Bình Ngô Khai quốc công thần (Lê) Trương Lôi – (Lê) Trương Chiến

23:56 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2628
 
Hậu cung đền thờ Bình ngô khai quốc công thần
Hậu cung đền thờ Bình ngô khai quốc công thần
Theo các tài liệu, sử sách chính thôsng khác thu thập được thì Bình Ngô khai quốc công thần Trương Lôi còn là con trai thứ 3 của Tiến sĩ, Thanh Vận Sứ Trương Duy Luật thời vãn Trần. cha con võ tướng Trương Lôi - Trương Chiến sớm có mặt  trong số 18 chiến tướng tham gia Hội thề Lũng Nhai năm 1416 và tham gia Khởi nghĩ Lam Sơn năm 1418. Là một trong những vị tướng tài trí, dũng cảm luôn  tiên phong trên chiến trận, cụ Trương Lôi  và con trai trưởng Trương Chiến đã góp phần quan trọng trong công cuộc đại thắng giặc Minh của dân tộc ta  ở thế kỷ XV thời Lê sơ. Nhân dịp Rằm tháng Tám, lễ giỗ 2 cụ tại Đền thờ ở thôn Tiền Phong (Hải Hòa, Tĩnh Gia, Thanh Hóa) xin kính thắp nén nhang tưởng nhớ cha con đức Liệt Tổ Bình Ngô Khai quốc công thần.
Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố của tỉnh Thanh Hóa
 
Hai trong 18 chiến tướng tham gia "Hội thề Lũng Nhai"
Theo "Kinh Bắc trương Thị Như Quỳnh Thế phả": “Cụ Trương Lôi  hiệu Cự Thanh, vốn là hậu duệ của Thám hoa Trương Phóng (húy Trương Tích Đãng) - đỗ đại khoa năm 1304 đời vua Trần Anh Tông”. Theo các tài liệu khác thu thập được thì Bình Ngô khai quốc công thần Trương Lôi còn là con trai thứ 3 của Tiến sĩ, Thanh Vận Sứ Trương Duy Luật thời vãn Trần.

Trong cuốn "Lam Sơn Thư lục" cũ (tìm thấy ở Thanh Hoá bởi Ty văn hóa tỉnh này) cho biết Trương Lôi quả là người rất thân cận với Lê Lợi - người đảng trưởng đồng hương:“Bọn Trương Lôi, Võ Uy, Trịnh Đồ nguyên là người thôn Thụ Mệnh, trước đi chăn voi ở đèo thành Trịnh Cao, vì thời vận không may, trốn về ở với vua, vừa làm ruộng, vừa học, việc làm ăn, ngón chơi bời đều giỏi, lại có chí hơn người”. Như vậy, “Một hôm được Lê Lợi sai đi cày ruộng ở xứ Phật hoàng, động Chiêu Nghi, chợt thấy có một vị sư già mặc áo trắng đi từ cầu thôn Đức Trà ra, vừa tới động Chiêu Nghi thì than rằng: Đây là ngôi đất quý, tiếc thay không có ai để giao phó!
Họ nghe sư già than tiếc như thế, mới chào hỏi và mời sư già về gặp Vua. Sư già nhắc lại lời than vừa rồi và nói thêm:
-Vẫn biết các ngươi là bậc có tài, đâu phải kẻ tầm thường! Nhưng nếu không phải là việc lớn thì ta không theo về đâu. Nói đoạn rồi nhà sư bỏ đi thẳng.
Trương Lôi hối hả về thuật lại với Vua, Vua sai Lôi đi trước, đến thôn Quần Lai, sách Quần Đội thì gặp sư già. Lôi quỳ xuống, bạch rằng:
- Xin người hãy đợi một lát, thầy tôi đến hầu ngay. Xin nhận lời cho. Sư già nghe theo. Lát sau, Vua đến, bày tỏ mọi nỗi và mời được sư già về nhà. Nhà vua mừng nói:
- Xin trưởng lão vì đệ tử mà chỉ rõ ngọn ngành, đệ tử chẳng dám sai lời.
Nếu có bụng khác thì trời xanh chứng giám..”.

Cũng theo "Lam Sơn thư lục" cha con võ tướng Trương Lôi - Trương Chiến sớm có mặt trong số 18 chiến tướng tham gia Hội thề Lũng Nhai năm 1416. Trương Lôi là người đứng hàng thứ 6, sau Lê Lợi, Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn Linh, Lê Văn An và Trịnh Khả.

