Việc học tập và giảng dạy tại Quốc Tử Giám, Hà Nội

23:38 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1571

Với chức năng là nơi thờ Khổng Tử với những nghi lễ tế trang trọng được tổ chức hàng năm, vừa là nơi đào tạo bồi dưỡng tri thức Nho học của Nhà nước. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một cơ quan rất quan trọng của triều đình thời bấy giờ. Những người được bổ nhiệm đứng đầu Văn Miếu – Quốc Tử Giám đều là những Đại Khoa, những nhà khoa bảng lớn, có tri thức và tài năng đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của đất nước và dân tộc.
Với lịch sử gần 1000 năm, nơi đây đã đào tạo nên hàng ngàn các bậc đại khoa, hiền tài cho đất nước. Là một trung tâm giáo dục lớn nhất nước ta thời xưa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đồng thời cũng là nơi hun đúc nên bao truyền thống văn hóa giáo dục quý báu trong đó có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, truyền thống trọng hiền tài của dân tộc. Cũng vì thế, các thế hệ người Việt Nam xưa và nay đều tôn vinh Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.
Việc tổ chức giảng dạy, học tập tại Quốc Tử Giám bắt đầu từ năm 1076 dưới thời Lý, phát triển và hoàn thiện dưới thời Lê thế kỷ XV.
Quốc Tử Giám có hai nhiệm vụ: rèn luyện cho các giám sinh dự thi Hội và báo cử những giám sinh tài đức lên triều đình để bổ dụng làm quan. Và dù là thi hay cử thì phần lớn giám sinh là những người đã qua thi Hương, đỗ hương cống, hoặc bị trượt kỳ thi Hội. Một số ít là tuyển từ con cháu các công thần có qua thi Hương nhưng chưa đỗ hương cống.
 

Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội
 

Đứng đầu Quốc Tử là Tế Tửu (Hiệu trưởng), Tư Nghiệp (Hiệu phó) Thời ). Phụ trách giảng dạy là các giảng viên với các chức Giáo Thụ, Trực giảng, Trợ giáo, Huấn đạo… có lúc đặt thêm ngũ kinh bác sĩ tức là năm vị chuyên giảng về năm pho kinh Thi, Lễ, Dịch, Xuân Thu.
Học trò trường Quốc Tử Giám là các Giám Sinh, chủ yếu là những người đã đỗ thi Hương, qua một kỳ kiểm tra ở Bộ Lễ vào Quốc Tử Giám để học tập, để chuẩn bị kỳ thi Hội và thi Đình. Giám Sinh chia ra làm 3 hạng.

  • Thượng xá sinh, học bổng là 10 tiền một tháng
  • Trung xá sinh, học bổng là 9 tiền một tháng
  • Hạ xá sinh, học bổng là 8 tiền một tháng.

Quá trình học tập giám sinh chủ yếu là phải tự học, tự nghiên cứu, nghe giảng sách, bình văn là làm văn, sách dùng cho việc học tập là Tứ Thư (đại học, trung dung, luận ngữ và Mạnh Tử), Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Xuân Thu và dịch) các tuyển tập thơ phú cổ văn và Bắc sử. Bài văn được chấm theo lối phân thành 4 loại: ưu, bình, thứ, liệt. Loại thứ lại chia làm thứ mác là bài có đoạn hay, thứ cộc thuộc loại xoàng. Bài kém bị phê liệt.Những bài thật hay được chọn đọc trong những buổi bình văn cho cả trường nghe, kèm theo những lời bình của thầy. Những lời bình này chính là những bài giảng sinh động và sâu sắc lại sát thực tế trình độ người học
Giám sinh mỗi tháng có một kỳ tiểu tập, một năm có 4 kỳ đại tập, nếu đủ các kỳ học, sau khi trình Bộ Lễ xem xét đạt tiêu chuẩn mới vào thi Hội, thi Đình, phép thi Hội có 4 kỳ.

