Lịch sử họ Trương Phiếm Ái, Đại Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam

19:31 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1413
Trên bức hoành phi lớn trên Tiền đường Nhà Thờ Tộc Trương Phiếm Ái, Đại Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam có lưu lại:

"HOÁ CHÂU LAI TÍCH

ÁI THỔ TRIỆU CƠ"

Suy ra là nguồn gốc từ  xứ Thanh Hoá, về lập cơ nghiệp tại đất Phiếm Ái.

 Ông Bà chúng ta đã đến đất này sớm nhất, chiến đấu với thiên nhiên khắc nghiệt, lao động vất vả hàng trăm năm mới lần lượt khai phá, tạo nên những cánh đồng  màu mỡ phì nhiêu hàng trăm hecta, cùng với xứ  Thi Liên lập ra những xóm dân cư từ những địa danh mang đầy tính thiên nhiên hoang dã và đặt tên làng Phiếm Ái còn lưu giữ đến ngày nay.


Mộ Tổ Họ Trương tại Phiếm Ái, Đại Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam
 

 Theo gia phả còn lưu truyền, ông Cao Tổ tộc Trương Phiếm Ái quý danh là ông Trương Văn Mặc, biệt hiệu Trương Minh Trai, con ông Trương Văn Đề và Bà Trần Thị Miêu tại Phụng Thiên Châu, Chợ Cùng Xứ sau đổi  tên là Thừa Thiên Phủ, Chợ Cùng Xứ tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày nay. Khi vào định cư ở vùng đất Phiếm Ái Ông Cao Tổ cùng Phối bà Hồ Thị Tuệ, con ông Hồ Văn Tình gốc ở Hòa Vang, Quảng Nam. Ông Bà sinh hạ được năm người con: 3 trai 2 gái. (Hiện còn hai Thần chủ niệm thờ ở Nhà thờ Tộc ở Phiếm Ái). Từ đó Tộc Trương Đại Lộc gồm  hai Phái : Phái nhất có 7 Chi, Phái nhì có 2 Chi. Lịch sử Tộc Trương Phiếm Ái trải qua chín đời con cháu. Song do chiến tranh tàn phá, nhà Thờ, tôn đồ phổ hệ bị thiêu huỷ và thất lạc, chưa có điều kiện tập hợp hệ thống, việc sưu tầm chưa được chính xác.

Hiện nay tộc bộ phận lớn Trương còn cư trú ở làng An Hoà, ngoại ô Huế - Phú Văn Lâu (gần ga Kim Long, qua sông Hương, cầu Kim Long, đi lên hai cây số đến Xuân Lộc).

Ông  Cao tổ đã tham gia chống bọn cường quyền Trương Phúc Loan thuộc chúa Nguyễn, Ông hưởng ứng phong trào nông dân khởi nghĩa Tây Sơn, ra cầm quân đánh Đông dẹp Bắc, làm nên bậc danh tướng Chưởng Vệ quân Tây Sơn-Nguyễn Huệ, theo vó ngựa chiến chinh sa trường, nên ông tử trận hy sinh vì nghĩa lớn yêu nước thương dân tại Phú Xuân, Phú Phong, Bình Định (có nơi ghi là Hòn Khói xã Phú Thọ Tỉnh Khánh Hòa).

Ông Cao Tổ tộc Trương được ghi công là Tiền Bối Hữu Công. Ngày 27/3/1995 Huyện ủy, Uỷ ban Nhân dân, UBMTTQVN huyện Đại Lộc đã long trọng tổ chức lễ rước Linh vị Ngài về Đền tưởng niệm Trường An của Huyện .

Từ xưa tộc Trương đã làm lễ dựng bia và xây mộ khang trang “Chiêu hồn phong mộ” tại quê nhà cho cả hai ông bà Cao Tổ, nay đã chuyển mộ xây lại uy nghiêm ở Gò Rang trên núi Sơn Gà.

