HÌNH TƯỢNG RỒNG TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

18:49 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 3201
 Các nhà nghiên cứu cho rằng, rồng là sản phẩm của trí tưởng tượng và sùng bái của người xưa trở thành biểu tượng tốt đẹp, linh thiêng và quyền uy. Nhiều sách cổ coi thủy tổ của loài người, vua chúa, thánh nhân là con rồng.
Việt Nam, rồng xuất hiện từ rạng đông lịch sử dân tộc, với tên gọi là "Giao Long" với tục xăm mình hình Rồng của cư dân Văn Lang là bộ tộc có thủ lĩnh là Vua Hùng đã thờ thần Rắn, thần Rồng – Một sức mạnh sông nước trong buổi cha ông ta từ miền núi xuống đồng bằng khai hoang lấn biển, là nỗi sợ hãi lúc đầu phải tôn thờ mong đáng linh thiêng phù trợ rồi mới biết thờ tổ tiên và anh hùng liệt sĩ có công với dân. Về sau sức mạnh bí ẩn của thiên nhiên chắp cánh cho khát vọng của con người về mưa thuận gió hòa. Con Rồng tinh thần bay bổng từ văn minh nông nghiệp lúa nước lên chín tầng mây là mưa tưới ruộng mỗi khi có tiếng trống Đồng Đông Sơn gióng lên phỏng theo tiếng sấm ở lễ cầu mưa. Hình tượng Rồng sớm được định hình, định hướng tư duy con người và truyền tải qua các đời bằng nhiều loại hình văn hóa – nghệ thuật.
 
 
Đất nước mang hình rồng
Rồng hóa thân thần thiên tình sử Lạc Long Quân cùng tiên Âu Cơ hoài thai bọc trăm trứng nở trăm con, 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi hòa hợp trong cộng đồng Văn Lang, sinh thành mãi mãi dòng giống Việt Nam có gia phả chúng "Rồng Tiên".
Rồng hóa thân thành tướng của Vua Hùng, Hai Bà Trưng, rồng che chở Đức Tiên Đế, người có công thống nhất giang sơn, lập nên nước Đại Cồ Việt độc lập tự chủ đầu tiên, mở đầu thời kì huy hoàng dựng nước lần thứ hai. Con rồng từ bọc trăm trứng bay lên sương mù trời Đại La bên tả ngạn sông Hồng trước thuyền ngự Lý Thái Tổ, định đô Thăng Long.
Không phải ngẫu nhiên mà hình đất nước Việt Nam từ thuở khai thiên lập địa là sự cách điệu hình rồng.
Từ miền Bắc, khởi nguồn có Bái Tử Long, Hạ Long, Bạch Long Vĩ ở phía đông bắc, có Thăng Long ở trung tâm nước qua con cầu được mô phỏng thiết kế theo tên gọi "Hàm Rồng" địa linh mà thuyết "Phong thổ" cho là "mả táng Hàm Rồng" nơi lắm vua nhiều chúa, cửa ngõ và yết hầu giao thông nơi miền Trung anh dũng kiên cường vào với miền Nam thần đồng có vùng đất Cửu Long (9 con rồng) gồm 12 tỉnh trong đó có đất mũi Cà Mau, là vị trí chiến lược về chính trị, quốc phòng… là vựa lúa lớn nhất nước. Mỗi miền là mạch máu giao thông lớn về tim rồi từ tim đi nuôi cơ thể tổ quốc hình chữ S uốn lượn như hình Rồng, có núi cao đại ngàn phía tây kéo dài làm vây, có biển Đông bao la sóng vỗ vẫy vùng thỏa chí.
Đất nước Việt Nam đâu cũng cảnh "làng ta phong cảnh hữu tình – dân cư giang khúc như hình con long", đâu cũng con người thấp thoáng dáng "Rồng bay phượng múa", sống thanh cao "trứng rồng lại nở rồng", tính tình đôn hậu, khách đến nhà thì nhún nhường, tôn trọng "mấy khi rống đến nhà tôm"... Người Việt biết ước mơ "Long Vân Khánh Hội" như người Hoa, biết vượt ngũ môn như cá chép để hóa rồng như người Nhật…
Rồng trong văn hóa truyền thống
Hình tượng rồng trong văn hóa truyền thống Việt Nam xét về mặt nguồn gốc hóa rồng còn phong phú lắm. Tre, trúc hóa rồng trong tranh rồng, trong thơ "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi (Từ độ hóa rồng càng lạ nữa) Nguyễn Du ở truyện Kiều, bốn lần nói về rồng, rồng trong thơ trào phúng của Tú Xương, Tú Mỡ; rồng trong "Nhật ký trong tù" (Rồng quấn vòng quanh chân với tay, Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới, Nhà lao mở cửa ắt rồng bay) và trong kịch "Con rồng tre" của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; rồng trong trò chơi, lễ hội dân gian rồng rắn lên mây, đua thuyền rồng, múa rồng; rồng trong các câu chuyện về tự nhiên có liên quan đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp (Rồng đen lấy nước thì mưa. Rồng trắng lấy nước thì vua đi cày)…
Tất cả các triều đại phong kiến cha truyền con nối đều mượn oai rồng như cáo mượn oai hùm để tô vẽ cho mình nào là "Long thể", "Long bộ", "Long sàng" để đọc chiếm "sân rồng", "bệ rồng" đều dùng hình tượng rồng như một thứ vũ khí tinh thần trang trí trong các lăng miếu, đến chùa từ triều đình đến làng bản để thần thiêng hóa quyền uy phong kiến.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, "Rồng năm móng vua quan thành cát bụi" (Chế Lan Viên). Tình cảm "Từ thủa mang gươm đi mở nước, ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long" (Huỳnh Văn Nghệ) đã có trước đây nhiều thế kỷ, nay được nhân lên trong niềm sảng khoái, tự hào thành công của Thăng Long để ra đời thêm những tên, địa danh khác…
Trong hàng những con rồng châu Á, rồng Việt Nam vừa đẹp ở tư thế bay lên, vừa đẹp ở bản chất của hiện tượng ngôn ngữ văn hóa nghệ thuật, nói lên tính đôn hậu cùng khát vọng của nhân dân và mang dấu ấn thịnh suy của các triều đại phong kiến.
Cha ông ta dùng con Rồng đặt tên cho một năm trong 12 chi. Năm rồng là năm đại cát. Theo cách tính và tâm lý dân gian, bước vào năm Nhâm Thìn 2012, năm Thìn thứ hai của thế kỷ XXI, của thiên niên kỷ thứ 3 với nhiều hứa hẹn tốt đẹp.
 
