VIỆC HỌC TẬP VÀ GIẢNG DẠY TẠI QUỐC TỬ GIÁM, HÀ NỘI

18:52 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 4716
 
Text Box:  Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội
(HTVN) -Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng tháng 8 năm Canh Tuất, tức tháng 10 năm 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo nho (Khổng Tử, Mạnh Tử...). Sáu năm sau (1076), Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở kề phía sau, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ.]
 
Với chức năng là nơi thờ Khổng Tử với những nghi lễ tế trang trọng được tổ chức hàng năm, vừa là nơi đào tạo bồi dưỡng tri thức Nho học của Nhà nước. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một cơ quan rất quan trọng của triều đình thời bấy giờ. Những người được bổ nhiệm đứng đầu Văn Miếu – Quốc Tử Giám đều là những Đại Khoa, những nhà khoa bảng lớn, có tri thức và tài năng đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của đất nước và dân tộc.
Với lịch sử gần 1000 năm, nơi đây đã đào tạo nên hàng ngàn các bậc đại khoa, hiền tài cho đất nước. Là một trung tâm giáo dục lớn nhất nước ta thời xưa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đồng thời cũng là nơi hun đúc nên bao truyền thống văn hóa giáo dục quý báu trong đó có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, truyền thống trọng hiền tài của dân tộc. Cũng vì thế, các thế hệ người Việt Nam xưa và nay đều tôn vinh Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.
Việc tổ chức giảng dạy, học tập tại Quốc Tử Giám bắt đầu từ năm 1076 dưới thời Lý, phát triển và hoàn thiện dưới thời Lê thế kỷ XV.
Quốc Tử Giám có hai nhiệm vụ: rèn luyện cho các giám sinh dự thi Hội và báo cử những giám sinh tài đức lên triều đình để bổ dụng làm quan. Và dù là thi hay cử thì phần lớn giám sinh là những người đã qua thi Hương, đỗ hương cống, hoặc bị trượt kỳ thi Hội. Một số ít là tuyển từ con cháu các công thần có qua thi Hương nhưng chưa đỗ hương cống.
http://www.truongtoc.vn/uploads/news/2011/09/42_big.jpg
Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội
 
Đứng đầu Quốc Tử là Tế Tửu (Hiệu trưởng), Tư Nghiệp (Hiệu phó) Thời ). Phụ trách giảng dạy là các giảng viên với các chức Giáo Thụ, Trực giảng, Trợ giáo, Huấn đạo… có lúc đặt thêm ngũ kinh bác sĩ tức là năm vị chuyên giảng về năm pho kinh Thi, Lễ, Dịch, Xuân Thu.
Học trò trường Quốc Tử Giám là các Giám Sinh, chủ yếu là những người đã đỗ thi Hương, qua một kỳ kiểm tra ở Bộ Lễ vào Quốc Tử Giám để học tập, để chuẩn bị kỳ thi Hội và thi Đình. Giám Sinh chia ra làm 3 hạng.
Thượng xá sinh, học bổng là 10 tiền một tháng
Trung xá sinh, học bổng là 9 tiền một tháng
Hạ xá sinh, học bổng là 8 tiền một tháng.
Quá trình học tập giám sinh chủ yếu là phải tự học, tự nghiên cứu, nghe giảng sách, bình văn là làm văn, sách dùng cho việc học tập là Tứ Thư (đại học, trung dung, luận ngữ và Mạnh Tử), Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Xuân Thu và dịch) các tuyển tập thơ phú cổ văn và Bắc sử. Bài văn được chấm theo lối phân thành 4 loại:ưu, bình, thứ, liệt. Loại thứ lại chia làm thứ mác là bài có đoạn hay, thứ cộc thuộc loại xoàng. Bài kém bị phê liệt.Những bài thật hay được chọn đọc trong những buổi bình văn cho cả trường nghe, kèm theo những lời bình của thầy. Những lời bình này chính là những bài giảng sinh động và sâu sắc lại sát thực tế trình độ người học
Giám sinh mỗi tháng có một kỳ tiểu tập, một năm có 4 kỳ đại tập, nếu đủ các kỳ học, sau khi trình Bộ Lễ xem xét đạt tiêu chuẩn mới vào thi Hội, thi Đình, phép thi Hội có 4 kỳ.
Kỳ đệ nhất: Thi kinh nghĩa
Kỳ đệ nhị: Thi chế, chiếu, biểu
Kỳ đệ tam: Thi thơ phú
Kỳ đệ tứ: Thi văn sách, trình bày kiến thức, mưu lược kế sách của mình nhằm giải đáp câu hỏi nêu lên trong bài. Trúng thi Hội mới vào thi Đình. Thi Đình được tổ chức ở sân Điện, Vua ra đề thi và chám duyệt lần cuối cùng.
Những người đỗ thi Đình xếp thành 3 hạng:
Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa)
Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp)
Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
Người đỗ đầu cả 3 kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình gọi là Tam Nguyên
82 khoa thi được dựng bia ở Văn Miếu, ghi tên 1306 người đỗ trong số hơn 200.000 người dự thi.
Năm 1502 và năm 1667 đỗ ít nhất có 3 người
Năm 1478 đỗ nhiều nhất có 62 người.
Trong lịch sử khoa cử Việt Nam, người đỗ ít tuổi nhất là Nguyễn Hiền, đỗ Trạng Nguyên năm 1247 khi mới 13 tuổi. Người nhiều tuổi nhất là Quách Đồng Dần 68 tuổi đỗ Tiến sĩ năm 1634.
Quốc Tử Giám là trung tâm giáo dục lớn nhất cả nước thời phong kiến. Quốc Tử Giám đã góp phần đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước, xứng đáng là Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.
 (Nguồn tư liệu Ban quản lý Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội)
 

