận, tỉnh Gia Định nên còn được gọi là lăng Phú Thành, nay là 41 Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
Trương Tấn Bửu là một trong năm vị tướng nổi danh của thành Gia Định (gồm Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhân, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Trương Tấn Bửu). Ông giữ nhiều trọng trách trong triều đình nhà Nguyễn và được phong tước hiệu là Long Vân Hầu.

Ông mất năm 1827, vua Minh Mạng ban cho hai ngàn quan tiền và năm cây gấm tống cẩm để giúp làm việc tang lễ. Đích thân tả quân Lê Văn Duyệt coi lo việc chôn cất Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu và xin cấp tự điền (ruộng đất để thờ tự) và người giữ mộ.
 
Lăng Trương Tấn Bửu gồm ngôi mộ và một đền thờ trong khuôn viên rộng hơn 2300m2 có tường rào bao bọc.
 
Mộ Trương Tấn Bửu dài hơn 3m, chiều ngang khoảng 2m, cao hơn 2m. được xây bằng ô dước (hợp chất gồm vôi, cát giấy do, than hoạt tính, mật đường). Cách xa mộ gần 2m có tường thành bao thành hình chữ nhật (được gọi là khuông thành). Tường được xây bằng ô dước và gạch thức (gạch có đóng dấu). Đầu mộ, cuối mộ có xây bình phong. Trên khuông thành và binh phong trang trí hình kỳ lân, búp sen, phù điêu hình cây tùng và chin hạc, các cặp liễn đối.
Bên phải ngôi mộ là đền thờ Trương Tấn Bửu. Đền thờ gồm có tiền điện và chính điện. Tiền điện được xây theo dạng nhà tứ trụ, vì kèo bằng gỗ, mái lợp ngói ống (ngói âm dương tiểu đại). Chính điện cũng có dạng nhà tứ trụ nhưng được xây bằng bê-tông, tường gạch, mái lợp tôn xi măng. Khám thờ Trương Tấn Bửu được đặt ở chính điện, hai bên có bàn thờ Tả Ban và Hữu Ban. Năm 1943, với sự đóng góp của Hội Thượng công quí tế lăng Lê Văn Duyệt, Hội Phú Thành đã trùng tu đền thờ. Năm 1959, Hội Phú Thành xây một hội quán bên phải đền thờ.
Lăng Trương Tấn Bửu là công trình tiêu biểu của kiến trúc lăng mộ đầu thế kỉ XIX ở Gia Định, do đích thân Lê Văn Duyệt đốc xuất xây dựng làm nơi yên nghỉ cho một vị tướng tài, có công bình định an dân ở miền Nam, dẹp nạn thổ phỉ ở  miền Bắc.
Trước Cách mạng tháng Tám và trong những ngày đầu Nam bộ kháng chiến, lăng Trương Tấn Bửu là cơ sở của đội Cảm tử quân Phú Nhuận.
Lăng Trương Tấn Bửu được Nhà nước xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia theo Quyết định số 101/2004/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004 của Bộ Văn hóa – Thông tin.
 
 
 
Trương Gia Từ (từ đường họ Trương) tại 82/5 đường Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Gò Vấp . Ở đây, hiện có quần thể mộ cổ tháp họ tộc và ngôi mộ đôi ông bà Bình thành bá Lễ bộ thượng thư Trương Minh Giảng. Trương Minh Giảng nổi tiếng là đại thần văn võ song toàn, được bổ chức Tư vụ, dần thăng tới Lang trung bộ Binh, rồi đổi sang bộ Hình. Năm 1829 ông thăng chức Tham tri, được phái vào Nam công cán ở Gia Định, khi đổi về kinh ông làm Tả tham tri bộ Hộ, không lâu sau được thăng lên  bộ Hộ, kiêm quản Khâm thiên giám.

Năm 1832, ông cùng với Thượng thư bộ Lễ Phan Huy Thực biên soạn bộ Liệt Thánh Thực Lục. Cũng thời gian này, ông giữ chức Tổng tài Quốc sử quán, chủ trì việc biên soạn bộ Đại Nam thực lục. Năm 1833, Lê Văn Khôi nổi loạn chiếm giữ thành Gia Định (bấy giờ được đổi tên là thành Phiên An). Trương Minh Giảng được phong tước Bình thành bá sau đó là hàm Hiệp biện đại học sĩ. Không lâu sau, ông lại được phong hàm Đông các đại học sĩ, kiêm chức Bảo hộ.


 
Mộ của Trương Minh Giảng và thân sinh ông cùng một số ngôi mộ cổ của họ tộc Trương được dòng tộc gìn giữ, thờ cúng tại Trương Gia từ. 

Những tin cũ hơn

Nghệ sỹ ưu tú Bắc Sơn - Trương Văn Khuê (1932 - 2005)

Nghệ sỹ ưu tú Bắc Sơn - Trương Văn Khuê (1932 - 2005)

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) Nhạc sĩ Bắc Sơn tên thật Trương Văn Khuê (sinh ngày 25-12-1932 tại Phước Lộc, Long Thành, Đồng Nai). Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú ngày 3-2-1997.

Bình Ngô Khai quốc công thần (Lê) Trương Lôi – (Lê) Trương Chiến

Bình Ngô Khai quốc công thần (Lê) Trương Lôi – (Lê) Trương Chiến

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) Theo "Kinh Bắc Trương Thị Như Quỳnh thế phả": “cụ Trương Lôi hiệu Cự Thanh, vốn là hậu duệ của Thám hoa Trương Phóng (húy Trương Tích Đãng) - đỗ đại khoa năm 1304 đời vua Trần Anh Tông”.

ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TRƯƠNG VĂN THÀNH

ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TRƯƠNG VĂN THÀNH

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) Anh hùng lực lượng vũ trang Trương Văn Thành sinh năm 1945, Nhập ngũ tháng 07/1962, từ trần ngày 26 tháng 12 năm 1979 (âm lịch). Được Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên dương danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” theo quyết định số 26, ngày 11/02/1970: ghi sổ vàng số 111/ th/ CP, vì đã “Lập nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chồng Mỹ cứu nước”.

Trương Quốc dụng và bức thư gửi vua Tự Đức vào năm 1848

Trương Quốc dụng và bức thư gửi vua Tự Đức vào năm 1848

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN)...Văn chương quan hệ ở vận đời. Nhân sĩ học tập, tất phải say mê về nhân nghĩa đạo đức, rồi sau mới phát ra làm văn chương, lớn thì có thể sửa nước giúp dân, nhỏ thì có thể sửa mình chữa tục, mới là thực dụng. Đời xưa lấy nhân sĩ phải gồm văn và hạnh. Người nhà đường mới dùng thơ phú. Nhưng thơ ở lúc nhà Đường hưng thịnh thì khí cách hùng hồn, kịp đến lúc cuối nhà Đường mới dần dần thành ra khinh bạc. Đó là văn thể biến đổi vậy...

VIỆC HỌ

VIỆC HỌ

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN)...Việc Họ là một việc được coi là một thuần phong mỹ tục mang đậm nét văn hoá của người Việt cho dù đất nước có thay đổi phát triển ngày càng hiện đại...