VÀI NÉT VỀ DÒNG HỌ VIỆT NAM

00:21 - 26/05/2017 Tin tổng hợp Admin 21253
                                 VÀI NÉT VỀ DÒNG HỌ VIỆT NAM
 
*MỘT VÀI KHÁI NIỆM
 
Gia đình:

Gia đình là một thiết chế xã hội gồm những thành viên khác giới thông qua hôn nhân mà có và qua gia đình để thực hiện các chức năng sinh đẻ, kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng …
Khi có con cái thì các thành viên liên kết nhau bằng các quan hệ hôn nhân và di truyền, Hôn nhân là ngẫu nhiên, di truyền là tất yếu. Gia đình là một phạm trù lịch sử, thay đổi và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội.

  Dòng họ:
 
Dòng họ là một thiết chế xã hội cổ truyền, gồm nhiều gia đình cùng huyết thống, có từ lâu ở nước ta. Họ của các dân tộc không giống nhau do điều kiện lịch sử, kinh tề, xã hội, tập quán khác nhau.
 Bách khoa toàn thư, định nghĩa : “Dòng họ được hình thành như một tổ chức của những người có chung huyết thống, cùng một ông tổ sinh ra theo thời gian. Mỗi dòng họ có Từ Đường riêng, có phần mộ tổ tiên, có trưởng tộc, trưởng chi, có ruộng hương hỏa, có gia lễ …”

Với dòng họ - văn hóa là nề nếp gia phong, là cội nguồn danh gia vọng tộc. Quan hệ dòng họ là nét đẹp văn hóa của người Việt đã được duy trì từ hàng ngàn năm nay. Các dòng họ Việt Nam trưởng thành cùng đất nước, các thành viên của các dòng họ đã làm đẹp cho nhà, cho làng, cho nước. Các dòng họ Việt Nam có tính cộng đồng và tính tự quản rất cao, có nề nếp, thuận hòa trên kính dưới nhường, trong ấm ngoài êm có trên có dưới, có trưởng có thứ, có nội có ngoại, có gần có xa. .

Cổ nhân dạy rằng : “ họ trong hàng, làng trọng tước ”. “Họ trong hàng”, trước hết là để xác định vị trí từng người là bậc cha chú, hay hàng con cháu để tôn trọng, để đề cao trách nhiệm. “Họ trọng hàng” cũng là để thực hiện gia lễ được quy cũ, giữ được tôn ti trật tự truyền thống.
Một ít dân tộc Việt Nam là theo họ mẹ, còn hầu hết theo họ cha. Người cùng một họ, có vị tổ chung gọi là “thần chủ tổ tiên”. Một ít trường hợp là sống tập trung, đa số các gia đình cư trú xen với các gia đình, dòng họ khác trong một xóm ấp. Đây cũng là tổ quán của dòng họ..
Dòng họ không phải là đơn vị kinh tế, tuy nhiên , nhất là trước đây ,dòng họ có phần ruộng, gọi là ruộng hương hỏa . Có nơi có nhà thờ họ chung. Người ba đời trong họ không được lấy nhau,  Dòng họ có nghĩa vụ đoàn kết, tương trợ nhau và có nghĩa vụ thờ phụng tổ tiên mình.
Họ tộc có nhiều Chi, Phái, Tiểu chi, có Trưởng họ. Người con trưởng của Chi trưởng làm trưởng họ.
Mỗi họ có nhà thờ họ, nhà thờ chung gọi là từ đường, nhà thờ tổ. Họ lớn có nhiều chi, mỗi chi có nhà thờ chi. Cũng có nhiều họ không có nhà thờ. Hằng năm có một ngày giỗ tổ, thường gọi là ngày giỗ họ, giỗ tổ...
Mỗi họ có hoặc không có gia phả, tộc phả. Hiện nay đang có phong trào rất quí là đi tìm, kết nối nhận họ và dựng phả ở từng dòng họ, chi họ, với mục đích vĩnh tồn tôn thống, giáo dục truyền thống gia đình – dòng họ . Chúng tôi nghĩ cần kiến nghị với Nhà nước, ngành văn hóa, ủng hộ phong trào nầy một cách tích cực, mạnh mẽ hơn nữa..
 

