Hi Thiền Trương Bá Hoãn - người khai sáng chùa Phổ Tế (Hà Nội)

20:47 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1611

*Nhân sĩ - Thiền sư Trương Bá Hoãn
 
Ngài có biệt hiệu là Hi Thiền, Bích Khê, Thông Huyền. Xuất thân trong một gia đình khoa bảng ở thôn Trung, tổng Bạch Sam, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Thiên, nay xã Trường Thịnh, huyện Ứng Hòa (Hà Nôị). Ông nội ngài là Hoằng Đạo tiên sinh thi hương đỗ Tứ trường, làm Tri huyện huyện Thuận Thành (Băc Ninh). Thân phụ ngài là Hạo Hiên tiên sinh thi hương đỗ Giải nguyên, làm Tri phủ phủ Từ Sơn (Bắc Ninh). Từ nhỏ Trương Bá Hoãn đã được dạy bảo thi thư rất có nền nếp. Năm 16 tuổi, đỗ Hương cống, được bổ làm quan ở huyện rồi ở phủ  Khi triều Lê - Trịnh sụp đổ ông lui về quê nhà.    
 Năm 1789, Quang Trung đem quân ra Bắc tiêu diệt giăc Thanh,  Tình Phái hầu Ngô Thì Nhậm bèn tiến cử Trương Bá Hoãn với Quang Trung. Trương Bá Hoãn liền ra làm quan với nhà Tây Sơn. Do có tài, lập được nhiều công tích, vua Quang Trung vời về kinh đô Phú Xuân giữ chức Hiệu Thảo Viện Hàn lâm. Ít lâu sau ông lại xin từ quan trở về làng cũ. Lần này ông xuất gia nương bóng cửa Thiền. Năm 1792 thấy cảnh chùa làng hoang phế, ông đã đứng ra lập Hội thiện, vận động nhân dân địa phương và thiện tín các nơi xây dựng lại chùa. Sau khi hoàn thành, ông bèn đặt tên chùa là Phổ Tế, rồi cho mời người viết văn dựng bia ghi lại. Bấy giờ tiếng tăm của ông lừng lẫy khắp vùng, nơi nào có Phật sự lớn như tô tượng, đúc chuông đều mời ông đến dự. Hiện nay trong chùa ở các thôn Trần Đăng, Miêng Hạ còn giữ được các bài ký khắc trên Chuông của ông viết vào đời Cảnh Thịnh (1793-1801).
 
  *Nơi hội ngộ của các Danh sĩ thời Tây Sơn
 
        Năm 1794, Tình Phái Hầu Ngô Thì Nhậm,  hiệu Ngộ Thiền (người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay thuộc xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã đến thăm chùa. Lúc này, Ngô Thì Nhậm đang đảm đương nhiều chức vụ quan trọng trong triều Tây Sơn như Thượng thư Bộ Binh. Ông tìm về chùa Phổ Tế thăm Hi Thiền Trương Bá Hoãn. Khi thấy Hi Thiền Trương Bá Hoãn đích thân xắn tay lo liệu xây dựng chùa, ông bèn tán thán công đức: "Còn việc đi ở ẩn của ông Hi Thiền thì ta lại mừng rằng vì đó mà cảnh chùa chẳng còn hoang phế nữa. Ông Hi Thiền đã thấu hiểu lẽ mầu nhiệm Tam diểu Tam bồ đề, thật là cùng một chí hướng với ta. Ta sẽ cùng ông uống rượu, ngâm thơ, luận bàn về đạo Phật ở ngay chốn Thiền Lâm".
 Sau Tình Phái Hầu Ngô Thì Nhậm ít lâu, Tiến sĩ Nguyễn Du thăm chùa Phổ Tế. Vị Hoàng giáp khoa Ất Tị (1785) đời Lê Cảnh Hưng (người làng Nguyệt Viên, huyện Chương Mỹ, sau cũng theo giúp nhà Tây Sơn, làm quan đến Thị thư Viện Hàn lâm, tước Ứng Xuyên bá, hàm Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu) cũng được mời viết ký. Nhưngđứng trước cây đại bút Ngộ Thiền Ngô Thì Nhậm, ông đành lắc đầu ghi nhận: "Ngày khánh thành chùa, vừa hay đào được một tấm bia đá cũ. Bia chỉ có hình dáng mà không thấy khắc chữ. Ông (chỉ Trương Bá Hoãn) nhân đó muốn mời tôi viết văn ghi lại. Thế nhưng Thượng thư Tình Phái Hầu chẳng đã viết ký rồi sao. Văn hay cực kỳ, tôi chẳng thể nói thêm được điều gì nữa".
Quả đúng như vậy, trong bài Trùng tu Phổ Tế tự bi ký, Ngộ Thiền Ngô Thì Nhậm đã bàn luận rất sâu về diệu lý của đạo Thiền, đã giảng giải tường tận thế nào là thô thiền, thế nào là tinh thiền, thật xứng với biệt hiệu Ngộ Thiền. Hoàng giáp Nguyễn Du chẳng biết nên bàn thêm điều gì nữa, chỉ đành viết lại lai lịch của người khai sáng ra chùa Phổ Tế mà thôi.
 Hơn 200 năm nay, chùa Phổ Tế đã chứng kiến cuộc hội ngộ của biết bao tao nhân mặc khách, các bậc thiện trí thức thường xuyên lui tới luận bàn về đạo Phật và chiêm bái danh lam này.
 