Bài minh mộ bia ông Cao Tổ tộc Trương :

Lịch sử ông Cao họ chúng tôi

Tây Sơn Chưởng vệ đáp công bồi

Miền Nam bước trước oai hùng dũng

Đất Bắc niềm trên dấu nối nòi

Thế hệ chín đời cùng hiện một

Tôn môn hai phái chẳng rời đôi

Đồng thinh truy điệu linh hồn mộ

Dợn sóng Thanh Hà ánh rạng soi

Trước đây mồ mả ông bà các đời sau đặt rãi rác trong thôn xã. Sau ngày thông nhất Tổ quốc 1975, theo chủ trương Nhà nước mồ mả tộc Trương  cũng được quy tập về hai nghĩa trang Tộc ở Gò Rang và Núi Lở trên núi Sơn Gà .
Tên làng Phiếm Ái đã đi vào lịch sử hào hùng, đã để lại bao dấu ấn tốt đẹp về kinh tế văn hoá, địa lý, lịch sử tộc họ  cùng sống vĩnh hằng thương yêu đùm bọc đoàn kết nhân hậu trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Lịch sử Tộc Trương cũng gắn liền với lịch sử đất nước và dân tộc.
Tộc Trương Phiếm Ái rất tự hào đã sản sinh ra những yếu nhân giữ vai trò khởi xướng lãnh đạo và tổ chức cuộc biểu tình kháng thuế ngày 11 tháng 3 năm 1908. Cuộc biểu tình có quy mô lớn từ Đại Lộc lan toả khắp các phủ huyện trong tỉnh Quảng Nam, khởi phát phong trào kháng thuế toàn Trung Kỳ năm 1908.
Ông Trương Liên, đỗ cử nhân khoa Kỷ Mão thứ 32 (1879) được bổ dụng làm quan Huấn Đạo phủ Duy Xuyên, là một cố vấn hướng đạo chống Pháp, chống Nam Triều bảo vệ dân, chống sưu cao thuế nặng, nhiều lần ông từ quan, không làm tay sai cho giặc. Ông Trương Lâm (Trương Nhiếp-Nghè Nhiếp) đỗ cử nhân khoa Mậu Tý, Đồng Khánh thứ ba năm 1888, là nhà nho đỗ đạt có phẩm hàm, không cam tâm làm nô lệ trước dân tình đói khổ vì sưu cao thuế nặng (*).Ông cùng với các nguyên học sinh Khâm Thiên Giám: Trương Tổn,Trương Hoành, Trương Côn, Trương Đình, Trương Văn Nhì (Phiếm Ái), Lương Châu (rể họ Trương, ở Hà Tân), Hứa Tạo (Ái Nghĩa) soạn đơn, vận động, tập hợp dân chúng biểu tình đòi giảm thuế. Ông Trương Kỳ (Trương Đường-Xã Năm), làm Lý trưởng Phiếm Ái, là người  tham gia tổ chức đoàn biểu tình chống xâu thuế ở huyện Đại Lộc, xuất phát từ Đình làng Phiếm Ái, kéo đến đấu tranh tại toà Khâm sứ ở Hội An, mệnh danh là "Sòng Đầu Dân". Chính quyền bảo hộ và tay sai kết tội các ông là "đi lại tụ hội, làm tờ rủ ký", giáng chức, khử hàm phẩm, thủ tiêu sắc bằng của ông Trương Nhiếp, cách chức hương quan và giam tù ông Trương Kỳ. Các ông khác trong ban lãnh đạo phong trào đều bị giặc bắt khảo tra, đày ải khốc liệt và hy sinh  ở nhà tù Lao Bảo, chỉ còn sống sót các ông Lương Châu và Trương Hoành, tiếp tục tham gia các hoạt động kháng Pháp.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(*) Vào ngày 9-3-1908, nhân dịp giổ Tộc, các ông Trương Hoành, Trương Tốn, Trương Côn,Trương Đính, Lương Châu...đã thảo đơn và vận động dân biểu tình đưa yêu sách đòi giảm sưu cao thuế nặng. Đoàn biểu tình kéo đến huyện đường, rồi tỉnh đường La Qua đều không gặp được nhà “chức trách”, do tất cả đã bỏ trốn xuống Toà Khâm Sứ (Hội An). Đoàn biểu tình vì thế mỗi lúc một thêm đông đảo có lúc lên đến gần một ngàn người. Đình làng Phiếm Ái cũng là một trong những địa điểm hội quân của đoàn biểu tình chống thuế. Sức lớn mạnh của phong trào chống thuế ở Quảng Nam đã lan rộng ra nhiều tỉnh thành ở Trung.