 Khái niệm gia phả là gì?
                                                                                                                                                    Gia phả là quyển sách ghi chép tên tuổi, kỷ sự (tiểu sử thu gọn), ghi ngày sinh, ngày tử, vị trí phần mộ và ngày lập mộ (đã chết)…của từng người trong họ, theo thứ tự các đời.
Từ điển Hán-Việt Đào Duy Anh định nghĩa gia phả là: “Sách ghi thế hệ trong họ và lịch sử tổ tiên”.
Gia phả xuất hiện ở phương Đông và phương Tây từ xưa. Trung Quốc: thời Chiến Quốc với quyển “Thế bản”. Thời Ngụy, thời Tần phát triển mạnh. Việt Nam: năm 1026, vua Lý Thái Tổ ra lịnh soạn Ngọc điệp (Phả Vua). Các tư gia, thế gia vọng tộc cũng biên soạn gia phả.
Nội dung gia phả gồm có:
Chính phả: có phả ký, phả hệ và phả đồ .
Ngoại phả: ghi nhà thờ tổ, việc cúng bái, văn khấn, ghi khu mộ, ghi danh sách học vị các thành viên đỗ đạt, ghi tiểu sử một số thành viên nổi bật…
Phụ khảo: ghi địa chí xóm ấp, đình miếu, chợ búa, bến đò….
Nghiên cứu gia phả là khoa học, thực hành gia phả là thiêng liêng. Phải công phu, nghiêm túc trong việc dựng phả. Gia phả là tư liệu quí giá cho dòng họ, nhà sử học, dân tộc học.
 
 

 

 
   * TÍNH LIÊN KẾT TRONG QUAN HỆ DÒNG HỌ

 


Tính liên kết theo nhóm huyết thống là một hiện tượng lịch sử xã hội có tính phổ quát toàn nhân loại, việc liên kết theo nhóm huyết thống là một hình thức tập họp sớm nhất trong lịch sử loài người. Đây là nền tảng tạo nên quyền lực của một tổ chức có thể đạt đến địa vị thống trị một xã hội, khi chỉ dựa trên nền tảng với yếu tố chính là: huyết thống (dòng họ). Qua thực tiễn của lịch sử nhiều nơi, nhiều lúc, tính liên kết này đã tạo nên quyền lực cho nhiều tổ chức khác nhau trên
 đạt đến địa vị thống trị xã hội trong một thời gian .
Ngày nay , nền tảng tạo nên quyền lực của một tổ chức để đạt đến địa vị thống trị một xã hội không còn dựa trên nền tảng yếu tố huyết thống hay tôn giáo mà chỉ còn dựa trên yếu tố chính là: quyền lợi (giai cấp….).Tuy nhiên tâm lý và thực tiễn “ 1 người làm quan cả họ được nhờ “, “ con vua thì lại làm vua…” vấn còn đâu đó trong xã hội như là một nét tiêu cực hiện tại.
. Mục đích của việc trở về cội nguồn và việc phục hưng các sinh hoạt dòng họ là một trong những nhu cầu thực sự của cuộc sống trong các cộng đồng làng xã trước những thay đổi, biến động của đời sống xã hội hiện nay, và mỗi con người chúng ta đều cảm thấy cần phải có một chỗ dựa tinh
 thần gần gũi nhất để ổn định đời sống.
Nhà nước và giai cấp có thể bị diệt vong, nhưng văn hóa dòng họ vẫn trường tồn mãi mãi. Cho nên, phục hồi việc họ một cách đúng đắn là một việc làm cấp thiết hiện nay - đó là phục hồi luân lý, đạo đức, kĩ cương xã hội….
Theo nhiều chuyên gia về tộc họ , Cái khó cho những nhà tổ chức, những con người tâm huyết nhất trong các tộc họ là phải tìm ra được một phương thức tổ chức hoặc một hình thức liên kết thích hợp nhất để kết nối các chi Họ trong cả một tỉnh (thành) lại với nhau. Có thể bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhau tùy theo phong tục và tập quán của từng địa phương; nhưng hiện nay thông dụng nhất là hình thức tổ chức Ban Liên Lạc. Sau đó tiến tới kết nối các Ban Liên Lạc (hoặc các tổ chức tương đương) của Tộc Họ tại các tỉnh (thành) này lại với nhau theo từng cụm địa lý hành chính từng vùng (miền) bằng hình thức Ban liên lạc tập trung của một vùng miền. Khi xét thấy đa số các Tộc Họ trong vùng đã hình thành tổ chức Ban Liên Lạc hoặc tổ chức sinh hoạt tương đương thì có thể tiến tới hình thành Hội Đồng họ tộc.trên phạm vị cả nước.

