Trương Thị Thương là thí sinh khuyết tật, bị phơi nhiễm chất độc da cam từ nhỏ. Ngày đến trường thi, em đã 22 tuổi nhưng chỉ cao 0,7m, nặng gần 30kg, nên không thể tự đi lại được. Vì vậy, trong buổi sáng dự thi môn Toán tại điểm thi Trường tiểu học Lê Lai, người nhà phải bế Thương vào phòng thi...chẳng khác gì bế một học sinh mẫu giáo.
“Cô Tú Tài” chỉ cao…0,7m”
Tháng 5.2005, báo Thanh Niên có bài viết về cô bé tí hon Trương Thị Thương, học sinh lớp 10 (thôn Đông Phước, xã Đại Hồng, Đại Lộc, Quảng Nam), lúc đó em chỉ cao 0,5 mét, nhưng nghị lực phi thường và tinh thần hiếu học của em đã khiến nhiều người phải ngước nhìn. Suốt 12 năm kể từ ngày Thương được đi học, ba mẹ phải thay nhau đưa Thương đến trường. Sau khi tốt nghiệp PTTH, Thương đăng ký thi vào ngành CNTT ở 2 trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng và CĐ Công nghệ Thông Tin Việt- Hàn.
Thương và cha mẹ không hề biết rằng trong quy chế tuyển sinh, Thương nằm trong đối tượng được miễn thi và được xét tuyển thẳng đại học, nên sáng ngày 4.7, em vẫn được gia đình chở xe máy lặn lội hơn 50 cây số từ vùng quê Đại Lộc ra Đà Nẵng từ sớm tinh mơ…Đến giờ thi, cha em phải bế em như một đứa bé vào phòng trước ánh mắt đầy bất ngờ và cảm thương của các bạn đồng lứa cũng như nhiều phụ huynh.
Sau buổi thi đầu tiên, nhận thấy Thương là thí sinh khuyết tật, không đủ điều kiện tự phục vụ, Hội đồng thi Lê Lai đã báo cáo với Hội đồng Tuyển sinh của ĐH Đà Nẵng. Giám đốc ĐH Đà Nẵng- PGS.TS Trần Văn Nam đã có mặt kịp thời và quyết định đưa Thương vào danh sách TS được ưu tiên xét tuyển thẳng vào ngành Công nghệ thông tin của ĐH Sư phạm Đà Nẵng.
Trong niềm vui và bất ngờ, chị Lương Thị Huệ, mẹ của Thương xúc động nói: “Giờ cháu đã chính thức được bước chân vào đại học, gia đình tôi nằm mơ cũng không thể nào ngờ! Nhà tuy nghèo nhưng thấy cháu quá mê học, nên vợ chồng tôi cố gắng bằng mọi giá cho cháu được đến trường. Giờ được vào đại học, không chỉ một mình cháu mãn nguyện, mà cả nhà tôi đều hạnh phúc...”.
Ước mơ được chắp cánh...
Từ bài viết trên báo Thanh Niên hồi năm 2005, một bạn đọc ở Bình Định cảm thấu ước mơ của Trương Thị Thương đã gửi tặng em chiếc máy vi tính làm phương tiện học tập. Ngoài máy vi tính, nhiều bạn đọc khác đã gọi điện, gửi thư về động viên em rất nhiều. Nhiều người bày tỏ lòng khâm phục và động viên em vượt lên nghịch cảnh, đã gửi chi phí để hỗ trợ cho Thương được tiếp tục đi học.
Như được chắp cánh, “tí hon” Trương Thị Thương đã hoàn thành chương trình PTTH và quyết định nộp đơn thi vào ngành công nghệ thông tin, và em đã đạt được ước mơ ấy vào mùa tuyển sinh năm nay...
Chiếc máy vi tính từ bấy lâu nay trở thành người bạn thân thiết không rời của Thương. Ngoài học tập, nó còn giúp em tích lũy nhiều kiến thức phổ thông, nhiều thông tin ở khắp mọi nơi, dù em không đến được…
Rời Hội đồng thi Lê Lai, Thương không dấu được sự xúc động cao độ. Tân sinh viên khuyết tật của ĐH Sư phạm Đà Nẵng cho biết: “Em sẽ ráng học hành cho thiệt giỏi, để không phụ lòng gia đình, thầy cô và mọi người đã giúp đỡ con có được ngày hôm nay!”.
Tuy kỳ thi đại học đợt 1 năm nay vẫn còn tiếp diễn, nhưng với những thủ tục nhanh chóng của Đại học Đà Nẵng, Trương Thị Thương đã là một tân sinh viên của niên khóa tới. Chọn vào khoa Công nghệ thông tin cũng là ngành học phù hợp với sức vóc của em. Chúng ta tin rằng, với sự lạc quan yêu đời của chính mình và chia sẻ, hỗ trợ của mọi người, Thương sẽ sớm trở thành một cô giáo được kính trọng, đồng thời cũng là tấm gương vượt qua nghịch cảnh của nhiều bạn trẻ khác.
“Gia tài” cha mẹ để lại chỉ là căn nhà rách nát, mười chị em mồ côi ở cuối xóm nghèo làng Mai Xá (Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị) sống cảnh nheo nhóc, nháo nhác như đàn gà con mất mẹ. Trong tận cùng khốn khó, họ đã biết cùng nhau vượt qua nghịch cảnh của cuộc đời bằng một nghị lực sống phi thường và một ý chí vươn lên mãnh liệt.
Thành phố Đà Nẵng có một con đường mới mở mang tên Trương Chí Cương. Tôi hơi bất ngờ vì giữa bộn bề tính toán, Thành ủy vẫn nhớ đến cuộc đời một con người ở xã Xuyên Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đồng chí Trương Chí Cương đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh hạng ba, Huân chương kháng chiến hạng nhất, Huân chương Quyết thắng hạng nhất.
Trong tập 3 của bộ phim tư liệu Những hình ảnh chưa được công bố về chiến tranh Việt Nam, tác giả bộ phim đã công bố một chi tiết lạ: “Khi tấn công vào tòa đại sứ Mỹ Tết Mậu Thân năm 1968, Quân Giải phóng đã cho cả một đội quay phim đi cùng đặc công để chuẩn bị quay cảnh đại sứ Mỹ đầu hàng - nhưng việc đó đã không xảy ra”.
Anh Trương Duy Hy, nhà văn, nhà nghiên cứu, là người con của Tộc Trương người làng Minh Hương Hội An. Là một nhà giáo, nhà văn và nhà nghiên cứu mà tên tuổi đã được biết đến ở miền Nam từ trước 1975. Ngoài viết văn, nghiên cứu, nay tuy tuổi đã ngoài 70 anh vẫn đứng ra cáng đáng trách nhiệm của dòng tộc ở quê nhà cùng với nhạc sĩ lão thành Trương Đình Quang. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau ở đâu đó, trong một hiệu sách hay thậm chí ngoaì đường, vẫn bắt gặp một Trương Duy Hy say sưa với sự nghiệp của mình với những câu chuyện dường như không có điểm dừng...
Ngày 6/6, tại trụ sở Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ở thủ đô Vientiane, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chummaly Sayasone đã tiếp và nói chuyện thân mật với đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, dẫn đầu đang ở thăm Lào, dự Hội nghị tổng kết Dự án và công bố các sản phẩm của công trình biên soạn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.