“...Ôi những tờ đơn

Sục sôi dân nước!
Ôi những tờ đơn
Lửa cháy trùng vi!
Trống khua trống thúc thuế dân
Sục tìm những đứa lưng trần đòn roi
Đẩy vào núi thẳm rừng xa
Xác người đào đá phôi pha chết đường...”
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Sau vụ này, bọn thực dân Pháp và chính quyền tay sai đã xử phạt dã man, ra sức đàn áp và đầy ải những thư sinh, giam giữ chung thân và thủ tiêu ở nhà lao Lao Bão, nhưng ngọn lửa căm thù ngày càng dâng cao.
Cho nên, họ Trương đã thấy được lòng của các cụ cùng dòng họ “Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã” (nhìn thấy việc nghĩa mà không ra tay là không phải con người có lòng dũng vậy).
Cụ Huỳnh Thúc Kháng 28 tuổi đỗ tiến sĩ nhưng không ra làm quan mà tìm đường cứu nước. Cụ là tù nhân Côn Đảo nhiều năm, tới Cách mạng tháng Tám thành công, cụ được Bác Hồ mời làm Bộ trưởng Bộ Nội Vụ đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và là Quyền chủ tịch nước trong thời gian cụ Hồ đi dự hội nghị ở Pháp trong năm 1946. Cũng năm này, trên đường đi kinh lý Miền trung Trung bộ, cụ đã đến họp mặt một số lớn lão thành và nông dân ở đình làng Phiếm Ái (nay thuộc xã Đại Nghĩa) để tưởng nhớ lại các yếu nhân dũng cảm chống thuế xâu huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, mở đầu cuộc biểu tình đấu tranh sống chết với giặc Pháp. Một tình cảm quê hương của cụ rất cảm động và thắm thiết.
Ngày nay, trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, con cháu tộc Trương vẫn tiếp tục noi gương ông cha, học tập rèn luyện phấn đấu; đã có nhiều người  là cán bộ tích cực của Nhà nước, là sĩ quan và chiến sĩ quân đội nhân dân, nhiều người đỗ đạt kỹ sư, bác sĩ, tiến sĩ có nhiều cống hiến hy sinh cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chúng ta nguyện cố gắng giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của Dòng Tộc

Trong bài thơ "Một phiếm đàn yêu" của Thanh Trường-Trương Anh Ta (gọi ông Trương Nhiếp là ông nội bác) ca ngợi rằng:

            "...Hoà âm tưởng niệm các Ông

               Thư sinh trường Khâm Thiên Giám

                Trương Tổn, Trương Côn, Trương Đính

                Trương Hoành,Hứa Tạo, Lương Châu...

                Từ làng Phiếm Ái

                 Một phiếm đàn yêu!

                 Sĩ phu nhân tài quên khoa giáp

                 Bể học mà vẫn bóng cô liêu

                 Phát khởi từ Đại Lộc

                  Bao vây toà Công sứ Hội An!

                  Rộ lên bảy phủ huyện cơn gió lốc

           Và lan nhanh mười tỉnh Trung Kỳ

           Dân biến!

           Ôi sáu sĩ tử hiền nhân

           Lại xếp bút nghiên lặng lẽ

          Từ giả mẹ già

           Một đi không về

           Rừng thiêng Lao Bảo

            Đất lưu đày ẩn hiện bóng Sao Khuê!"


Trong quá trình về sau này, con cháu của Tộc Trương đều có nhiệt tâm tham gia hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, suốt 30 năm trời chiến tranh gian khổ, ác liệt, nhiều người có công, đã chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc được Nhà nước phong tặng Huân huy chương cao quý, danh hiệu Anh hùng.
Ngày nay, trong công cuộc Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa, con cháu vẫn tiếp tục noi g­ương ông cha, học tập phấn đấu rèn luyện; đã có nhiều ngư­ời là cán bộ ưu tú của Nhà nư­ớc, là chiến sĩ quân đội, nhiều ng­ời đỗ đạt kỹ sư­, Thạc sĩ, Bác sĩ, Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học và đã có nhiều cống hiến xứng đáng cho Tổ quốc, vì lý t­ưởng xây dựng một nư­ớc Việt Nam độc lập,  tự do và giàu mạnh.
Trong mấy chục năm chiến tranh, con cháu bị ly tán, tuy không có Nhà Thờ nhưng hàng năm đến Tế Xuân và Tế Thu vẫn tụ họp tại nhà Tộc Trưởng để tổ chức kỵ giỗ tưởng niệm Tổ Tiên Ông Bà.Từ khi đất nước thanh bình, con cháu tộc Trương đã đồng tâm hiệp lực đóng góp công của xây lại nhà Thờ Họ trên khung viên Nhà Thờ cũ tại Phiếm Ái. Ngày mồng Tám  tháng Bảy năm Ất Hợi ( 03-8-1995) Nhà Thờ đã được khánh thành đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn lúc bấy giờ, kinh phí hạn hẹp nên Nhà Thờ xây dựng chưa được khang trang chắc chắn, hơn nữa trãi qua hơn 10 năm mưa nắng dãi dầu Nhà Thờ bị xuống cấp quá trầm trọng.
Trong kỳ Tế Xuân 24 tháng hai Ất Dậu (2005) nhiều bà con họ Tộc có đề đạt mong muốn xây dựng lại Nhà Thờ rộng rãi, khang trang, chắc chắn hơn để lại lâu dài cho con cháu đời sau.  


