Võ đường Phi Long Vịnh có từ đời ông cố của Võ sư Trương Văn Vịnh. Cha của ông là lão Võ sư Trương Văn Cẩn, năm nay 96 tuổi. Ông Vịnh học võ lúc 9 tuổi, do ông nội và cha truyền lại. Năm 18 tuổi, võ sư Trương Văn Vịnh bắt đầu thượng đài và cả thời trai trẻ của ông gắn liền với những trận so găng khắp Trung và Nam Việt Nam.
Bài quyền “Ngọc trản thần công” hiện được lưu truyền và phổ biến rộng rãi trong các làng võ cổ truyền ở Bình Định cũng như ở Việt Nam.
Bài quyền có đặc tính công thủ toàn diện, cương nhu hài hòa, có những thế né tránh, phản đòn lợi hại; khi di chuyển thì linh hoạt, nhẹ nhàng; khi ra đòn thì nhanh và mạnh.
Người biểu diễn bài quyền “Ngọc trản thần công” có thần nhất hiện nay không ai khác chính là võ sư Trương Văn Vịnh. Võ sư Vịnh có thể biểu diễn bài quyền này chỉ trong phạm vi một chiếc chiếu (1,2m x 1,6m). Bài quyền “Ngọc trản thần công” đã được võ sư biểu diễn ở châu Âu trước bạn bè quốc tế trong dịp khai mạc trọng thể giải Quán khí đạo quốc tế 2007, tại Ý và đã được Ban tổ chức Quán khí đạo quốc tế tặng Bằng danh dự Đại danh sư Trương Văn Vịnh.
Năm 1970, trong chương trình biểu diễn võ thuật và thi đấu với các võ sư giỏi trong và ngoài nước, lần đầu tiên ông biểu diễn những đòn đánh trên không đầy biến ảo có tên gọi là “Phi Long”, khiến ban tổ chức và giới võ thuật kính nể. Sau này, ông lấy tên đòn đánh bất hủ ấy kết hợp với tên của mình để đặt cho môn phái.Rồi hàng trăm võ sĩ qua sự đào tạo của võ sư Trương Văn Vịnh đã thành danh, lại mở thêm nhiều võ đường mang tên Phi Long Vịnh.
Mọi tinh túy của võ thuật cổ truyền mà võ sư Vịnh thọ giáo từ các bậc cha chú được ông trao truyền cho các con trai của mình. Trương Trọng Hải, người con trai thứ ba của ông, 50 lần thượng đài thì chỉ thắng hoặc hòa chứ chưa hề biết đến thất bại. Hải là “trợ thủ” đắc lực của cha trong việc đào tạo võ sinh cho võ đường. Trương Trọng Hùng, người con trai thứ tám mới 32 tuổi cũng đã có hơn 40 lần thượng đài… Mặc dù đã đạt được rất nhiều bằng khen, huy chương nhưng võ sư Trương Văn Vịnh chẳng bao giờ tỏ ra tự mãn. “Võ cũng như không khí cần cho con người luôn luôn hít thở. Võ phải luyện cả đời mới thành được” – Võ sư Trương Văn Vịnh tâm sự.
Bây giờ tuổi đã cao, dù tất bật với việc đồng áng, nhưng lúc nào rảnh rỗi, ông lại dạy võ cho lớp trẻ ở quê nhà. Và võ đường Phi Long Vịnh cũng chính là ngôi nhà của ông.
Theo Vũ Công Điền (BAVN Online)
Trên bản đồ, đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) được xem là hòn đảo tiền tiêu ở biển Đông. Để giữ vị trí quan trọng này, hơn 40 năm trước, rất nhiều người lính đã ngã xuống trong quá trình tiếp đạn dược, lương thực cho bộ đội bảo vệ đảo.
Chiều 19/3/2010, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Trương Tấn Viên giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Năm 1965, tại thành phố Kyoto , có một lưu học viên Việt Nam học tại trường Đại học Bukkyo. Đó là Hòa thượng Thích Trí Tâm, được Hòa thượng Enamisoken bảo lãnh sang học Cử nhân Văn học Nhật Bản. Được sống ở một đất nước công nghiệp phát triển, đi được nhiều nơi, thấy người dân Nhật Bản làm ăn giàu có, thầy mong sớm hoàn thành chương trình học để trở về Tổ quốc, giúp đỡ các tăng ni, Phật tử và nhân dân.
Tối 17/11, lễ tôn vinh 50 cá nhân có thành tựu nổi bật, thể hiện tính sáng tạo trong 5 lĩnh vực: Kinh doanh, Xã hội, Nghệ thuật, Thể thao và Khoa học Công nghệ đã được tổ chức tại vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Họ là những doanh nhân, vận động viên, nhà thiết kế, nghệ sĩ, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu… có thành tựu nổi bật, tạo ra sự đột phá hoặc thay đổi mang tính cách mạng trong các lĩnh vực Kinh doanh, Nghệ thuật, Xã hội, Thể thao và Khoa học - Công nghệ, trong đó có 2 người họ Trương.
Nghệ thuật khảm sành sứ giữ một vai trò quan trọng trong kiến trúc cung đình Huế. Hầu hết các quần thể di tích được công nhận là di sản văn hoá thế giới ở cố đô Huế (đại nội, lăng tẩm..) trở nên lộng lẫy, cao sang là nhờ bàn tay tài hoa của những thầy trò khảm sành sứ ưu tú thời Nguyễn. Trong số họ, người được nổi danh nhất là Cửu phẩm Trương Cửu Lập (thụ phong phẩm hàm năm 1936).