Tham dự cuộc họp có các đồng chí Thứ trưởng, lãnh đạo các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Đảng uỷ Cơ quan Bộ, Văn phòng Ban cán sự Đảng, Văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải, Công đoàn Giao thông vận tải Việt Nam, Công đoàn Cơ quan Bộ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Cơ quan Bộ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Ban Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải, Báo Giao thông vận tải, Báo Bạn đường, Tạp chí Giao thông vận tải, Văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, đại diện Tổ cố vấn giúp việc Bộ trưởng, đại diện Bộ Nội vụ.
Sau khi đồng chí Phạm Tăng Lộc, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ công bố Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 8/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Trương Tấn Viên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư Bộ Giao thông vận tải giữ chức Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trao Quyết định cho đồng chí Trương Tấn Viên.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Trương Tấn Viên trân trọng cảm ơn sự tin tưởng của các cấp lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Ban cán sự đảng Bộ và Bộ trưởng, đồng thời hứa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được Bộ trưởng giao phó.
Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng ghi nhận các cố gắng đóng góp trong thời gian qua và chúc mừng đồng chí Trương Tấn Viên trên cương vị công tác mới. Bộ trưởng tin tưởng Thứ trưởng Trương Tấn Viên bằng kinh nghiệm và năng lực của mình sẽ có đóng góp tích cực vào công tác của Bộ Giao thông vận tải trong thời gian tới.
Năm 1965, tại thành phố Kyoto , có một lưu học viên Việt Nam học tại trường Đại học Bukkyo. Đó là Hòa thượng Thích Trí Tâm, được Hòa thượng Enamisoken bảo lãnh sang học Cử nhân Văn học Nhật Bản. Được sống ở một đất nước công nghiệp phát triển, đi được nhiều nơi, thấy người dân Nhật Bản làm ăn giàu có, thầy mong sớm hoàn thành chương trình học để trở về Tổ quốc, giúp đỡ các tăng ni, Phật tử và nhân dân.
Tối 17/11, lễ tôn vinh 50 cá nhân có thành tựu nổi bật, thể hiện tính sáng tạo trong 5 lĩnh vực: Kinh doanh, Xã hội, Nghệ thuật, Thể thao và Khoa học Công nghệ đã được tổ chức tại vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Họ là những doanh nhân, vận động viên, nhà thiết kế, nghệ sĩ, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu… có thành tựu nổi bật, tạo ra sự đột phá hoặc thay đổi mang tính cách mạng trong các lĩnh vực Kinh doanh, Nghệ thuật, Xã hội, Thể thao và Khoa học - Công nghệ, trong đó có 2 người họ Trương.
Nghệ thuật khảm sành sứ giữ một vai trò quan trọng trong kiến trúc cung đình Huế. Hầu hết các quần thể di tích được công nhận là di sản văn hoá thế giới ở cố đô Huế (đại nội, lăng tẩm..) trở nên lộng lẫy, cao sang là nhờ bàn tay tài hoa của những thầy trò khảm sành sứ ưu tú thời Nguyễn. Trong số họ, người được nổi danh nhất là Cửu phẩm Trương Cửu Lập (thụ phong phẩm hàm năm 1936).
“Tai nghe trống chiến, trống chầu” Đó là nhan đề tập sách sắp xuất bản, viết về nghệ thuật hát bội của nhạc sĩ Trương Đình Quang, người con của làng Minh Hương, Hội An danh tiếng. “Tai nghe trống chiến, trống chầu/Xếp ba miếng kẹo đậu phụng trật đầu lộn đuôi”; “Nghe trống chiến không khiến cũng đi/Nghe trống chầu đâm đầu mà chạy”…
Nhà nghiên cứu lão thành Trương Quang Phúc – Chủ tịch Hội đồng Trương tộc Quảng Bình gọi di động báo cho Ban văn kiện Hội đồng Trương tộc Việt Nam lâm thời biết tin: ông Trương Trọng Khem – trưởng tộc họ Trương Văn xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch đã tạ thế vào sáng ngày 14 tháng 11 năm Nhâm Thìn (tức ngày 26/12/2012), hưởng thọ 76 tuổi.