Mộ Trương Tổ Hậu Lộc  

                                                                                                   

Những tin cũ hơn

Quảng bình tiến tới đại hội Họ Trương toàn tỉnh lần thứ nhất

Quảng bình tiến tới đại hội Họ Trương toàn tỉnh lần thứ nhất

— 25 Tháng Năm 2017

Ngày 22/7/2013 tại thành phố Đồng Hới, Ban thường trực lâm thời Họ Trương tỉnh Quảng Bình đã triệu tập đại biểu và khai hội nghị bàn về việc tổ chức Đại hội đại biểu Họ Trương toàn Tỉnh lần thứ nhất. Ông Trương Quang Phúc – Chủ tịch lâm thời và các ông trong ban Ban thường trực lâm thời đã chủ trì hội nghị.

Họ Trương Quốc Xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tĩnh Hà Tĩnh

Họ Trương Quốc Xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tĩnh Hà Tĩnh

— 25 Tháng Năm 2017

Xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã trải qua bao thăng trầm lịch sử, tiền thân có nhiều tên gọi khác nhau. Xưa lúc thì gọi là xã Long Phúc, lúc thì gọi là xã Long Phú rồi đổi là xã Phong Phú, đến sau cách mạng tháng 8 năm 1945 được gọi xã Thạch Khê cho đến nay.

Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời tổ chức chuyến đi thăm các tộc họ Trương ở Hà Nam; Nghệ An, Hà Tĩnh, thăm và dâng hương đền thờ Cụ Trương Hán Siêu, đền thờ Đại Học Sỹ Trương Quốc Dụng.

Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời tổ chức chuyến đi thăm các tộc họ Trương ở Hà Nam; Nghệ An, Hà Tĩnh, thăm và dâng hương đền thờ Cụ Trương Hán Siêu, đền thờ Đại Học Sỹ Trương Quốc Dụng.

— 25 Tháng Năm 2017

Như tin đã đưa, trong các ngày từ 21 đến 23 tháng 10, 2011,đoàn đại biểu Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời tổ chức chuyến đi thăm các họ Trương tại các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh. Sau đây là thông tin chi tiết về hoạt động của đoàn trong những ngày vừa qua.

Trương Ngọc Tùng Linh nhận học bổng Trương Hữu Thắng

Trương Ngọc Tùng Linh nhận học bổng Trương Hữu Thắng

— 25 Tháng Năm 2017

Nhờ thông tin trên trang web truongtoc.com mà Trương Ngọc Tùng Linh, sinh viên trường Đại học An ninh TP Hồ Chí Minh đã tiếp cận được với qũy khuyến học Trương Hữu Thắng. Em được cấp học bổng 10.000.000 (Mười triệu đồng) với điều kiện học giỏi và gia cảnh khó khăn.

Hậu duệ Bình Ngô Khai Quốc Công Thần Trương Lôi – Trương Chiến đang ở đâu?

Hậu duệ Bình Ngô Khai Quốc Công Thần Trương Lôi – Trương Chiến đang ở đâu?

— 25 Tháng Năm 2017

Sau 23 năm công phu “vấn tổ tìm tông”, giờ đây bước đầu tôi đã đạt được tâm nguyện: trung tuần tháng 3/2012 tìm được “dấu xưa hương hỏa” là đền thờ cha con đức Liệt Tổ Trương Lôi – Trương Chiến và dòng họ Lê Trương ở “cố hương” Hải Hòa (Tĩnh Gia – Thanh Hóa). Tiếp đó, ngày 12/4/2012 đã tìm được 2 mộ hợp chất của 2 cha con đức Liệt Tổ tại Yên Thế - Hữu Lũng (địa phận giáp ranh giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn). Tuy nhiên, tôi vẫn còn những điều băn khoăn, trăn trở khôn nguôi về việc kết nối phả hệ. Vậy xin bày tỏ cùng các chi tộc (đã biết và chưa biết) gần xa để mọi người quan tâm, chia sẻ.