Tại Hội thề Lũng Nhai, Lê Lợi cùng các bậc hào kiệt thân tín kể trên đã long trọng thề cùng hồn thiêng sông núi rằng:  “...Tôi là phụ đạo Lê Lợi cùng với Lê Lai đến Trương Chiến 19 người. Tuy họ hàng quê quán khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ liền cành. Phận vinh hiển đều có khác nhau, mong có tình như cùng chung một họ. Có kẻ bằng đảng xâm chiếm nước ta, qua cửa quan làm hại, nên Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người chung sức đồng lòng, gìn giữ đất nước làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cùng nhau, không dám quên lời thề son sắt... Nếu như Lê Lợi cùng Lê Lai  đến Trương Chiến sinh lòng này khác, cầu ơn hiện tại, núp bóng quân thù, không cùng một lòng, quên lời thề ước, chúng tôi nguyện trời đất và các thần linh giáng trăm tai ương trị bản thân cho đến họ hàng, con cháu đều bị tru diệt, chịu hết hình phạt của trời”. Khi Trịnh Đồ mang voi đến gia nhập nghĩa quân, Trương Lôi được Lê Lợi cử ra đón tiếp Trịnh Đồ:“Đến lúc cử nghĩa, Trịnh Đồ trở về, dẫn theo một thớt voi bắt trộm, hẹn ngày đem dâng Vua để góp phần dấy binh nhân nghĩa. Vua sai người nhà là Trương Lôi đi đón voi, đón Trịnh Đồ...người nhà là Trương Lôi thì phong làm Tham đốc Tham triều hầu, ban quốc tính là Lê Lôi, nói trước để làm tin...”

Tuy số người tham dự Hội thề Lũng Nhai chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với tổng số những người đã đến Lam Sơn tụ nghĩa lúc bấy giờ. Và tuyệt đại đa số những người có mặt trong cuộc Hội thề này, sau đó đều được trao những chức vụ rất quan trọng. Có thể nói Hội thề Lũng Nhai thực chất là buổi lễ ra mắt được tổ chức dưới một dạng thức đặc biệt của Bộ chỉ huy Lam Sơn.
Lễ dâng hương của các hậu duệ Bình Ngô Khai quốc công thần
 
Lễ dâng hương của các hậu duệ Bình Ngô Khai quốc công thần
Lễ dâng hương của các hậu duệ Bình Ngô Khai quốc công thần
Rạng ngời khởi nghĩa Lam Sơn và đại thắng Chi Lăng
Là một trong những vị tướng tài trí, dũng cảm luôn  tiên phong trên chiến trận, cụ Trương Lôi  và con trai trưởng Trương Chiến đã góp phần quan trọng trong công cuộc đại thắng giặc Minh của dân tộc ta  ở thế kỷ XV thời Lê sơ.

Ngày mồng 2 tháng Giêng năm Mậu Tuất (7-2-1418), trong không khí ngày tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương cùng toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Cha con võ tướng Trương Lôi là những nhân vật đóng vai trò quan trọng trọng sự kiện lịch sử hiển hách này.

Ngày 9 tháng 4 năm Mậu Tuất (1418) giặc Minh vây ép nghĩa quân ở Lam Sơn, quân ta phải lui về đóng ở Lạc Thuỷ. Khi giặc đến Lạc Thuỷ thì bị phục binh của ta tấn công. Trương Lôi và các tướng Lê Thạch, Đinh Bồ, Lê Ngân, Lê Lý xông lên trước hãm trận, chém được hơn 3.000 đầu giặc, tịch thu được nhiều khí giới. Đến ngày 16, tên phản thần là Ái dẫn đường cho giặc Minh đánh lén nghĩa quân, giặc bắt người nhà của chủ tướng Lê Lợi cùng vợ, con của quân lính làm cho nghĩa quân nhụt ý chí chiến đấu. Khi nguy cấp phải rút lên ẩn náu ở núi Chí Linh, cạn lương đến ba tháng thì chỉ có Trương Lôi và các tướng Lê Lễ, Lê Vấn, Lê Xí, Lê Bí, Lê Đạp đi cùng.

