Tiến sĩ Trương Quang Trạch (1640 – 1677), - Danh thơm còn mãi…

20:46 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1797

Thân phụ là người học giỏi, hiểu biết rộng được  làm Giám sát thủ vệ lại. Thân mẫu ông là người cùng quê thuộc dòng họ Nguyễn văn, chị em ruột với bà “Quan Quận công” (hiện có đền thờ đã được công nhận di tích lịch sử văn hoá tại xóm Nhật Tân, xã Thạch Linh). Bà là người phụ nữ hiền lành, trung hậu một mực nuôi chồng, con ăn học thành tài.  ông bà sinh ra 3 người con, ngoài người con cả là Trương Quang Trạch đỗ Tiến sĩ, hai người con sauđều đỗ Cử nhân.
Thủa nhỏ, Trương Quang Trạch là người hiếu học, thông minh. 20 tuổi đã thi đậu cử nhân. Trong kỳ thi năm Canh Tuất niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670) đời vua Lê Huyền Tông ông đã thi đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khi ông 30 tuổi, được ghi danh vào bia đá số 45 tại Văn miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội. Sau khi đỗ Tiến sĩ, ông được nhà vua mời ra làm qua Bố chánh tỉnh Thanh Hoá. Sau một thời gian ngắn ông được chuyển vào triều đình làm Đề chế giám sát Ngự sử (chức quan can gián nhà Vua). Quan Ngự sử Trương Quang Trạch suốt thời gian làm quan với đức tính trung thực, cương nghị và khẳng khái, luôn luôn giữ được khí tiết của nhà nho, trung quân, ái quốc, thấu tình dân. Chính vì vậy, ông thường xuyên đứng lên phê phán, đấu tranh thẳng thắn với các quan tham, những kẻ nịnh thần mượn con đường khoa cử để mưu lợi cho mình. Sống dưới chế độ vua Lê – chúa Trịnh thối nát, Trương Quang Trạch phải đối mặt với sự dèm pha, ganh ghét của những kẻ nịnh thần. Sau đó ông bị đày đi làm quan Đốc trấn, tỉnh Cao Bằng dẹp giặc. Tại đây, bọn nịnh thần lại bày mưu tính kế hãm hại ông bằng cách cho người đưa mỹ nữ vào doanh trại đóng quân làm lung lạc tinh thần binh lính, rồi báo về triều đình vu khống ông. Sau việc này, Trương Quang Trạch bị cách chức. Bị vu oan, ông quá uất ức mà chết vào ngày 23/6 năm Đinh Tỵ (1677), lúc mới 37 tuổi.
Trong cuộc đời làm quan ngắn ngủi của mình, Tiến sĩ Trương Quang Trạch đã để lại nhiều tiếng thơm trong dân chúng cũng như chốn quan trường, làm rạng danh cho tôc họ và xã Đông Lỗ xưa. Sau khi ông mất một thời gian, xét thấy công lao to lớn đối với dân, với nước của Tiến sĩ Trương Quang Trạch, nhà vua ban sắc phong thần, nhân dân lập đền thờ ông gọi là miếu làng Thượng và lây ngày 15/6 âm lịch là ngày lễ hội  làng rước sắc phong từ nhà người phụng sắc đến miếu. Kinh phí tế quan Nghè được dân làng hiến ruộng đất ở xứ Đồng Quan, Mộ Đá Tiên, Cồn Nhòi làm ruộng công điền lấy hoa lợi.
Tiến sĩ Trương Quang Trạch đã lưu tiếng thơm và là niềm tự hào, rạng danh cho gia đình, dòng họ và cả xã Đông Lỗ xưa:
“Họ Trương Quang có một đấng anh minh
Trí tuệ uyên thâm, tinh thần cảm khái
Chốn quan trường chẳng ngại đấu trạnh
Vạch lũ quan tham phò vua giúp nước
Cứu dân lành trong những bước lưu ly
Bia đá khắc ghi, dân gian truyền tụng”
“U ngs nước  nhớ nguồn” với sự đóng góp của con cháu trong dòng họ và các nhà hảo tâm, nhà thờ  TS Trương Quang Trạch được xây dựng lại vào năm Quý Mùi (2003) trong khuôn viên nhà thờ họ Trương Quang. Hàng năm, con cháu  tộc Trương Quang Trương Quang tổ chức tế quan Nghè vào ngày 23/6 âm lịch. Quỹ khuyến học dòng họ cũng được xây dựng từ năm 2003 (nay đổi thành quỹ học bổng Tiến sĩ Trương Quang Trạch) nhằm khen thưởng, động viên con cháu có thành tích xuất sắc trong học tập.
Ngày 22/6/2010, UBND tỉnh đã ra quyết định công nhận Nhà thờ Tiến sĩ Trương Quang Trạch là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh.
               Trương Xuân Lực
(Biên soạn Theo tư liệu của tộc Trương Quang tại Thạch Đài, Hà Tĩnh ).

Những tin cũ hơn

Thượng thư Trương Công Hy (1727-1800)

Thượng thư Trương Công Hy (1727-1800)

— 25 Tháng Năm 2017

LTS: Như Truongtoc.vn đã đưa tin, Bộ VH-TT và DL vừa có Quyết định công nhận lăng mộ Thượng thư Trương Công Hy lại làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn (Quảng Nam) là Di tích Quốc gia. Theo thông tin mới nhất, ngày 8.12 sắp tới, UBND tỉnh Quảng Năm sẽ làm lễ trao Bằng Di tích cho địa phương và gia tộc Trương Công. Trước sự kiện này, Truongtoc.vn xin giới thiệu bài viết sau đây, trích từ cuốn “Điện Bàn: Những nhân vật lịch sử trước 1945” cùng bạn đọc và bà con họ Trương trên cả nước…

Thái sư, Tuy Thạnh Quận công Trương Đăng Quế

Thái sư, Tuy Thạnh Quận công Trương Đăng Quế

— 25 Tháng Năm 2017

Cổng thông tin điện tử Họ Trương Việt nam xin trân trọng gửi đến quý đọc giả và những người đồng tộc Trương cuốn tài liệu về Thái sư Tuy Thanh Quận công Trương Đăng Quế của tác giả Trương Quang Cảm là hậu duệ đời thứ năm của Thái sư Trương Đăng Quế.

Anh hùng Trương Định phất cao ngọn cờ khởi nghĩa chống Pháp

Anh hùng Trương Định phất cao ngọn cờ khởi nghĩa chống Pháp

— 25 Tháng Năm 2017

Ngay từ khi thực dân Pháp tiến công đánh chiếm Đà Nẵng (1858) rồi đến Gia Định (2 – 1959) và sau đó đách chiếm các tỉnh Nam bộ, trong đó có Định Tường thì các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổi dậy khắp nơi chống lại kẻ thù chung của dân tộc. Trong các cuộc khởi nghĩa ấy đặc biệt có cuộc khởi nghĩa của anh hùng Trương Định khởi xướng đầu tiên làm cho Thực dân Pháp vô cùng khốn đốn, gặp nhiều tổn thất nặng nề.

Người họ Trương nổi tiếng khoa bảng thời Trần

Người họ Trương nổi tiếng khoa bảng thời Trần

— 25 Tháng Năm 2017

Căn cứ vào “Đại Việt sử ký toàn thư” và một số thư tịch (gia phả, thần phả, văn bia...) thời Trần dòng họ Trương có sự thăng hoa rực rỡ về đường học hành thi cử. Trong các kỳ thi Đình, họ Trương đã có 4 người đỗ đạt cao (2 Trạng nguyên, 1 Thám hoa, 1 Tiến sĩ) và đều giữ trọng trách đặc biệt trong triều chính (Hàn lâm học sĩ, Thượng thư, Ngự sử đại phu):

Cụ bà Trương Thị Nghiêm 1923-1999 - Thân mẫu của Phó Chủ tich nước Nguyễn Thị Doan

Cụ bà Trương Thị Nghiêm 1923-1999 - Thân mẫu của Phó Chủ tich nước Nguyễn Thị Doan

— 25 Tháng Năm 2017

Cụ bà Trương Thị Nghiêm ( ở quê nhà còn gọi là bà Trương Thị Nhiêm), sinh năm 1923 ở Đồng Lâu, Đạo Lý, Lý Nhân, Hà Nam. Chồng của cụ là cụ ông Nguyễn Hữu Duyên ở Trẹm Khê, Tân Lý (nay là xã Chân Lý), Lý Nhân, Hà Nam., nguyên là Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính xã Tân Lý. Là liệt sỹ cách mạng, hy sinh năm 1950.