Rồng khác nhau qua các thời kỳ với các bước đi tạc hình:
 
http://langvietonline.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=101213
- Rồng thời Lý (Thế kỷ XI- XII) mới thoát thai từ rắn, gắn với việc đề cao đạo Phật. Rồng một đôi nằm gọn trong lá đề hoặc một con trong nửa lá (cửa tháp). Đi vào cửa tháp là đi vào lòng bồ đề.
- Rồng thời Trần (thế kỷ XII – XIV) dáng cao to, khí phách của những võ công oai hùng thắng Nguyên Mông.
- Rồng thời Lê (thế kỷ XV) là rồng thời Trần tiếp tục vươn lên theo vận nước hồi phục sau hai thập kỷ đất nước bị nhà Minh kìm kẹp. Rồng thời Mạc (thế kỷ XVI) vừa đa dạng vừa đa năng trong bước phát triển phong phú các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian.
- Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam xuống dốc, phong trào quần chúng nhân dân dành lại hình tượng rồng cho khát vọng phồn thực và công bằng xã hội. Rồng xuống đậu nơi đất vách nhà tranh và quây quần cùng gà, lợn, chuột, mèo, trâu, chó… (trong trang dân gian Tết).
- Rồng thời Nguyễn có mặt ở địa bàn rộng rãi chưa từng thấy trong lịch sử xưa nay, Rồng xuất hiện trong công trình kiến trúc, bàn thờ của các gia đình bậc trung mọi làng bản. Hình tượng rồng vẫn tập trung tính hướng nội, gắn với tâm linh dân dã. Dáng rồng hình xoắn đuôi, râu vẩy cá chép, sừng hươu, vuốt chim ưng, thân rắn uốn lượn khỏe khoắn.  
Xuân Lực sưu tầm
Nguồn tin: langvietonline.vn
 