Năm Canh Tý (1420) khi tên phản thần là Cầm Lạn dẫn đường cho bọn Lý Bân và Phương Chính đem hơn 10 vạn quân vào Mường Thôi (Nghệ An) uy hiếp nghĩa quân. Trương Lôi cùng Lê Lý, Lê Vấn, Lê Triện đem 1.000 tinh binh mai phục ở Bồ Mộng đánh và chém được hơn 1.000 tên địch.

Khi giặc rút về đóng ở Quan Du để phòng bị thành Tây Đô (Thanh Hóa), Lê Lợi đã sai Trương Lôi cùng các tướng Lê Hào, Lê Tứ, Lê Sát, Lê Nanh đánh và phá được đồn Quan Du. Quân ta chém được hơn một nghìn tên giặc và thu được rất nhiều chiến lợi phẩm.

Trong hai tháng 9 và 10 (năm Giáp Thìn 1424), Thượng tướng quân Lê Lôi theo đại binh tiến vào thành Nghệ An: “ Lúc bấy giờ tướng nhà Minh là bọn Trần Trí, Phương Chính, Thái Phúc, Sư Hựu đem quân vào tiếp viện Nghệ An, gặp quân vua ở Trà Lân. Quân và voi của vua phục ở khoảng giữa rừng, nhử Trần Trí, rồi đón đánh quân Minh tan vỡ chết nằm gối lên nhau, bọn Trí cấp tốc phải chạy về thành Nghệ An cố thủ…”. Chiến thắng này, đã được Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi ngợi ca trong áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo”,:" trận Trà Lân trúc chẻ tro bay".

Năm Ất Tỵ (1425), Trương Lôi và các tướng Lê Lễ, Lê Sát,Trương Một, Lê Trĩ, Lưu Nhân Chú, Lê Lỗi, Lê Nanh và Lưu Trung đánh và phá được thành Tây Đô. Quân ta chém đầu 500 giặc, bắt sống nhiều nguỵ quân.

Tháng 8-1425, Lê Lợi nhận thấy quân Minh liều chết cố thủ hai thành Nghệ An và Diễn Châu, tin tức về Đông Quan bị cắt đứt, còn các xứ Tân Bình, Thuận Hoá ( Quảng Bình, Thừa Thiên Huế) xa xôi cũng không liên lạc được với Đông Quan, chỉ cần ít quân vẫn có thể đánh thắng, Ngài “Bèn sai Tư đồ Trần Nguyên Hãn - lúc này cụ Trương Lôi là Thượng tướng quân, Phó tướng của Tư đổ) và Thượng tướng quân Lê Nỗ (Doãn Nỗ) đem quân tiến thẳng đến Tân Bình, Thuận Hoá. Lại sai các tướng Lê Ngân, Lê Bôi, Lê Văn An đem 70 chiếc thuyền chiến vượt biển đến tiếp ứng. Tướng nhà Minh là Nhậm Năng Phương đem hết quân đón chặn ở Hà Khương, bọn Ngân đón đánh tan hết, quân dân Tân Bình, Thuận Hoá đều quy thuận…Bình Định Vương có cả vùng này…”.

Trong trận chiến này, Thượng tướng quân Trương Lôi được Tư đồ Trần Nguyên Hãn giao cho một cánh quân chủ lực cùng voi chiến phục binh, chờ khi quân giặc đến giao chiến, bất ngờ đánh vào sườn quân giặc, chia cắt đội hình của chúng để tiêu diệt.

Năm Bính Ngọ (1426), vua Minh sai Tổng binh là Thành sơn hầu Vương Thông và Tham chính Mã Anh dẫn hơn 5 vạn quân và 5.000 ngựa chiến chia đường đến cứu viện cho thành Đông Đô. Một vạn từ Vân Nam đến trước, xuôi theo sông tiến thẳng đến thành Tam Giang. Được tin giặc đến Ninh Kiều, Trịnh Khả, Trương Lôi đi gấp đường đón đánh và phá tan được quân giặc, số bị chém đầu đến hơn 1.000, số chết đuối dưới sông rất nhiều, số sống sót bỏ chạy vào thành Tam Giang. Khi đó quân của Vương Thông từ Khâu Ôn vừa đến được 5 ngày đã cất đại quân cùng với quân của các tướng Sơn Thọ, Mã Kỳ, Phương Chính, Trần Trí, Lý An, Trần Hiệp, tổng khoảng trên 10 vạn quân thuỷ bộ tiến đánh cánh quân của Trương Lôi, Lê Bí. Lượng sức không chống nổi địch, Trương Lôi, Lê Bí bèn cấp báo cho các tướng Lê Lễ, Lê Hối, Trương Chiến và Lê Xí. Bấy giờ Lê Lễ đã phục sẵn tinh binh ở Thanh Đàm (Thăng Long) đợi giặc, khi được tin báo của Trương Lôi, liền đang đêm dẫn 3.000 quân tinh nhuệ, hai thớt voi đến cứu, cùng hợp sức với Trương  Lôi và Lê Bí phá tan được quân giặc. Các tướng giặc là Vương Thông, Mã Anh, Sơn Thọ, Mã Kỳ chỉ kịp chạy thoát thân vào thành Đông Đô, quân ta thừa thắng tiến quân vào vây thành.

Mùa hạ, tháng 4 năm Đinh Mùi – 1427, bọn Vương Thông bị vây khốn ở thành Đông Quan. Vua nhà Minh sai  hai cánh quân sang cứu viện. Cánh thứ nhất do An Viễn hầu Liễu Thăng chỉ huy đánh vào cửa ải Pha Lũy ( Lạng Sơn). Cánh thứ hai do Thái phó Kiềm quốc công Mộc Thạnh đeo ấn chinh Nam tướng quân, đánh vào cửa ải Hoa Lê (Tuyên Quang). Thượng tướng quân Lê Lôi được Lê Lợi cử cùng tướng quân Lê Khả ( Trịnh Khả) tiến đánh tiêu diệt các vị trí đóng quân của giặc Minh từ Việt Trì đi ải Hoa Lê. Sau khi giành thắng lợi, hai ông cho quân di chuyển lên ải Hoa Lê phối hợp cùng  PhạmVăn Xảo chống lại Mộc Thạnh. “ Tổng binh Vân Nam Kiềm quốc công Mộc Thạnh cầm cự với bọn Phạm Văn Xảo, Lê Khả ở cửa ải Hoa Lê. Vua tính liệu rằng: Thạnh tuổi đã già, sự đời từng trải, tất ngồi xem Liễu Thăng thành hay bại, không chịu tiến lên, mật báo với bọn Khả đặt quân mai phục đợi chờ đánh. Đến khi quân của Liễu Thăng thua. Vua sai đem bọn tỳ tướng bị ta bắt cùng với sắc thư, phù ấn đưa đến quân của Thạnh. Thạnh trông thấy, đại quân sợ hãi tan vỡ. Xảo, Khả thừa thắng tung quân đánh tan ở ngòi nước lạnh. Thạnh chỉ còn một mình cưỡi ngựa chạy. Ta bắt được khí giới, áo giáp, xe cộ nhiều gấp hai lần ở Xương Giang”. (6)

Trong "Đại Việt thông sử", nhà bác học Lê Quý Đôn có chép công tích của Đại tướng quân Trương Lôi: “Ngày mồng 2 là ngày Canh Thân, tháng Giêng, năm Mậu Tuất (1418), Hoàng đế dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, phong chức Đại tướng và Thừa tướng cho 47 người trong đó có Trương Lôi.  Cụ đã đẩy Lê Lợi vào lỗ thân cây để nấp khi quân Minh lùng bắt. Cụ đã mang hài cốt của cha mẹ Lê Lợi giấu đi tránh sự phá hủy của giặc Minh và đã dự tất cả các trận lớn khi phải chống cự hoặc khi đánh úp, hay phản công tại địa phận Thanh Hoá, Nghệ An và dọc sông Đáy. Cuối cùng đánh nhử Liễu Thăng vào thung lũng Chi Lăng (Lạng Sơn) và được vua sai đem mấy bại tướng và cờ biển của Liễu Thăng sang phía Tuyên Quang báo tin Liễu Thăng tử trận cho Mộc Thạnh biết. Trong danh sách gồm 35 người phong danh “Bình Ngô khai quốc công thần”.

