Tộc Trương Công Thanh Quýt đón bằng Di tích lịch sử

00:49 - 22/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2670

TRUONGTOC.VN - Sáng ngày 31.3.2012, tại thôn Thanh Quýt 1, xã Điện Thắng Trung (Điện Bàn, Quảng Nam), ỦY ban Nhân dân xã Điện Thắng Trung và Hội đồng gia tộc Trương Công đã tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh do ỦY ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cấp cho hai di tích: Nhà thờ họ Trương Công và lăng mộ ngài tiền hiền Trương Công Trung.

Đến dự lễ có lãnh đạo sở Văn hóa - Thể thao và du lịch Quảng Nam, lãnh đạo huyện Điện Bàn và các ban ngành chuyên môn; lãnh đạo UBND xã Điện Thắng Nam; đại diện chính quyền các thôn liên quan; đại diện các họ Trương ở Diễn Châu (Nhhệ An), Vĩnh Hiền ( TT- Huế), các họ Trương ở Hội An, Núi Thành, Thăng Bình, Điện Bàn, Đại Lộc, Quế Sơn ( Quảng Nam), các doanh nhân họ Trương tại Hà Tĩnh đang làm việc tại Đà Nẵng, đại diện các tộc họ anh em trên địa bàn và nhà văn Lê Khôi, tác giả cuốn sách mới xuất bản về "Lưỡng bộ Thượng thư Trương Công Hy, một người con xứ Quảng".

Hơn 1.000 người là con cháu, dâu, rễ các đời từ 12 đến 16 của họ Trương Thanh Quýt từ TP HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam đã về tham dự.

Đặc biệt, Giáo sư- TS Trương Quốc Bình, thay mặt Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời đã về dự, dâng hương và phát biểu tại buổi lễ. Trong phát biểu của mình, GS Bình đã thông báo các hoạt động của HĐ Trương tộc từ hai năm qua, các bước chuẩn bị cho đại hội toàn quốc lần thứ nhất sẽ tổ chức trong quý 3 năm nay và nhấn mạnh đến ý nghĩa quan trọng của 3 di tích văn hóa lịch sử mà tộc Trương Công Thanh Quýt đã vinh dự có được. Với tư cách là ủy viên của Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, GS Bình cũng giới thiệu các nội dung cơ bản của Luật Di sản và vai trò quan trọng của các cấp chính quyền địa phương trong việc bảo vệ, phát huy vai trò các di tích...

Trước đó, trong chiều 30.3, đoàn Hội đồng gia tộc Diễn Kỷ (Diễn Châu, Nghệ An) đã đến dâng hương, tặng quà tại nhà thờ họ Trương Công và đi viếng lăng mộ ngài Tiền hiền, ngài Thượng Thư Trương Công Hy...

Chiều 31.3, GS Trương Quốc Bình đã có cuộc gặp mặt thân mật để trao đổi về hoạt động của Hội đồng Trương Tộc với các doanh nhân họ Trương đang làm việc tại Đà Nẵng.

Sau đây là một số hình ảnh của buổi lễ.
 


Đoàn xe hoa đón bằng di tích về nhà thờ tộc


Toàn cảnh buổi lễ đón nhận bằng di tích văn hóa


Lãnh đạo tỉnh, huyện, xã mở băng lụa đỏ phủ bia di tích văn hóa




Phó giám đốc sở VH-TT và Du lịch Quảng Nam trao bằng di tích nhà thờ tộc Trương Công Thanh Quýt, Quảng Nam


Đông đảo lãnh đạo địa phương và các tộc anh em
cùng con cháu họ Trương công Thanh Quýt tham sự lễ đón nhận bằng di tích văn hóa




Đọc văn tế cáo  tổ tiên tại nhà thờ họ



Chủ tịch UBND xã Điện Thắng Trung Trương Công Phúc đọc diễn văn buổi lễ



Giáo sư Trương Quốc Bình và nhà văn Lê Khôi - tác giả sách Thượng thư Trương Công Hy tham dự lễ


Con gái họ Họ Trương về dự lễ




 

Trương Điện Thắng 
Tháng 03/2012

 

