TẢN MẠN CHUYỆN ĐÓN TẾT ĐÓN XUÂN

00:21 - 26/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2569

                     TẢN MẠN CHUYỆN ĐÓN TẾT ĐÓN XUÂN  

 

                                                                                  Trương Quốc Tùng 
TÍN HIỆU MÙA XUÂN 
 
Một Mùa Xuân lại đến , Xuân Đinh Dậu – 2017.
Mùa Xuân là sự khởi đầu –Khởi đầu của chu kỳ thiên nhiên với 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông. Như sự khởi đầu của  sinh sôi, từ chồi non xanh biếc đến tươi tốt lá cành , đơm hoa kết trải và quả chín trĩu cành. Như sự bắt đầu của một kiếp luân hồi nhân quả .
Chúng ta cảm nhận Mùa Xuân đến từ các tín hiệu của mùa Xuân.
 
Đó là tín hiệu từ thiên nhiên, với màu xanh mơn mởn, tinh khôi của các làng lúa, làng nấm, làng hoa. Với những chồi Xuân đang nảy mầm, những lá mới đang ra biểu hiện sự sống và phát triển của mùa Xuân. Với những đợt rét cuối mùa đông mang mưa phùn mát ẩm như làm hồi sinh vạn vật.
 
Đó là tín hiệu từ lòng người với màu xanh bình yên trong mỗi gia đình và màu xanh tâm linh trong mỗi con người. Với niềm vui của trẻ thơ trong bộ quần áo mới, của tuổi già trong từng chén rượu xuân và tiếng cười của cháu con. Với những khoảnh khắc tâm linh sâu lắng trước bàn thờ tổ tiên thơm mùi hương trầm và chữ Tâm hướng thiện nơi cửa Phật.
Đó là tín hiệu từ Tình yêu  nồng thắm đang  say đắm  giữa tình xuân.
 
Đó là tín hiệu của niềm tin – Niềm tin vào một năm mới tốt lành, tốt dẹp hơn, niềm tin vào sự hướng thiện của con người, niềm tin vào sự thăng hoa của Phúc – Thọ - Tài – Lộc của đất nước và mỗi con người.
 
Niềm tin vào những vụ mùa bội thu, xanh màu no ấm , vào sự trong lành hơn của môi trường, sự an toàn của thực phẩm , vào sự phát triển của một nền nông nghiệp sạch hướng tới bền vững và hiện đại.
 
Với họ Trương Việt nam chúng ta đó là sự âm vang của Đại hội toàn quốc lần thứ hai tổ chức tại đất linh Hoa Lư – Ninh bình  tháng 11 năm 2016, hội tụ hàng ngàn con cháu họ Trương từ mọi miền đất nước, về với nhau cùng bàn việc họ, việc tổ tiên với tình người , tình nghĩa và tính cách họ Trương.
Đó là niềm tin vào sự trường tồn và phát triển của họ Trương trong cả mùa Xuân mới của thời đại mới.
Xin được chúc tất cả NGƯỜI HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM một Mùa Xuân mới, một Năm mới thật tốt lành.
 
Hãy đón nhận Mùa Xuân mới với những Tín hiệu tốt lành nhất của Mùa Xuân.
 
                                                                      ********* 

 

MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT 
Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Thông thường là trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.
Mâm ngũ quả hiện nay đã thay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh.
 

 

Nguồn gốc 
Trong kinh Vu-lan-bồn (Ullambana Sutra) do Phật thuyết cho Mục-Kiền-Liên về cách cứu mẹ ông khỏi kiếp ngạ quỷ có nhắc đến việc chuẩn bị mâm ngũ quả dưới hình thức "trái cây năm màu" để cúng dường chư Tăng, mà theo quan niệm nhà Phật trái cây 5 màu tượng trưng cho ngũ căn: tín, tấn, niệm, định và huệ. Dấu tích lễ Vu-lan có từ rất sớm ở Ấn Độ được nhắc trong tác phẩm Mahabharata (thế kỉ V trước công nguyên đến thế kỉ V sau công nguyên). Tại Trung Quốc, Lương Vũ Đếnhà Lương theo truyền thuyết là người đầu tiên cử hành hội Vu-lan-bồn vào năm 538 tại chùa Đồng Thái. Từ đó "phát triển thành tục. Đế vương và thần dân các đời phần nhiều cử hành hội này để báo đền ân Giám mục mẹ, tổ tiên". Thời nhà Đường, các vua rất xem trọng lễ cúng dường Vu-lan, các triều đại sau này vẫn tiếp tục và cho đến ngày nay vẫn tồn tại dưới các hình thức khác nhau trong những nước theo Phật giáo đại thừa.
 