Những tin cũ hơn

HÌNH TƯỢNG RỒNG TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

HÌNH TƯỢNG RỒNG TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

— 25 Tháng Năm 2017

Các nhà nghiên cứu cho rằng, rồng là sản phẩm của trí tưởng tượng và sùng bái của người xưa trở thành biểu tượng tốt đẹp, linh thiêng và quyền uy. Nhiều sách cổ coi thủy tổ của loài người, vua chúa, thánh nhân là con rồng.

MẤY SUY NGHĨ VỀ TÊN LÀNG

MẤY SUY NGHĨ VỀ TÊN LÀNG

— 25 Tháng Năm 2017

Từ tên làng, ta lại nhớ đến cái cổng làng với cây đa, bến nước thân thuộc mà nay nhiều nơi vẫn còn giữ được, như làng Mông Phụ chẳng hạn. Nhưng điều khiến tôi đôi lúc chạnh lòng là bên cạnh tên làng bị xóa sổ hay số hóa như nêu trên, thì cái cổng làng cũng đã biến dạng, đã thay đổi đáng tiếc do những suy nghĩ nhất thời...

Xin hãy giúp 3 cháu mồ côi cha mẹ ở Quảng Bình có hoàn cảnh rất khó khăn

Xin hãy giúp 3 cháu mồ côi cha mẹ ở Quảng Bình có hoàn cảnh rất khó khăn

— 25 Tháng Năm 2017

Cha chết sớm, mẹ cũng bỏ lại đàn con thơ dại ra đi vĩnh viễn sau vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Đang ở tuổi ăn tuổi học, nhưng 3 chị em Trương Thị Huyền ( lớp 9) Trương Thị Trang (lớp 7), Trương Thị Hoài Thu (lớp 3) ở thôn Gia Tịnh, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã sớm phải sống cảnh mồ côi, bệnh tật, nghèo khó.

Bài Phát biểu của ông Trương Quang Được, nguyên Ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương, nguyên phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Đại hội Đại biểu họ Trương Việt Nam lần thứ nhất

Bài Phát biểu của ông Trương Quang Được, nguyên Ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương, nguyên phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Đại hội Đại biểu họ Trương Việt Nam lần thứ nhất

— 22 Tháng Năm 2017

Đại hội Đại biểu họ Trương Việt Nam lần thứ nhất tổ chức ngày 21 tháng 4 năm 2013 (tức ngày 12 tháng 3 năm Quý Tỵ) tại Hội trường lớn của Bảo tàng Hà Nội, số 2 đường Phạm Hùng, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Trong không khí thiêng liêng, gần gũi và ấm tình đồng tộc, Đại hội vinh dự, vui mừng được đón tiếp và được nghe lời phát biểu đầy xúc động của ông Trương Quang Được nguyên Ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương, nguyên phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Lãnh đạo Hội đồng họ Trương Việt Nam tham dự hoạt động của họ Trương trong khuôn khổ lễ hội truyền thống của làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội

Lãnh đạo Hội đồng họ Trương Việt Nam tham dự hoạt động của họ Trương trong khuôn khổ lễ hội truyền thống của làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội

— 22 Tháng Năm 2017

Ngày 1/5/ /2013, nhận lời mời của Ban Đại diện họ Trương làng Lệ Mật, lãnh đạo Hội đồng họ Trương VN bao gồm các vị: PGS.TS Trương Quốc Bình, Phó Chủ tịch thường trực, các Phó Chủ tịch : Trương Minh Tiến, Nhà thơ, nhà báo Trương Thị Kim Dung, cùng các vị : Trương Quốc Hùng, Chủ tịch Chủ tịch Hiệp hội UNESCO Du lịch –Lữ hành HN, Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân họ Trương VN, ông Trương Minh Tân, Trưởng Ban Kiểm tra Hội đồng họ Trương VN đã về tham dự các hoạt động của họ Trương làng Lệ Mật trong khuôn khổ lễ hội truyền thống của làng Lệ Mật.