Năm Mậu Thân (1428) sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Thuận Thiên năm thứ nhất đã  phong cho Cha con cụ Trương Lôi- Trương Chiến là "Bình Ngô khai quốc công thần",. Trong sổ Lễ bộ của Thượng thư Đàm Văn Lễ ghi về “Khai quốc công thần” (năm 1500) có ghi về sự nghiệp của Ngân Thanh Quang Lộc Đại phu Xa Kỵ Đại tướng quân Trương Lôi sau giải phóng: "Số 44 Lê Lôi. Năm đầu thời Thuận Thiên (1428) giữ chức tuyên phủ sứ Thái Nguyên, Đồng tổng quản việc quân của vệ ở lộ hà bắc. Năm thứ ba Quang Thuận (1462) mất, thọ 78 tuổi. Sinh thời, làm đến chức Thái Phó. năm thứ 15 Hồng Đức (1484) tặng Thái Phó Mục quận công".  

Cụ  Trương Chiến - con trai trưởng của cụ Trương Lôi được phong Bảo chính công thần nhập nội Thiếu úy, tước Nghị quận công. Năm Hồng Đức thứ 15 (1484), tặng Thái bảo 3y1 quận công. Con trai  cụ  là Lê Bá Trù được tập ấm Quang Lộc Đại phu.

Cha con 2 cụ  được triều đình ban Thái ấp ở khu vực gần ải Chi Lăng (nay là địa phận Yên Thế và Hữu Lũng thuộc 2 tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn). Con cháu họ Trương được trọng dụng về việc biên phòng ở vùng giáp giới Kinh Bắc Lạng Sơn trong thời Lê sơ.
Đền thờ tại thôn Quan Nội, xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Đền thờ tại thôn Quan Nội, xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Nhà Báo Trương Thị Kim Dung tại khu vực Lăng mộ hợp chất của cha con Liệt Tổ Trương Lôi - Trương Chiến
Nhà Báo Trương Thị Kim Dung tại  khu vực Lăng mộ hợp chất của cha con Liệt Tổ Trương Lôi - Trương Chiến ở  đồi Hồng (Đông Sơn - Yên Thế - Bắc Giang)
Các ông Trương Anh Tuấn, Trương Văn Hùng, Trương Văn Dư lễ mộ mộ Quận Công Trương Chiến
Các ông Trương Anh Tuấn, Trương Văn Hùng, Trương Văn Dư ( thuộc Trương Như Quỳnh, Kinh Bắc) lễ mộ mộ Quận Công Trương Chiến (từ trái sang).
 

Những tin cũ hơn

ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TRƯƠNG VĂN THÀNH

ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TRƯƠNG VĂN THÀNH

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) Anh hùng lực lượng vũ trang Trương Văn Thành sinh năm 1945, Nhập ngũ tháng 07/1962, từ trần ngày 26 tháng 12 năm 1979 (âm lịch). Được Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên dương danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” theo quyết định số 26, ngày 11/02/1970: ghi sổ vàng số 111/ th/ CP, vì đã “Lập nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chồng Mỹ cứu nước”.

Trương Quốc dụng và bức thư gửi vua Tự Đức vào năm 1848

Trương Quốc dụng và bức thư gửi vua Tự Đức vào năm 1848

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN)...Văn chương quan hệ ở vận đời. Nhân sĩ học tập, tất phải say mê về nhân nghĩa đạo đức, rồi sau mới phát ra làm văn chương, lớn thì có thể sửa nước giúp dân, nhỏ thì có thể sửa mình chữa tục, mới là thực dụng. Đời xưa lấy nhân sĩ phải gồm văn và hạnh. Người nhà đường mới dùng thơ phú. Nhưng thơ ở lúc nhà Đường hưng thịnh thì khí cách hùng hồn, kịp đến lúc cuối nhà Đường mới dần dần thành ra khinh bạc. Đó là văn thể biến đổi vậy...

VIỆC HỌ

VIỆC HỌ

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN)...Việc Họ là một việc được coi là một thuần phong mỹ tục mang đậm nét văn hoá của người Việt cho dù đất nước có thay đổi phát triển ngày càng hiện đại...

Thông báo mời họp cuối năm

Thông báo mời họp cuối năm

— 25 Tháng Năm 2017

Nhân dịp bước sang đầu năm mới 2014, HĐ Trương tộc VN khu vực phía Nam tổ chức họp đánh giá hoạt động năm 2013

THƯ CÁM ƠN

THƯ CÁM ƠN

— 25 Tháng Năm 2017