  *HỌ NGƯỜI VIỆT
Thời kỳ xuất hiện các dòng họ ở Việt Nam hiện nay chưa được xác định. Đây chính là một vấn đề tồn tại trong việc nghiên cứu lịch sử các dòng họ ở Việt Nam.Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng, sự xuất hiện các dòng họ Việt Nam hiện nay có thể sau thời kỳ Bà Trưng - Bà Triệu. Hầu hết các dòng Họ Việt có xuất xứ xa xưa từ Trung Quốc.
Họ người Việt gồm các họ của người thuộc dân tộc Việt. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Dương nên chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa từ Trung Quốc lẫn các nước vùng Ấn Độ hay dân tộc Chàm, cho nên họ người Việt cũng vậy. Nhưng đa số họ được đọc khác đi cho khác với nguyên gốc để hợp với cách phát âm tiếng Việt. Tuy vậy họ người Việt không nhiều như Trung Quốc hay các nước lớn khác. Các họ lớn ở Việt Nam đa số có một triều đại trong lịch sử nước nhà..
Các họ phổ biến
Phần lớn các họ phổ biến ở Việt Nam gắn liền với các triều đại phong kiến Việt Nam. Họ phổ biến nhất của người Việt là họ Nguyễn, theo một thống kê năm 2005 thì họ này chiếm tới khoảng 38% dân số Việt Nam. Đây là họ của triều đại phong kiến Việt Nam cuối cùng, triều nhà Nguyễn. Các họ phổ biến khác như họ Trần, họ Lê, họ Lý cũng là họ của các hoàng tộc từng cai trị Việt Nam, đó là nhà Trần, nhà Tiền Lê - Hậu Lê và nhà Lý.
Sau đây là danh sách 14 họ phổ biến của người Việt, 14 họ này chiếm khoảng 90% dân số Việt Nam
Họ
Tỷ lệ
 
Nguyễn
38,4%
 
Trần
11%
 
9,5%
 
Phạm
7,1%
 
Hoàng/Huỳnh
5,1%
 
Phan
4,5%
 
Vũ/Võ
3,9%
 
Đặng
2,1%
 
Bùi
2%
 
Đỗ
1,4%
 
Hồ
1,3%
 
Ngô
1,3%
 
Dương
1%
 
0,5%
 
 
 
 
Thống Kê Các Dòng Họ ở Việt Nam
  Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác các dòng họ ở Việt Nam. Theo tài liệu của người Pháp -Pierre Gourou (1930) - thì ở Việt Nam có 202 dòng họ . Dã Lan Nguyễn Đức Dụ trong cuốn Gia Phả - Khảo Luận và Thực Hành (1932) ước tính khoảng gần 300 họ. Gần đây, theo số liệu đăng ký ở Hội các dòng họ Việt Nam thuộc tổ chức UNESCO - Việt Nam, và thống kê sơ bộ ỏ các địa phương thì dòng họ ở Việt Nam cho đến nay mới biết được 209 dòng họ.Số liệu này có thể chưa chính xác. Tuy nhiên, cũng có thể sơ bộ nhận định rằng, sai số chủ yếu là số lượng các dòng họ thuộc các dân tộc thiểu số, do điều kiện địa lý và hoàn cảnh xã hội chưa có thể thống kê hết. Còn số lượng các dòng họ của dân tộc Kinh ở Việt Nam cũng chỉ trên dưới 180 dòng họ.
 So sánh với các số lượng của các dòng họ ở các nước trên thế giới, số lượng các dòng họ ở Việt Nam không nhiều. Theo tài liệu nghiên cứu của Giáo sư Phan Văn Các (Viện Hán Nôm) thì ở Trung Quốc hiện nay có 926 dòng họ, ở Hàn Quốc có 274 họ, nước Anh có 16,000 họ. Nhiều nhất thế giới là Nhật Bản với 100,000 họ.
Bảng Thống Kê Sơ Bộ Các Dòng Họ ở Việt Nam
01 An        43 Đăng       85 Khương       127 Mùa       169 Thang
02 Anh      44 Đậu         86 Kiều             128 Nghiêm 170 Thành
03 Âu        45 Đèo         87 Kim              129 Ngọ       171 Thẩm
04 Bá        46 Điều        88 Kông             130 Ngọc     172 Thân
05 Bạch    47 Đinh        89 Kuxê             131 Ngọt      173 Thích
06 Bàn      48 Đoái        90 La                  132 Ngô       174 Thiều
07 Bành    49 Đoàn       91 Lã                  133 Ngụy     175 Thời
08 Bắc      50 Đỗ           92 Lạc                134 Nguyễn  176 Thới
09 Bế        51 Đôn         93 Lai                 135 Nhâm    177 Thường
10 Biện     52 Đông       94 Lại                 136 Nhĩ        178 Tiết
11 Bình     53 Đồng       95 Lăng              137 Nhữ       179 Tiếu
12 Bồi       54 Đới          96 Lâm               138 Ninh      180 Tịnh
13 Bùi       55 Đường     97 Lê                  139 Nô         181 Toan
14 Ca         56 Giang        98 Lễ                 140 Nông       182 Tô
15 Cái        57 Giàng        99 Lều               141 Nùng       183 Tôn
16 Cakha   58 Giáp          100 Liêm           142 Ôn           184 Tống
17 Cao       59 H'              101 Liều            143 Ông         185 Trà
18 Cát        60 Hà             102 Liễu            144 Phạm       186 Trang
19 Cấn       61 Hạ             103 Lò               145 Phan        187 Tráng
20 Cận       62 Hàn           104 Lô               146 Phí           188 Trắng
21 Cầu       63 Hán           105 Lỗ               147 Phó          189 Trần
22 Cha       64 Hạng         106 Lù               148 Phục         190 Triệu
23 Chẫu     65 Hân           107 Lũ               149 Phùng       191 Trình
24 Chế       66 Hầu           108 Lục             150 Phương     192 Trịnh
25 Chriêng 67 H'ma         109 Luyến         151 Quách       193 Trứ
26 Chu       68 H'nia          110 Lữ              152 Quan         194 Trương
27 Chung   69 Hoa            111 Lương        153 Quảng       195 Từ
28 Chữ      70 Hoàng         112 Lưu            154 Quân         196 Tưởng
29 Chương 71 Hồ              113 Lý              155 Sang          197 Ung
30 Cồ        72 Hồng           114 Lyly           156 Sâm           198 Úng
31 Cù        73 Hùng           115 Ma             157 Sân            199 Uông
32 Cung    74 Huỳnh         116 Mã             158 Sô              200 Ứng
33 Cư        75 Hứa              117 Mạc           159 Sơn            201 Văn
34 Danh    76 Hương          118 Mạch         160 Sử              202 Vi
35 Diệp     77 Hướng          119 Mai            161 Tạ              203 Viêm
36 Doãn    78 Hữu              120 Mang          162 Tào            204 Việt
37 Du        79 K'                 121 Mạnh          163 Tăng          205 Vũ - Võ
38 Dư           80 Ka                122 Mao              164 Tân            206 Vừ
39 Dương     81 Khiếu           123 Mân              165 Tần            207 Vương
40 Đái          82 Khổng          124 Minh             166 Tấn            208 Y
41 Đàm        83 Khuất           125 Moong          167 Thạch        209 Y Vương
42 Đào         84 Khuê            126 Môn              168 Thái
 
   Ngày nay , vấn đề Họ Tộc ở nước ta rõ ràng ngày càng có vị trí quan trọng trong xã hội và cuộc sống.Việc nghiên cứu về các dòng Họ Việt nam nói chung và từng Dòng Họ nói riêng là hết sức cần thiết.
Đối với Họ Trương Việt Nam chúng ta, chúng tôi nghĩ dù không phải là 1 Họ lớn trong nước nhưng có những đặc trưng của một dòng Họ có tính cách, có nhân cách, có lịch sử với nhiều Danh nhân, Nhân kiệt thời nào cũng có. Việc nghiên cứu toàn diện về Họ Trương cùng với sự kết nối Tộc họ trên phạm vi cả nước là hết sức cấp thiết. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng mà Hội Đồng Họ Trương Việt nam đã làm, đang làm và tiếp tục cần làm.
                                                                                                  TRƯƠNG QUỐC TÙNG
 


  

Những tin cũ hơn

TẢN MẠN CHUYỆN ĐÓN TẾT ĐÓN XUÂN

TẢN MẠN CHUYỆN ĐÓN TẾT ĐÓN XUÂN

— 26 Tháng Năm 2017

"Ngày mồng Một tháng Giêng" là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số, hợp tuổi được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt cổ thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình....

HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG HÀ NAM NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ SƠ KẾT NĂM 2016 VÀ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG  NĂM 2017

HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG HÀ NAM NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ SƠ KẾT NĂM 2016 VÀ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG NĂM 2017

— 26 Tháng Năm 2017

Ngày 7/1/2017 (tức ngày 10/12 năm Bính thân), Hội đồng họ Trương Hà Nam Ninh đã mở Hội nghị sơ kết hoạt động năm 2016 và triển khai kế hoặch hoạt động năm 2017 tại thành phố Ninh Bình.Hội nghị đã nhất trí cao về nội dung báo cáo sơ kết công tác trong năm qua và thông qua kế hoặch hoạt động trong năm tới.

NGHỊ QUYẾT  HỘI NGHỊ LẦN THỨ NHẤT BAN CHẤP HÀNH  HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM NHIỆM KỲ 2016 – 2019

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NHẤT BAN CHẤP HÀNH HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM NHIỆM KỲ 2016 – 2019

— 26 Tháng Năm 2017

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NHẤT BAN CHẤP HÀNH HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM NHIỆM KỲ 2016 – 2019

Thư chúc mừng năm mới Xuân Đinh Dậu 2017 của Hội đồng họ Trương Việt Nam gửi bà con, anh chị em họ Trương Việt Nam

Thư chúc mừng năm mới Xuân Đinh Dậu 2017 của Hội đồng họ Trương Việt Nam gửi bà con, anh chị em họ Trương Việt Nam

— 26 Tháng Năm 2017

Thư chúc mừng năm mới Xuân Đinh Dậu 2017 của Hội đồng họ Trương Việt Nam gửi bà con, anh chị em họ Trương Việt Nam

DIỄN VĂN BẾ MẠC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM LẦN THỨ II (NHIỆM KỲ 2016-2019)

DIỄN VĂN BẾ MẠC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM LẦN THỨ II (NHIỆM KỲ 2016-2019)

— 26 Tháng Năm 2017

DIỄN VĂN BẾ MẠC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM LẦN THỨ II (NHIỆM KỲ 2016-2019)