  • Kỳ đệ nhất: Thi kinh nghĩa
  • Kỳ đệ nhị: Thi chế, chiếu, biểu
  • Kỳ đệ tam: Thi thơ phú
  • Kỳ đệ tứ: Thi văn sách, trình bày kiến thức, mưu lược kế sách của mình nhằm giải đáp câu hỏi nêu lên trong bài. Trúng thi Hội mới vào thi Đình. Thi Đình được tổ chức ở sân Điện, Vua ra đề thi và chám duyệt lần cuối cùng.

Những người đỗ thi Đình xếp thành 3 hạng:

  • Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa)
  • Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp)
  • Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.

Người đỗ đầu cả 3 kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình gọi là Tam Nguyên
82 khoa thi được dựng bia ở Văn Miếu, ghi tên 1306 người đỗ trong số hơn 200.000 người dự thi.
Năm 1502 và năm 1667 đỗ ít nhất có 3 người
Năm 1478 đỗ nhiều nhất có 62 người.
Trong lịch sử khoa cử Việt Nam, người đỗ ít tuổi nhất là Nguyễn Hiền, đỗ Trạng Nguyên năm 1247 khi mới 13 tuổi. Người nhiều tuổi nhất là Quách Đồng Dần 68 tuổi đỗ Tiến sĩ năm 1634.
Quốc Tử Giám là trung tâm giáo dục lớn nhất cả nước thời phong kiến. Quốc Tử Giám đã góp phần đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước, xứng đáng là Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.
 

 (Nguồn tư liệu Ban quản lý Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội)

Những tin cũ hơn

Những giá trị đặc sắc của văn hoá người Hoa ở Việt Nam

Những giá trị đặc sắc của văn hoá người Hoa ở Việt Nam

— 25 Tháng Năm 2017

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, gồm 54 thành phần dân tộc khác nhau. Ngoài dân tộc Việt (thường gọi là người Kinh) chiếm 87% dân số của cả nước, Việt Nam còn có 53 thành phần dân tộc khác, với tổng số dân hơn 8 triệu người, cư trú trên tổng diện tích 2/3 lãnh thổ từ miền Bắc đến miền Nam.

Thông tin Họ Trương ở Nham Biểu - Huế, Thừa Thiên Huế

Thông tin Họ Trương ở Nham Biểu - Huế, Thừa Thiên Huế

— 25 Tháng Năm 2017

Tổ tiên Họ Trương ở Nham Biểu, Huế nguyên là Trương Công, quê quán ở Trang Hoàng Vân, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hóa.

Tướng Trương Hữu Quốc trong lòng dân

Tướng Trương Hữu Quốc trong lòng dân

— 25 Tháng Năm 2017

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, họ Trương Việt Nam tự hào có nhiều anh hùng mặt trận an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đương thời trong đó tướng Trương Hữu Quốc -nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an

Trên quê hương Bình Tây đại nguyên soái

Trên quê hương Bình Tây đại nguyên soái

— 25 Tháng Năm 2017

Ngày 20.8 này, tại Gò Công ( tỉnh Tiền Giang) sẽ diễn ra lễ giỗ lần thứ 150 ngày Bình Tây đại nguyên soái Trương Định tuẫn tiết và dựng tượng đồng tại đền thờ của ông. Miền Nam-Tân An, Gia Định…là quê hương thứ hai cũng là nơi người Anh hùng dân tộc quê hương Quảng Ngãi này được nhân dân tôn kính, thờ phụng như một vị thần…

TRAO TƯỢNG ANH HÙNG DÂN TỘC TRƯƠNG ĐỊNH

TRAO TƯỢNG ANH HÙNG DÂN TỘC TRƯƠNG ĐỊNH

— 25 Tháng Năm 2017

(HTVN) Ngày 14-8, tạp chí Xưa và Nay phối hợp với họ Trương Việt Nam tổ chức lễ trao tượng anh hùng dân tộc Trương Định cho hai đền thờ ông tại thị xã Gò Công (Tiền Giang) và xã Tịnh Khê (huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi).