Thư chúc Tết của Chủ tịch nước gửi đồng bào cả nước Tết Quý Tỵ - 2013

00:29 - 22/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1887

Thưa đồng bào, đồng chí và chiến sỹ cả nước,

 

Vào thời khắc giao thừa thiêng liêng đón chào năm mới Quý Tỵ – 2013, tôi thân ái gửi tới toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sỹ trên mọi miền Tổ quốc, đồng bào ta ở nước ngoài lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tôi gửi tới nhân dân các dân tộc trên thế giới lời chúc hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

 

Thưa đồng bào, đồng chí và chiến sỹ cả nước,

Năm Nhâm Thìn – 2012 vừa qua, chúng ta đã chứng kiến và nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thử thách trên con đường đi lên của đất nước. Có thể, đó chưa phải là những thử thách cuối cùng. Đứng trước khó khăn, truyền thống quý báu của dân tộc ta là phát huy cao nhất tinh thần đoàn kết, tạo thành sức mạnh để vượt qua.

Đón chào năm mới Quý Tỵ – 2013 chính là thời điểm để thêm một lần nữa, mỗi gia đình, mỗi người Việt Nam chúng ta khắc sâu công ơn dựng nước và giữ nước của các bậc tiền nhân. Biết bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau kiên cường chiến đấu, hy sinh, lao động sáng tạo, hiến dâng cho Tổ quốc cuộc đời mình để đất nước được như ngày hôm nay. Trách nhiệm của chúng ta là kế thừa xứng đáng sự nghiệp rạng rỡ của cha ông, phải xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ta ngày càng thêm giàu đẹp, vững bền.
 


 

Đó là tình cảm sâu nặng, là nghĩa vụ quang vinh của mỗi chúng ta.

Thưa đồng bào, đồng chí và chiến sỹ cả nước,

Năm mới, chúng ta tận dụng mọi điều kiện, cơ hội, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, khắc phục mọi yếu kém, khuyết điểm để đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam yêu quý của chúng ta.

Cả nước đồng lòng gắng sức, nhất định thành công.

Chào thân ái!

Trương Tấn Sang


Mời quý vị xem video:
 

 

Những tin cũ hơn

Chủ tịch nước: Phải biết hổ thẹn với tiền nhân

Chủ tịch nước: Phải biết hổ thẹn với tiền nhân

— 22 Tháng Năm 2017

"Biết ơn những thế hệ đi trước, chúng ta phải làm mọi điều có thể để đất nước phát triển. Tự hào với những gì đã làm được, nhưng chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc" - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Làng Mạnh Tân - Quê hương Ngài Trương Hanh - Mảnh đất địa linh

Làng Mạnh Tân - Quê hương Ngài Trương Hanh - Mảnh đất địa linh

— 22 Tháng Năm 2017

Làng Mạnh Tân – Quê hương ngài Trương Hanh, người đỗ Đệ nhất giáp, Đệ nhất danh (thủ khoa) khoa thi Thái học sinh năm Nhâm Thìn, Kiến Trung 8, năm 1232 dưới triều Trần Thái Tông và làm quan tới chức Thượng Thư. Làng Mạnh Tân có những di tích cổ và công trình văn hóa lâu đời.

Hội đồng Trương Tộc Việt Nam

Hội đồng Trương Tộc Việt Nam

— 22 Tháng Năm 2017

Ông sinh ngày 16 tháng 10 năm 1949, quê quán: xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.Ông giữ chức Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( đã nghĩ hưu từ năm 2010), Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bí thư BCH Đảng uỷ Đảng bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư; phụ trách lĩnh vực Văn phòng Bộ, Phát triển DNNVV, thương mại dịch vụ, kết cấu hạ tầng và đô thị, hợp tác xã.

Nghe kể chuyện làng

Nghe kể chuyện làng

— 22 Tháng Năm 2017

Người ta mang tên làng mình đi mọi nơi bằng những kỷ niệm hồi còn con nít. Khi lớn lên, trưởng thành, nhiều lúc nhớ quê, hồi tưởng hoặc nghê kể lại những chuyện cũ, chợt hiểu ra nhiều điều và lại thấy yêu quê hương mình hơn… Tôi cũng vậy, thời nhỏ ở làng, bên cạnh những kỷ niệm ấu thơ còn có những tích cũ, người cũ với những câu chuyện từ thời mới khai cư lập nghiệp… được những người già kể lại. Giờ về lại quê, không ngờ mình đã bằng tuổi những người kể tiếp những câu chuyện ấy cho lớp trẻ.

Mấy suy nghĩ về tên làng

Mấy suy nghĩ về tên làng

— 22 Tháng Năm 2017

Nhà văn, nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết một câu khá sâu sắc, đại ý: Trong mỗi chúng ta đều có một anh nhà quê! Tôi lại nghĩ: Tám mươi phần trăm dân số làm nông nghiệp, mà không phải là nhà quê thì ở đâu ra! Nói đến nhà quê lại liên tưởng đến những biểu hiện cố hữu của văn hoá nông dân: óc địa phương cục bộ, suy nghĩ manh mún, ích kỷ, cố chấp... Nhưng nhà quê đâu chỉ có vậy! Ở đó còn là một kho báu văn hoá dân gian tồn tại và phát triển từ đời này qua đời khác như các lễ hội truyền thống, đồng dao, ca dao, chuyện cổ tích... Nói đến nhà quê còn để nhớ đến những tên làng, tên xã, từ đó ta đã ra đi và quay về cùng với bao nỗi niềm, bao kỷ niệm không mờ phai.