Làng Mạnh Tân - Quê hương Ngài Trương Hanh - Mảnh đất địa linh

00:28 - 22/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1588

TRUONGTOC.VN - Làng Mạnh Tân – Quê hương ngài Trương Hanh, người đỗ Đệ nhất giáp, Đệ nhất danh (thủ khoa) khoa thi Thái học sinh năm Nhâm Thìn, Kiến Trung 8, năm 1232 dưới triều Trần Thái Tông và làm quan tới chức Thượng Thư. Làng Mạnh Tân có những di tích cổ và công trình văn hóa lâu đời.

Với làng Mạnh Tân (nay là 3 thôn Cộng hòa, Đồng Tâm, Thành Lập thuộc xã Gia Lương, Huyện Gia Lộc, Tỉnh Hải Dương), Làng có ngôi miếu cổ thờ Thần Thành Hoàng làng. Theo Bia ký Ngọc Phả còn lưu lại, đối chiếu với các triều đại Trung Quốc và Việt Nam, thì ngôi miếu được khởi dựng từ thế kỷ thứ 9, khoảng từ năm 866 đến 874. Thần Thành Hoàng làng có được 13 sắc phong của các triều đại vua Việt Nam.
Làng có ngôi chùa được trùng tu và đời vua Trị Đức triều Nguyễn, và năm Nhâm Ngọ. Làng cũng từng có ngôi đình được xây dựng và năm Chính Hòa thứ 15, năm Giáp Tuất 1694, đời vua Lê Hy Tông.
Đặc biệt, làng có 3 ngôi mộ cổ được lập và thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 3. Loại mộ cổ ở Mạnh Tân được xác định lớn nhất Việt Nam và chỉ có ở 2 nơi. Những ngôi mộ cổ này rất đặc biệt, còn được gọi là Mộ Cũi, do mộ được xếp bởi những cây gỗ dài từ 2.7m đến 7.2m, đẽo thành cây vuông có kính thước mỗi cạnh trên dưới nủa mét, xếp thành hình cũi vuông vức. Cũi có lớp dưới là 3 cây gỗ sâu dài, 6 cây ngắn dựng đứng ở hai đầu, lại thêm 10 cây gỗ sàn ở lớp trên, và có hai dầm kê ở hai đầu. Cũi mộ được xếp rất cẩn thận và cầu kỳ. Trong mỗi mộ còn có đồ tùy táng như  kiếm thép, 3 âu đỉnh đồng, 14 hiện vật đồ gốm ..., có khả năng đây là những ngôi mộ của người quyền quí có chức sắc hoặc của vị tướng lĩnh cấp cao. Phải chăng đây là ngôi mộ của người Tầu hoặc mộ của Tướng quân của Bà Triệu Ấu thời chống giặc Ngô ở Phương Bắc. Những ngôi mộ này đã được khai quật vào những năm 1982-1983, hiện vật hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Hải Dương.
Làng Mạnh Tân, phía dưới có dòng sông uốn khúc với cánh triều bãi màu mỡ ôm lấy nửa làng, phía trên làng là cánh đồng phì nhiêu với 13 gò đống, có gò đống rộng tới 5.7 sào ruộng, tạo thêm vẻ uy nghi phong thủy hoành tráng cho làng. Mạnh Tân dung là nơi “địa linh” nên người xưa đã chọn để đặt mộ thiêng.
Làng Mạnh Tân còn có đội tuồng cổ với nhiều đào kép nổi tiếng khắp vùng. Những năm 60, 70 của thế kỷ trước (thế kỷ 20) đội Tuồng cổ của làng đi hội diễn với các tích tuồng cổ, kim ở tỉnh, huyện, trung ương đã từng được tặng thưởng huy chương vàng, bạc và các bằng khen.
Tổ tiên Ngài Trương Hanh cũng đã tìm đến nơi “địa linh” này để sinh sống, lập nghiệp để rồi quả nhiên đã có Ngài Trương Hanh - Danh nhân lớn về khoa bảng và quan trường của triều Trần.
 

Nguyễn Kim Hời
Trưởng ban Tôn tạo, Xây dựng
Đền Thờ Trạng nguyên Trương Hanh

Những tin cũ hơn

Hội đồng Trương Tộc Việt Nam

Hội đồng Trương Tộc Việt Nam

— 22 Tháng Năm 2017

Ông sinh ngày 16 tháng 10 năm 1949, quê quán: xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.Ông giữ chức Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( đã nghĩ hưu từ năm 2010), Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bí thư BCH Đảng uỷ Đảng bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư; phụ trách lĩnh vực Văn phòng Bộ, Phát triển DNNVV, thương mại dịch vụ, kết cấu hạ tầng và đô thị, hợp tác xã.

Nghe kể chuyện làng

Nghe kể chuyện làng

— 22 Tháng Năm 2017

Người ta mang tên làng mình đi mọi nơi bằng những kỷ niệm hồi còn con nít. Khi lớn lên, trưởng thành, nhiều lúc nhớ quê, hồi tưởng hoặc nghê kể lại những chuyện cũ, chợt hiểu ra nhiều điều và lại thấy yêu quê hương mình hơn… Tôi cũng vậy, thời nhỏ ở làng, bên cạnh những kỷ niệm ấu thơ còn có những tích cũ, người cũ với những câu chuyện từ thời mới khai cư lập nghiệp… được những người già kể lại. Giờ về lại quê, không ngờ mình đã bằng tuổi những người kể tiếp những câu chuyện ấy cho lớp trẻ.

Mấy suy nghĩ về tên làng

Mấy suy nghĩ về tên làng

— 22 Tháng Năm 2017

Nhà văn, nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết một câu khá sâu sắc, đại ý: Trong mỗi chúng ta đều có một anh nhà quê! Tôi lại nghĩ: Tám mươi phần trăm dân số làm nông nghiệp, mà không phải là nhà quê thì ở đâu ra! Nói đến nhà quê lại liên tưởng đến những biểu hiện cố hữu của văn hoá nông dân: óc địa phương cục bộ, suy nghĩ manh mún, ích kỷ, cố chấp... Nhưng nhà quê đâu chỉ có vậy! Ở đó còn là một kho báu văn hoá dân gian tồn tại và phát triển từ đời này qua đời khác như các lễ hội truyền thống, đồng dao, ca dao, chuyện cổ tích... Nói đến nhà quê còn để nhớ đến những tên làng, tên xã, từ đó ta đã ra đi và quay về cùng với bao nỗi niềm, bao kỷ niệm không mờ phai.

Nhớ làng

Nhớ làng

— 22 Tháng Năm 2017

Những chùm hoa chim chim nở tím sân đình đẫm màu rêu cũ, ngôi trường nhỏ như tổ chim, miếng bánh đúc ngọt bùi phiên chợ, mùi áo mới tuổi nhỏ, con gà đất trên tay của đứa bạn 13 tuổi bị địch bắn đầu làng, cái lận đận của người cha một thời “đi ở”, nồi bánh tét và những chiếc bánh ú canh chờ sáng đêm ba mươi…là những hình ảnh đằm sâu trong ký ức về ngôi làng chưa hề phai nhạt của Trương Điện Thắng.

Cây di sản làng Dương Xuân Hạ, Thủy Xuân, thành phố Huế

Cây di sản làng Dương Xuân Hạ, Thủy Xuân, thành phố Huế

— 22 Tháng Năm 2017

Ngoài vẻ đẹp, cây cổ thụ mang trong nó lịch sử - văn hóa một vùng đất hay dòng họ. Có những cây thực sự là tài sản quý giá của quốc gia nhưng ít được biết đến.