Cụ bà Trương Thị Nghiêm 1923-1999 - Thân mẫu của Phó Chủ tich nước Nguyễn Thị Doan

20:44 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1408
Cụ bà Trương Thị Nghiêm đã ở vậy, thờ chồng, nuôi hai con ăn học và tham gia công tác cách mạng tại xã nhà. Cụ có nhiều đóng góp trong phong trào xây dựng hợp tác xã  nông nghiệp và nông thôn mới.
Trong hai người con, con cả là Nguyễn Hữu Dư, mất năm 1971 khi đang học tại Đại học Tổng hợp Hà Nội do bị một cơn đau tim đột ngột.
Người con thứ hai là Nguyễn Thị Doan, khi cha hy sinh vẫn đang còn là bào thai ba tháng tuổi trong bụng mẹ. Cụ bà đã tần tảo nuôi con ăn học nên người, giữ trọn lời hứa với người chồng liệt sỹ cách mạng.
Con gái cụ hiện là Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Ủy viên BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII, IX,X, XI.
 

Cụ bà Trương Thị Nghiêm mất năm 1999

Những tin cũ hơn

Trương Quang Trọng (1906- 1931) và

Trương Quang Trọng (1906- 1931) và "cuộc đấu tranh lưu huyết” ở ngục Kon Tum

— 25 Tháng Năm 2017

Trương Quang Trọng sinh năm 1906 tại làng Phú Nhơn, nay thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Đầu thập niên 20 thế kỷ XX, Trương Quang Trọng ra Huế học ban Thành chung, rồi cùng một số bạn học cùng chí hướng thành lập Hội học sinh Ái hữu Trung Kỳ, có xu hướng tiến bộ, yêu nước.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Trương Quang Giao - người dám nghĩ, dám làm

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Trương Quang Giao - người dám nghĩ, dám làm

— 25 Tháng Năm 2017

Một đặc điểm đáng chú ý ở đồng chí Trương Quang Giao là luôn vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng vào đặc điểm của địa phương, đơn vị mình phụ trách. Đặc biệt, luôn nêu cao tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, nhất là trong cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.

Các Tiến sĩ họ Trương được vinh danh trên văn bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội

Các Tiến sĩ họ Trương được vinh danh trên văn bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội

— 25 Tháng Năm 2017

Hệ thống 82 văn bia tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, nơi vinh danh các Tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779. Nơi đây trên mỗi tấm bia khắc một bài văn nội dung ghi lại lịch sử của các khoa thi tổ chức từ năm 1442-1779 và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài. Có 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi được dựng. Tấm bia tiến sĩ đầu tiên được dựng năm 1484 đời vua Lê Thánh Tông, ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442. Tấm bia cuối cùng được dựng vào năm 1780 cho khoa thi tổ chức vào năm 1779. Không chỉ là nguồn tư liệu phong phú phản ánh một giai đoạn lịch sử hơn 300 năm dưới triều Lê - Mạc, bia Tiến sĩ Văn Miếu còn là bức tranh sinh động về việc tuyển dụng và đào tạo nhân tài độc đáo ở Việt Nam, thể hiện ở tư tưởng trị quốc dựa vào nhân tài.

Những nhà Khoa bảng họ Trương ở Hải Dương từ 1075 - 1919

Những nhà Khoa bảng họ Trương ở Hải Dương từ 1075 - 1919

— 25 Tháng Năm 2017

Trong sách Tiến sỹ Nho học Hải Dương do Tăng Bá Hoành Chủ biên cùng các đồng tác giả Nguyễn Huy Thiêm, Nguyễn Thị Quế, Hà Trí biên soạn năm 1999 liệt kê 637 vị đỗ đại khoa của Hải Dương từ năm 1075 đến năm 1919, theo đó có 5 người họ Trương.

Nhà văn - Giáo sư Trương Tửu

Nhà văn - Giáo sư Trương Tửu

— 25 Tháng Năm 2017

Nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà giáo Trương Tửu (18.11.1913 - 16.12.1999), còn có các bút danh Nguyễn Bách Khoa, Hoàng Canh, Mai Viên, T.T...; nguyên quán làng Bồ Đề, xã Phú Viên, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội.Thời trai trẻ, ông học hết năm thứ nhất bậc trung học, rồi học trường Kỹ nghệ thực hành ở Hải Phòng (nghề thợ tiện, cùng trường lớp với Lê Văn Siêu). Nhưng chỉ được một năm rưỡi thì bị đuổi học (Năm 1927), vì tham gia bãi khoá ở Hà Nội để đòi thực dân Pháp thả tác giả bài thơ Chiêu hồn nước Phạm Tất Đắc. [1]. Bị buộc rời trường, ông tự học chương trình Tú tài Pháp Việt.