 

Trình bày trong mâm ngũ quả 
Do điều kiện ở các khu vực sinh sống của người Việt có khác biệt nên có nhiều cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường gồm: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt  hay chuối, ớt, bưởi, quất, lê. Có thể thay thế bằng cam, táo, , lê-ki-ma,... Chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc. Nói chung, người miền Bắc không có phong tục khắt khe về mâm ngũ quả và hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày được, miễn là nhiều màu sắc.
Mâm ngũ quả người miền Nam gồm mãng cầu Xiêm, dừa (hay dưa), đu đủ, xoài, sung, với ngụ ý "cầu sung (túc) vừa đủ xài". Đôi khi thêm trái dứa (người Nam gọi là "thơm") và thường là phải có một cặp dưa hấu để riêng bên cạnh. Khác với người Bắc là gia đình người miền Nam thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu nên mâm trái cây của họ không có chuối (vì âm chuối đọc như "chúi nhủi", ngụ ý thất bại), cam ("quýt làm cam chịu"), lê ("lê lết"), táo (người Nam gọi là "bom"), lựu ("lựu đạn") và không có cả sầu riêng, dù người Nam bình thường rất thích ăn sầu riêng, và không chọn trái có vị đắng, cay.
Đôi khi mâm ngũ quả cũng được sử dụng trong Mâm Quả Ngày Cưới của người Việt. Vào ngày tổ chức lễ cưới nhà trai sẽ mang những Lễ Vật sang nhà gái để xin rước cô dâu về. Mâm ngũ quả của ngày cưới sẽ còn được chuẩn bị kỹ càng hơn nữa vì còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng để ngầm mang lại điều lành cho đôi trẻ.
 

 

Tựu trung, các loại trái cây sau thường dùng để bày mâm ngũ quả hay mâm trái cây  
Miền Bắc
Miền Nam
 

 

Ý nghĩa của mâm ngũ quả  

 

Ngũ  
Ngũ (五) (năm, là biểu tượng chung của sự sống, Ngũ quả chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời dùng thờ cúng[9]. Thêm vào đó cư dân vùng nông nghiệp, Ngũ cốc được coi trọng nhiều hơn Ngũ quả. Trong sách Chiêm thư, người ta thường nhìn Ngũ Quả để dự đoán được/mất của các mùa vụ lương thực trong năm Lâu dần, sự xác tín biến thành tập tục, "ngũ quả" có thể tượng trưng cho sự cầu thị được mùa của người nông dân.
Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.
Quả  
Một mâm Ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc Việt Nam, gồm cam, quất, bưởi, chuối và dứa.
Quả biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là Vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống. Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng qua hình dáng/cầu tạo/hương vị, màu sắc và cách đọc tên 

 

Màu sắc  
Màu sắc của mâm thường hay tuân theo ngũ hành.Các loại quả dùng thường mang các sắc màu theo quan niệm là có tính may mắn: Đỏ (may mắn phú quý), Vàng (sung túc),...hâm
 

 

Hình dáng, cấu tạo, hương vị  
Thường là cách hình dáng/cấu tạo có tính chất gợi tả điều tốt lành. Ví dụ: Lựu: có nhiều hạt, tượng trưng cho con cháu đầy đàn, Bưởidưa hấu: căng tròn, mát lạnh trong ruột, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc sống. Hương vị trái cây thường phải ngọt, thơm  không đắng, cay.
Năm nguyên tố tương tác sinh khắc của vạn vật, gọi là ngũ hành. Theo quan niệm cổ đại phổ biến trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, thường cho rằng các quy luật phổ biến đều gộp vào con số 5. Trong Đại từ điển, "ngũ" có đến mười hai nghĩa và một ngàn một trăm bốn mươi tám từ kép ghép với nó. Phổ biến, chúng ta có ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), ngũ sắc, ngũ vị, ngũ âm, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc,… Như vậy, số 5 là biểu hiện chung của sự sống và ở đây "ngũ quả" tự nó biểu trưng một tập thành được coi là đầy đủ của loại lễ vật dâng cúng là quả"...
                                                             ********
 