               Kinh Bc biên soạn (theo Tuyển tập văn bia Hà Tây,1933.
                      Tạp chí Hán Nôm số 3 (24) 1995. Phật Giáo Online )

Những tin cũ hơn

Tiến sĩ Trương Quang Trạch (1640 – 1677), - Danh thơm còn mãi…

Tiến sĩ Trương Quang Trạch (1640 – 1677), - Danh thơm còn mãi…

— 25 Tháng Năm 2017

Tiến sĩ Trương Quang Trạch (1640 – 1677), sinh trong một gia đình nhà nho tại làng Thượng, xã Đông Lỗ, tổng Thượng Nhất, phủ Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (một phần xã Thạch Đài và xã Thạch Linh ngày nay), thuộc đời thứ 5 tộc Trương Quang.

Thượng thư Trương Công Hy (1727-1800)

Thượng thư Trương Công Hy (1727-1800)

— 25 Tháng Năm 2017

LTS: Như Truongtoc.vn đã đưa tin, Bộ VH-TT và DL vừa có Quyết định công nhận lăng mộ Thượng thư Trương Công Hy lại làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn (Quảng Nam) là Di tích Quốc gia. Theo thông tin mới nhất, ngày 8.12 sắp tới, UBND tỉnh Quảng Năm sẽ làm lễ trao Bằng Di tích cho địa phương và gia tộc Trương Công. Trước sự kiện này, Truongtoc.vn xin giới thiệu bài viết sau đây, trích từ cuốn “Điện Bàn: Những nhân vật lịch sử trước 1945” cùng bạn đọc và bà con họ Trương trên cả nước…

Thái sư, Tuy Thạnh Quận công Trương Đăng Quế

Thái sư, Tuy Thạnh Quận công Trương Đăng Quế

— 25 Tháng Năm 2017

Cổng thông tin điện tử Họ Trương Việt nam xin trân trọng gửi đến quý đọc giả và những người đồng tộc Trương cuốn tài liệu về Thái sư Tuy Thanh Quận công Trương Đăng Quế của tác giả Trương Quang Cảm là hậu duệ đời thứ năm của Thái sư Trương Đăng Quế.

Anh hùng Trương Định phất cao ngọn cờ khởi nghĩa chống Pháp

Anh hùng Trương Định phất cao ngọn cờ khởi nghĩa chống Pháp

— 25 Tháng Năm 2017

Ngay từ khi thực dân Pháp tiến công đánh chiếm Đà Nẵng (1858) rồi đến Gia Định (2 – 1959) và sau đó đách chiếm các tỉnh Nam bộ, trong đó có Định Tường thì các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổi dậy khắp nơi chống lại kẻ thù chung của dân tộc. Trong các cuộc khởi nghĩa ấy đặc biệt có cuộc khởi nghĩa của anh hùng Trương Định khởi xướng đầu tiên làm cho Thực dân Pháp vô cùng khốn đốn, gặp nhiều tổn thất nặng nề.

Người họ Trương nổi tiếng khoa bảng thời Trần

Người họ Trương nổi tiếng khoa bảng thời Trần

— 25 Tháng Năm 2017

Căn cứ vào “Đại Việt sử ký toàn thư” và một số thư tịch (gia phả, thần phả, văn bia...) thời Trần dòng họ Trương có sự thăng hoa rực rỡ về đường học hành thi cử. Trong các kỳ thi Đình, họ Trương đã có 4 người đỗ đạt cao (2 Trạng nguyên, 1 Thám hoa, 1 Tiến sĩ) và đều giữ trọng trách đặc biệt trong triều chính (Hàn lâm học sĩ, Thượng thư, Ngự sử đại phu):