Viết thêm về một người anh hùng

23:35 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2972

Người đàn ông có vóc dáng thấp đậm, mái tóa bạc pha sương và những bước đi khập khiểng lưu lại rất lâu bên tấm bia có in dòng chữ: Liệt sĩ Nguyễn Thị Thu, quê Gio Phong, Gio Linh. Đó là một trong những người đồng đội cùng đơn vị của ông đã ngã xuống trong trận chiến đấu chống quân thù bảo vệ quê hương. Bàn tay run run thắp nén hương thơm thành kính, đôi mắt ông ngân ngấn nước... Ông là anh hùng Trương Đức Hai, người con quê hương Hải Chữ, xã Trung Hải, Gio Linh, một người lính đã từng có những năm tháng cùng đồng đội chiến đấu ngay trên mảnh đất này. 

Cũng như bao thế hệ thời đó, ký ức tuổi thơ của Trương Đức Hai không được êm ả, thanh bình mà thay vào đó là sự bao vây, kìm kẹp của kẻ thù và bom đạn chiến tranh. Lớn lên trong cảnh đất nước bị chia cắt hai miền Nam - Bắc, lớp lớp thanh niên quê hương Gio Linh ngày ấy đã tình nguyện lên đường chiến đấu và lập nên nhiều chiến công oanh liệt, tô thắm thêm truyền thống anh hùng cách mạng của quê hương, đất nước. Trong chiến công chung đó, có sự đóng góp của ông.

Cuộc đời của anh hùng Trương Đức Hai có biết bao điều để nhớ, song đối với ông, những tháng năm được trực tiếp cầm súng chiến đấu với quân thù bảo vệ quê hương là khoảng thời gian đáng nhớ nhất. Đó là khi chàng thanh niên Trương Đức Hai được sống trọn vẹn với lý tưởng của mình tiếp nối truyền thống của người cha, người chú thân yêu lên đường đánh giặc, giải phóng quê hương. 16 tuổi, từ một chiến sĩ, ông được giao nhiệm vụ làm tổ trưởng du kích xã, rồi xã đội phó xã Gio Sơn…Trên cương vị được giao, ông đã cùng đồng đội xây dựng cơ sở cách mạng vững mạnh, đủ sức đứng vững trong khu vực địch tạm chiếm. Biết bao ngày cùng đồng đội nằm gai nếm mật, nắm bắt tình hình địch để xây dựng các phương án chiến đấu, phối hợp với các lực lượng đánh trả các trận càn của kẻ thù. Chính trong khó khăn, gian khổ, hiểm nguy đã sớm tôi luyện ông trưởng thành, ông đã trực tiếp tham gia đánh hàng trăm trận lớn nhỏ bảo vệ quê hương. Năm 1972, trong chiến dịch giải phóng Gio Linh, ông đã trực tiếp chỉ huy mũi đánh vào chi khu quân sự Quán Ngang và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Với những thành tích và chiến công trong chiến đấu, ông được Nhà nước tặng 6 danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ ưu tú và hàng chục huân, huy chương… 

Sau ngày giải phóng, cũng như bao người lính khác trở về sau chiến tranh, cuộc sống gia đình ông đứng trước bao khó khăn, thử thách, các con đang tuổi ăn tuổi học, vợ lại đau ốm thường xuyên. Là một người chồng, người cha và nhất là một người lính đã từng đối mặt với những gì hiểm nguy nhất, điều đó không cho phép ông lùi bước, ông phải bươn chải tìm kiếm bát cơm, manh áo nuôi con lớn khôn. Ông tích cực phát triển kinh tế gia đình bằng cách huy động sự giúp sức của anh em đồng đội và bà con nội ngoại để mở Công ty TNHH xây dựng số 9. Phát huy phẩm chất người lính Cụ Hồ, những ngày đầu biết bao khó khăn, vất vả nhưng rồi ông cũng tìm ra được lối thoát cho mình. Công ty do ông phụ trách đã gặt hái được nhiều thành công, uy tín của ông được mọi người biến đến. Cứ thế, thời gian lặng lẽ trôi, ông đã tạo dựng nên một công ty phát triển, kinh tế gia đình ngày một ổn định dưới bàn tay cần mẫn của ông. Thế nhưng, ngôi nhà số 18 đường Ông Ích Khiêm, thành phố Đông Hà vẫn luôn trống trải, cảm giác cô đơn lại ùa về trong ông khi nhớ đến người vợ thân yêu đã mãi mãi đi xa vì căn bệnh hiểm nghèo. Những lúc đó, ông tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để chăm lo, dạy bảo các con nên người và đóng góp thật nhiều công sức cho xã hội. Thương mẹ và thấu hiểu được tấm lòng của cha, các con ông cố gắng học hành và đã tiến bộ rất nhiều, nay đã có việc làm ổn định. Đó là nguồn động viên lớn nhất của ông khi tuổi đã về chiều. 

Một ngày tháng 7/2013, ông nhận được tin vui, cái điều mà ông chưa bao giờ nghĩ đến là được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Trong ông trào dâng nỗi nhớ thương những người đồng đội đã cùng ông chiến đấu và nằm lại trên chiến trường, tự dưng hai hàng nước mắt ông trào ra... Ông tâm sự: “Có được danh hiệu Anh hùng LLVTND ngày hôm nay không chỉ là thành tích của riêng tôi mà còn có sự hy sinh xương máu của bao đồng đội. Công lao này, niềm vinh dự này tôi xin dành tặng trước hết cho các anh. Điều từ lâu tôi luôn trăn trở là ở khu vực Quán Ngang thuộc huyện Gio Linh từng là chiến trường vô cùng ác liệt, nơi đó có biết bao cán bộ, chiến sĩ đã ngã xuống, vì thế, tâm nguyện lớn nhất của tôi là mong muốn được xây dựng một nhà bia tưởng niệm để chúng tôi và những thế hệ con cháu sau này ghi nhớ và phát huy truyền thống anh hùng của cha ông...” 

Suy nghĩ đó đã thôi thúc ông dành nhiều thời gian, tâm huyết để giúp đỡ những anh em đồng chí, đồng đội. Hễ nghe tin báo có ai đau ốm hay kinh tế gia đình quá khó khăn, con cháu cần sự giúp sức cho việc học là ông khăn gói đến tận nơi để động viên cả về tinh thần lẫn vật chất. Ngày lễ, tết và nhất là ngày 27/7 năm nào ông cũng đứng ra tổ chức, kêu gọi anh em đến thắp hương, tri ân các anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Đường 9 và Nghĩa trang liệt sĩ huyện Gio Linh... Đối với người anh hùng Trương Đức Hai, những lúc đó, ông mới cảm thấy thanh thản, bình yên nhất

Những tin cũ hơn

Những tri thức Họ Trương nổi tiếng thời nay

Những tri thức Họ Trương nổi tiếng thời nay

— 25 Tháng Năm 2017

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và cũng là một ân phúccủa tổ tiên và tạo hoá ban cho Họ Trương Việt Nam những trí thức nôỉ tiếng gần xa. Không chỉ đem tâm sức, trí tuệ , tài năng đóng góp vào đại nghiệp hưng vượng chung của nhân loại và đất nước, họ còn làm rạng danh truyền thống khoa bảng của gia tộc.

Kỷ niệm 50 năm ngày hy sinh của Anh hùng Trương Pháp

Kỷ niệm 50 năm ngày hy sinh của Anh hùng Trương Pháp

— 25 Tháng Năm 2017

Kỷ niệm 50 năm ngày hy sinh của Anh hùng liệt sỹ Trương Pháp trong trận đánh đuổi bọn biệt kích của Mỹ ngụy đổ bộ lên bờ biển Nhật Lệ (30/6/1964 – 30/6/2014). Ban thường trực Hội đồng Họ Trương tỉnh Quảng Bình do ông Trương Quang Phúc dẫn đầu đã đến cúng hương tại bàn thờ ở gia đình họ Trương Đồng Thành (TP Đồng Hới).

Tiến sĩ Trương Quốc Dụng và dòng Họ Trương ở Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh

Tiến sĩ Trương Quốc Dụng và dòng Họ Trương ở Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh

— 25 Tháng Năm 2017

Sắp tới, ngày 22/7/2014 tức 26/6 âm lịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức trọng thể lễ dâng hương danh nhân Trương Quốc Dụng tại Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Nhân dịp này, Diễn đàn Họ Trương Việt Nam xin đăng tải toàn văn tham luận của hai vị là hậu duệ bên nội và bên ngoại của Trương Quốc Dụng

Chúc văn của Thạc sỹ Nguyễn Văn Tú tại Hội thảo khoa học về Tế tửu Trương Công Giai

Chúc văn của Thạc sỹ Nguyễn Văn Tú tại Hội thảo khoa học về Tế tửu Trương Công Giai

— 25 Tháng Năm 2017

Như tin đã đưa, ngày 15/7/2014, Trung tâm HĐVHKH Văn Miếu- Quốc Tử Giám đã tổ chức hội thảo khoa học về Tế tửu Quốc Tử Giám Trương Công Giai và truyền thông khoa bảng họ Trương Việt Nam tại khu di tích Văn Miếu –Quốc Tử Giám.

Hội thảo Khoa học về Tế tửu Quốc Tử Giám Trương Công Giai và truyền thống khoa bảng họ Trương Việt Nam

Hội thảo Khoa học về Tế tửu Quốc Tử Giám Trương Công Giai và truyền thống khoa bảng họ Trương Việt Nam

— 25 Tháng Năm 2017

Chuẩn bị kỷ niệm 350 năm ngày sinh Tế tửu Quốc Tử Giám Trương Công Giai , được sự đồng ý của lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, ngày 15/7/2014, Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu Quốc Tử Giám đã tổ chức Hội thảo khoa học về Tế tửu Quốc Tử Giám Trương Công Giai và truyền thống khoa bảng họ Trương ở Việt Nam.