 

XÔNG ĐẤT BA NGÀY TÂN NIÊN 
"Ngày mồng Một tháng Giêng" là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số, hợp tuổi được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt cổ thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình. Đối với những gia đình đã tách khỏi cha mẹ và cha mẹ vẫn còn sống, họ đến chúc tết các ông bố theo tục: Mồng Một Tết cha.
"Ngày mồng Hai tháng Giêng" là ngày có những hoạt động cúng lễ tại gia vào sáng sớm. Sau đó, người ta chúc tết các bà mẹ theo tục Mồng Hai Tết mẹ. Riêng đàn ông chuẩn bị lập gia đình còn phải đến nhà cha mẹ vợ tương lai (nhạc gia) để chúc Tết theo tục Đi sêu.
"Ngày mồng Ba tháng Giêng" là ngày sau khi cúng cơm tại gia theo lệ cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy học theo tục Mồng Ba Tết thầy[14]. Trong những ngày này người ta thường đi thăm viếng, hỏi thăm nhau những điều đã làm trong năm cũ và những điều sẽ làm trong năm mới.
Đối với cộng đồng người Công giáo Việt Nam, ba ngày đầu năm họ thường tham dự thánh lễnhà thờ với ý cầu nguyện cho từng ngày: mồng Một cầu nguyện bình an cho năm mới, mồng Hai cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ nếu còn sống và tưởng nhớ nếu đã qua đời, mồng Ba cầu nguyện thánh hóa cho công ăn, việc làm trong năm mới được tốt đẹp.
 

 

Xông đất 
Xông đất(hay đạp đất, mở hàng) là tục lệ đã có lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người quan niệm ngày Mồng Một "khai trương" một năm mới. Họ cho rằng vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ.[15] Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng 5 đến 10 phút chứ không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt.
Cách chọn tuổi xông đất:
  1. Tuổi Giáp hạp với Kỷ mà kỵ với CanhMậu.
  2. Tuổi Ất hạp với Canh mà kỵ với TânKỷ.
  3. Tuổi Bính hạp với Tân mà kỵ với NhâmCanh.
  4. Tuổi Đinh hạp với Nhâm mà kỵ với QuýTân.
  5. Tuổi Mậu hạp với Quý mà kỵ với GiápNhâm.
  6. Tuổi Kỷ hạp với Giáp mà kỵ với ẤtQuý.
  7. Tuổi Canh hạp với Ất mà kỵ với BínhGiáp.
  8. Tuổi Tân hạp với Bính mà kỵ với ĐinhẤt.
  9. Tuổi Nhâm hạp với Đinh mà kỵ với MậuBính.
  10. Tuổi Quý hạp với Mậu mà kỵ với KỷĐinh.
Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới.
                                                  
                                                       ********** 
 

 

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI ĐI LỄ CHÙA ĐẦU NĂM
 

 

Đi chùa đầu năm là một nét đẹp, một tục lệ tốt đẹp của người Việt Nam, nhưng đi chùa thế nào để cả năm may mắn, cầu gì được nấy thì không phải ai cũng biết.

Trang phục đi chùa 
Trước tiên phải chú ý đến cách ăn mặc, Chùa là nơi thờ Phật, là chốn linh thiêng về mặt tín ngưỡng nên khi đi lễ chùa bạn nên ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề sao cho phù hợp với bối cảnh của chùa, không nên mặc trang phục quá sặc sỡ, hở hang. Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.
 

 

Nguyên tắc ra vào chùa 
Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan (cửa chính giữa) chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Bạn cũng nên nhớ là không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính.
 

