Đồng chí Trương Chí Cương, tức Trương Công Thuận (1919-1975)
Sinh quán xã Xuyên Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
Năm 1936, tham gia phong trào dân chủ
Năm 1937, được đứng vào tổ chức Đoàn Thanh niên dân chủ và hoạt động trong Hội Tương tế ái hữu
Năm 1939, bị thực dân Pháp bắt. Sau đó được ra tù
Năm 1941, gia nhập vào Đảng Cộng sản Đông Dương
Tháng 3. 1942, bị thực dân Pháp bắt và bị kết án 12 năm tù khổ sai
Tháng 3.1945, ra tù, Trương Chí Cương tiếp tục hoạt động gây cơ sở cách mạng ở Phú Yên
Tháng 8.1945, tham gia chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền và được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy và là Phó chủ tịch UBND Cách mạng tỉnh Phú Yên, Ủy viên Ủy ban quân chính Nam phần Trung bộ.
Năm 1946, được cử làm Bí thư tỉnh ủy Ninh Thuận, đồng thời là ủy viên Phân ban cực Nam Trung bộ
Năm 1950, làm Bí thư Ban cán sự cực Nam, đồng thời là đại diện Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Trung bộ
Năm 1951, được bầu vào Liên khu ủy Liên khu V và phụ trách nhiều chức vụ trong Đảng: Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Thuận, Bí thư ban cán sự miền Tây tỉnh Quảng Nam, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.
Năm 1959, là Ủy viên Ủy ban Thanh tra Chính phủ
Năm 1961, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng
Năm 1975: Hy sinh
Đồng chí Trương Chí Cương đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh hạng ba, Huân chương kháng chiến hạng nhất, Huân chương Quyết thắng hạng nhất.
( Mời xem bài " Một cuộc đời " trong diễn đàn)
Trong tập 3 của bộ phim tư liệu Những hình ảnh chưa được công bố về chiến tranh Việt Nam, tác giả bộ phim đã công bố một chi tiết lạ: “Khi tấn công vào tòa đại sứ Mỹ Tết Mậu Thân năm 1968, Quân Giải phóng đã cho cả một đội quay phim đi cùng đặc công để chuẩn bị quay cảnh đại sứ Mỹ đầu hàng - nhưng việc đó đã không xảy ra”.
Anh Trương Duy Hy, nhà văn, nhà nghiên cứu, là người con của Tộc Trương người làng Minh Hương Hội An. Là một nhà giáo, nhà văn và nhà nghiên cứu mà tên tuổi đã được biết đến ở miền Nam từ trước 1975. Ngoài viết văn, nghiên cứu, nay tuy tuổi đã ngoài 70 anh vẫn đứng ra cáng đáng trách nhiệm của dòng tộc ở quê nhà cùng với nhạc sĩ lão thành Trương Đình Quang. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau ở đâu đó, trong một hiệu sách hay thậm chí ngoaì đường, vẫn bắt gặp một Trương Duy Hy say sưa với sự nghiệp của mình với những câu chuyện dường như không có điểm dừng...
Ngày 6/6, tại trụ sở Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ở thủ đô Vientiane, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chummaly Sayasone đã tiếp và nói chuyện thân mật với đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, dẫn đầu đang ở thăm Lào, dự Hội nghị tổng kết Dự án và công bố các sản phẩm của công trình biên soạn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Đúng ngày kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, tối 21/6, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô (Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã tổ chức trọng thể Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ V cho 128 tác phẩm đoạt giải ở 8 thể loại giải.
André Trương Trọng Thi (1936-2005) là một kỹ sư Pháp gốc Việt. Ông được xem là "cha đẻ của máy vi tính" vì đã tạo ra Micral, máy tính cá nhân không phải công cụ và được thương mại hóa đầu tiên.