Những tin cũ hơn

Hành trình 35 năm của một gia phả

Hành trình 35 năm của một gia phả

— 22 Tháng Năm 2017

Gia phả của một nhà, một họ là bộ lịch sử của gia đình, dòng họ đó, ghi lại tổ tiên (từ đời I) từ đâu đến, dừng chân trên mảnh đất này, vào thời nào; lúc ấy vùng này ra sao về các mặt “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” mà ông cha ta mới quyết định định cư, khai phá đất đai, lập nghiệp; khai sáng dòng họ, tiếp tục sinh con đẻ cháu nối truyền từ đời này sang đời khác, mãi đến ngày nay.Ông bà ta đã trải bao công lao gian truân, khổ ải từ buổi đầu xây dựng cơ nghiệp trên vùng đất mới này, phải luôn chống chọi với thiên nhiên, với thiếu thốn ban đầu, với bịnh tật, với giặc thù… và đã phải chịu bao mất mát hy sinh mới có cơ nghiệp ngày nay cho con cháu.

Đền thờ Bình Ngô khai Quốc Công Thần Trương Lôi – Trương Chiến và cuộc hội ngộ dòng họ

Đền thờ Bình Ngô khai Quốc Công Thần Trương Lôi – Trương Chiến và cuộc hội ngộ dòng họ

— 22 Tháng Năm 2017

Từ những năm cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX đến nay, trên hành trình "vấn Tổ tìm tông" của một nhà báo, tôi luôn chú tâm tìm kiếm quê gốc của Bình Ngô khai quốc công thần Trương Lôi - Trương Chiến ở Thanh Hoá và những gì liên quan đến hai cha con đức Liệt Tổ - những người có mặt rất sớm trong "Hội thề Lũng Nhai" và có nhiều công lao trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh ở thế kỷ XV.

Thư mời đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử Nhà thờ tộc và lăng mộ tiền hiền tộc Trương Công Thanh Quýt

Thư mời đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử Nhà thờ tộc và lăng mộ tiền hiền tộc Trương Công Thanh Quýt

— 22 Tháng Năm 2017

Quyết định số 4451/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam đã xếp hạng di tích lịch sử cho 4 di tích thuộc huyện Điện Bàn. Trong đó, xã Điện Thắng Trung có 3 di tích là nhà Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ , nhà thờ tộc và mộ Tiền hiền tộc Trương Công.

Nhà thờ tộc Trương Công và lăng mộ ngài Thái thủy tổ làng Thanh Quýt được xếp hạng di tích lịch sử

Nhà thờ tộc Trương Công và lăng mộ ngài Thái thủy tổ làng Thanh Quýt được xếp hạng di tích lịch sử

— 22 Tháng Năm 2017

Ngày 30/12/2011 UBND tỉnh Quảng Nam đã ra Quyết định số 4451/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích cấp tỉnh cho 7 di tích trên địa bàn tỉnh, trong đó huyện Duy Xuyên có di tích lịch sử Đình Mỹ Xuyên Đông, tại Thị trấn Nam Phước, huyện Quế sơn có di tích lịch sử Đình làng Châu Sơn, tại xã Quế An, huyện Hiệp Đức có di tích lịch sử Đình thị Việt An, tại xã Bình Lâm. Đặc biệt là huyện Điện Bàn đợt này có 4 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Đó là di tích lịch sử Vụ thảm sát tại Nhà thờ Tộc Đinh tại xã Điện Dương, di tích lịch sử Nhà Mẹ VNAH nguyễn Thị Thứ tại xã Điện Thắng Trung, di tích lịch sử Nhà thờ và mộ Tiền hiền tộc Trương tại xã Điện Thắng Nam và xã Điện Thắng Trung, di tích lịch sử Đình An Nhơn tại xã Điện Phương.

Hình ảnh nhà thờ họ Trương tại thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Hình ảnh nhà thờ họ Trương tại thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

— 22 Tháng Năm 2017

Nhà thờ họ Trương tọa lạc tại khu C, thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đang ngày càng được trùng tu và tôn tạo là nơi để con cháu họ Trương tụ họp những ngày lễ, tết để tưởng nhớ công ơn các bậc Tiền bối đã có công tạo dựng làng xã và dấu ấn Trương tộc tại vùng đất này. Nơi đây còn có tên gọi khác là làng VẠN ĐIỂM, tương truyền tên làng là do cụ tổ họ Trương về đây lập nghiệp đặt tên cũng như nguồn gốc của làng VẠN ĐIỂM tại Thường Tín, Hà Nội hiện nay. Cổng làng VẠN ĐIỂM được xây dựng gần đây nằm trên đường 57 con đường chủ đạo của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.