 

Nguyên tắc dâng hương 
Không  để hương bị tắt trong khi đang sử dụng.
Nếu là hương que bạn chú ý phải cắm thẳng, không để nghiêng lệch. Nếu thấy đã có hương cháy, không cần thắp và cắm tiếp. Chỉ dùng một nén hương là được, không cắm hay thắp cả thẻ/gói hương.
Với hương tháp bạn phải đặt vào giữa đĩa hương hoặc lư hương.
Không phải chỗ nào cũng cắm hương được. Chỉ cắm vào bát hương, nếu bát hương có hương rồi không cần cắm tiếp. Không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ… Nhiều người cho rằng cắm hương vào đồ lễ của mình thì mới thiêng, Phật Thánh mới biết, là không đúng.
 

 

Sắm sửa lễ vật 
Dâng hương ở chùa nên chọn lễ chay:  hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.
Không dùng hoa dại, hoa tạp để cúng Phật.
 

 

Đi chùa cầu nguyện gì? 
Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che trở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Đặc biệt vào Đình, Đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm của mình để cả năm luôn được may mắn và thuận lợi nhất.
 

 

Năm bước hành lễ khi đi chùa 
1.Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.
2.Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
3.Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
4.Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).
5.Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.
                                                            ***********
 

 

  Vâng, một Mùa Xuân mới đang đến cùng Tết cổ truyền dân tộc. Một Mùa Xuân đầy niềm tin và hứa hẹn với đất nước và mỗi một chúng ta.
Xin chúc bà con Họ Trương trong cả nước và ở hải ngoại một năm mới an lành và hạnh phúc.
Chúc Họ Trương Việt nam ngày càng phát triển. 
                                                                                               Xuân Đinh Dậu – 2017
                                                                                                                 TQT
 
                                                                      

Những tin cũ hơn

HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG HÀ NAM NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ SƠ KẾT NĂM 2016 VÀ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG  NĂM 2017

HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG HÀ NAM NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ SƠ KẾT NĂM 2016 VÀ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG NĂM 2017

— 26 Tháng Năm 2017

Ngày 7/1/2017 (tức ngày 10/12 năm Bính thân), Hội đồng họ Trương Hà Nam Ninh đã mở Hội nghị sơ kết hoạt động năm 2016 và triển khai kế hoặch hoạt động năm 2017 tại thành phố Ninh Bình.Hội nghị đã nhất trí cao về nội dung báo cáo sơ kết công tác trong năm qua và thông qua kế hoặch hoạt động trong năm tới.

NGHỊ QUYẾT  HỘI NGHỊ LẦN THỨ NHẤT BAN CHẤP HÀNH  HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM NHIỆM KỲ 2016 – 2019

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NHẤT BAN CHẤP HÀNH HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM NHIỆM KỲ 2016 – 2019

— 26 Tháng Năm 2017

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NHẤT BAN CHẤP HÀNH HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM NHIỆM KỲ 2016 – 2019

Thư chúc mừng năm mới Xuân Đinh Dậu 2017 của Hội đồng họ Trương Việt Nam gửi bà con, anh chị em họ Trương Việt Nam

Thư chúc mừng năm mới Xuân Đinh Dậu 2017 của Hội đồng họ Trương Việt Nam gửi bà con, anh chị em họ Trương Việt Nam

— 26 Tháng Năm 2017

Thư chúc mừng năm mới Xuân Đinh Dậu 2017 của Hội đồng họ Trương Việt Nam gửi bà con, anh chị em họ Trương Việt Nam

DIỄN VĂN BẾ MẠC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM LẦN THỨ II (NHIỆM KỲ 2016-2019)

DIỄN VĂN BẾ MẠC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM LẦN THỨ II (NHIỆM KỲ 2016-2019)

— 26 Tháng Năm 2017

DIỄN VĂN BẾ MẠC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM LẦN THỨ II (NHIỆM KỲ 2016-2019)

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CUẢ HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM NHIỆM KỲ THỨ NHẤT (2013-2016)

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CUẢ HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM NHIỆM KỲ THỨ NHẤT (2013-2016)

— 26 Tháng Năm 2017

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CUẢ HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM NHIỆM KỲ THỨ NHẤT (2013-2016)