Những tin cũ hơn

MẤY SUY NGHĨ VỀ TÊN LÀNG

MẤY SUY NGHĨ VỀ TÊN LÀNG

— 25 Tháng Năm 2017

Từ tên làng, ta lại nhớ đến cái cổng làng với cây đa, bến nước thân thuộc mà nay nhiều nơi vẫn còn giữ được, như làng Mông Phụ chẳng hạn. Nhưng điều khiến tôi đôi lúc chạnh lòng là bên cạnh tên làng bị xóa sổ hay số hóa như nêu trên, thì cái cổng làng cũng đã biến dạng, đã thay đổi đáng tiếc do những suy nghĩ nhất thời...

Xin hãy giúp 3 cháu mồ côi cha mẹ ở Quảng Bình có hoàn cảnh rất khó khăn

Xin hãy giúp 3 cháu mồ côi cha mẹ ở Quảng Bình có hoàn cảnh rất khó khăn

— 25 Tháng Năm 2017

Cha chết sớm, mẹ cũng bỏ lại đàn con thơ dại ra đi vĩnh viễn sau vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Đang ở tuổi ăn tuổi học, nhưng 3 chị em Trương Thị Huyền ( lớp 9) Trương Thị Trang (lớp 7), Trương Thị Hoài Thu (lớp 3) ở thôn Gia Tịnh, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã sớm phải sống cảnh mồ côi, bệnh tật, nghèo khó.

Bài Phát biểu của ông Trương Quang Được, nguyên Ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương, nguyên phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Đại hội Đại biểu họ Trương Việt Nam lần thứ nhất

Bài Phát biểu của ông Trương Quang Được, nguyên Ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương, nguyên phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Đại hội Đại biểu họ Trương Việt Nam lần thứ nhất

— 22 Tháng Năm 2017

Đại hội Đại biểu họ Trương Việt Nam lần thứ nhất tổ chức ngày 21 tháng 4 năm 2013 (tức ngày 12 tháng 3 năm Quý Tỵ) tại Hội trường lớn của Bảo tàng Hà Nội, số 2 đường Phạm Hùng, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Trong không khí thiêng liêng, gần gũi và ấm tình đồng tộc, Đại hội vinh dự, vui mừng được đón tiếp và được nghe lời phát biểu đầy xúc động của ông Trương Quang Được nguyên Ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương, nguyên phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Lãnh đạo Hội đồng họ Trương Việt Nam tham dự hoạt động của họ Trương trong khuôn khổ lễ hội truyền thống của làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội

Lãnh đạo Hội đồng họ Trương Việt Nam tham dự hoạt động của họ Trương trong khuôn khổ lễ hội truyền thống của làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội

— 22 Tháng Năm 2017

Ngày 1/5/ /2013, nhận lời mời của Ban Đại diện họ Trương làng Lệ Mật, lãnh đạo Hội đồng họ Trương VN bao gồm các vị: PGS.TS Trương Quốc Bình, Phó Chủ tịch thường trực, các Phó Chủ tịch : Trương Minh Tiến, Nhà thơ, nhà báo Trương Thị Kim Dung, cùng các vị : Trương Quốc Hùng, Chủ tịch Chủ tịch Hiệp hội UNESCO Du lịch –Lữ hành HN, Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân họ Trương VN, ông Trương Minh Tân, Trưởng Ban Kiểm tra Hội đồng họ Trương VN đã về tham dự các hoạt động của họ Trương làng Lệ Mật trong khuôn khổ lễ hội truyền thống của làng Lệ Mật.

Hội đồng Họ Trương Việt Nam tham dự lễ Tế Xuân tại tộc Trương Văn xã Duy Phú (Duy Xuyên, Quảng Nam)

Hội đồng Họ Trương Việt Nam tham dự lễ Tế Xuân tại tộc Trương Văn xã Duy Phú (Duy Xuyên, Quảng Nam)

— 22 Tháng Năm 2017

Sáng 29.4, nhận lời mời của Hội đồng gia tộc Trương Văn Duy Phú, ông Trương Điện Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng họ Trương Việt Nam, phụ trách khu vực miền Trung đã đến dâng hương tại nhà thờ và gặp mặt các tộc Trương anh em có mặt tại đây.