TRƯƠNG ĐỊNH - “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI”, THỦ LĨNH CHỐNG PHÁP GIAI ĐOẠN 1859-1864

23:37 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 5089
Thân thế và sự nghiệp.
Trương Định sinh năm 1820 tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ( nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi ) ,  cha ông  là Lãnh binh Trương Cầm - giữ tước  Hữu thủy vệ úy ở Gia Định thời vua Thiệu Trị.
Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam. Sau  khi cha mất, Trương Định ở lại sống và hoạt động ngay tại  nơi đóng quân của cha.
Năm 1850, hưởng ứng chính sách khai khẩn đất  hoang của tướng Nguyễn Tri Phương, Trương Định chi tiền ra  chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gia Thuận ( nay là Gò Công ), ông được Triều đình nhà Nguyễn thời kỳ đó bổ làm Quản cơ, hàm lục phẩm. Dưới sự chỉ huy của Trương Định, nhiều vùng đất hoang vu đã được hồi sinh, trở thành những đồn điền trù phú. Những người làm ở đồn điền cũng đồng thời được luyện tập, rèn đao kiếm, giỏi võ thuật và hun đúc lòng yêu nước, căm thù lũ giặc cướp nước.
Tháng 2 năm 1859, quân Pháp nổ sung đánh chiếm thành Gia Định.  Trương Định đã tập hợp đội quân của mình là những trai tráng làm ở đồn điền  về đồn trú ở Thuận Kiều ( Gia Định ). Với lực lượng không lớn của mình, nghĩa quân Trương Định đã đánh thắng đối phương ở nhiều trận, điển hình là ở Cây Mai, Thị Nghè.
Hai năm sau khi dấy binh khởi nghĩa, vào đầu năm 1861 quân Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai. Lần này, Trương Định đã đem quân phối hợp với binh sĩ của tướng Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa. Cuộc chiến không cân sức do lực lượng quân sĩ ta quá ít , vũ khí đã thiếu lại rất thô sơ nên không sao giữ nổi chiến tuyến. Khi chiến tuyến Chí Hòa thất thủ sau nhiều ngày chống trả quyết liệt, xả thân vì nước, Trương Định đành lui quân về Gò Công. Ông đã cùng Lưu Tiến Thiện, Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa để trấn giữ vùng Gia Định-Định Tường suốt mấy năm. Tại đây, Trương Định tập hợp, chiêu mộ nghĩa sĩ, tổ chức lại lực lượng, tiến đánh nhiều trận trong các vùng Sài Gòn-Chợ Lớn- Gò Công-Tân An-Mỹ Tho-Đồng Tháp và kéo dài đến tận biên giới Việt Nam-Campuchia.
Ngày 5/6/1862 triều đình nhà Nguyễn ký kết hòa ước với Pháp. Một ngày ghi một dấu mốc thật buồn trong lịch sử Việt Nam (!). Tiếp đó, tháng 7 năm 1862 vua Tự Đức đã truyền dụ nghĩa quân Nam Kỳ bãi binh và cho đòi Trương Định ra Phú Yên. Tuy nhiên, Trương Định đã kháng chỉ, tiếp tục cùng nghĩa quân chống Pháp và được rất nhiều nghĩa sĩ quy tụ, đoàn kết dưới cờ nghĩa. Tất cả đồng lòng suy tôn Trương Định làm Đại Đầu mục, thề quyết cùng nhau chống Pháp đến cùng.
Lúc này, quân của Trương Định ngày càng thanh thế, chiến thắng lẫy lừng, khiến giặc Pháp kinh hồn bạt vía. Tướng Pháp là Bonard giở thủ đoạn gửi thư dụ ông ra hàng. Trương Định đã khước từ thẳng thừng. Đồng thời khi Phan Thanh Giản vào tuyên chiếu bãi binh theo lệnh Triều đình ông cũng kháng chỉ và đưa quân về đóng tại Gò Công, xưng là Trung thiên tướng quân. Tại đây, nhân dân và nghĩa binh suy tôn Trương Định làm Bình Tây Đại Nguyên soái. Gò Công trở thành đại bản doanh, được Trương Định xây dựng thành căn cứ địa kháng chiến.
Ngày 16/12/1862, Trương Định ra lệnh tấn công các vị trí của quân Pháp ở cả ba tỉnh miền Đông Nam Bộ. Quân Pháp ngày càng lâm vào thế bị động, lúng túng, phải căng mình ra chống đỡ, mất ăn, mất ngủ, hoang mang, dao động. Quân Pháp ở vùng này đã lập tức kêu gọi viện binh. Vào tháng 2/1863, nhờ có đông viện binh, quân Pháp đã phản công tại Biên Hòa, Chợ Lớn và bao vây Gò Công với lực lượng đông gấp bội. Sau nhiều ngày chống trả quyết liệt,ngày 26/2/1863 Pháp đánh phá dữ dội và chiếm được thành trì của quân khởi nghĩa. Trương Định phá vòng vây và lui quân về Biên Hòa tiếp tục chiến đấu trong nhiều tháng tiếp theo.
Pháp quyết định thay tướng chỉ huy. Tháng 9/1863, tướng Lagrandiere thay tướng Bonard chỉ huy quân đánh lại nghĩa quân Trương Định. Lagrandiere đã cho mở cuộc càn quét quy mô lớn, chúng bắt được vợ, con và một số tùy tùng của Trương Định. Trương Định tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân chiến đấu thêm nhiều tháng nữa, làm tiêu hao nặng nề lực lượng quân địch.
Rất tiếc, quân Pháp đã được sự dẫn đường của một kẻ phản bội trong hàng ngũ chiến binh của ta, chúng đã bất ngờ cho quân bao vây đánh úp đại bản doanh của nghĩa quân. Bản doanh với biệt danh “ Đám lá tối trời” đã thất thủ, nghĩa  quân ta bị thiệt hại nặng nề, thành trì thất thủ. Tướng quân Trương Định bị trọng thương, gẫy cột sống lưng. Để bảo toàn khí tiết, Tướng quân Trương Định  đã rút gươm tự vẫn. Nơi ông tuẫn tiết là Ao Dinh ( Gò Công ) vào rạng sáng ngày 20/8/1864, khi bình minh đang lên, mặt trời tỏa sáng chiếu rọi trên tấm thân người anh hùng, vị tướng quân tài ba “ Bình Tây Đại Nguyên soái ), đã ngã xuống lấy máu nhuộm thắm đất quê hương. Một cái kết bi hùng, lẫm liệt, hiên ngang khiến quân thù khiếp sợ. Tướng quân Trương Định mất lúc tuổi đời mới chỉ  44 xuân xanh. Cái tuổi mà lẽ ra tướng quân nếu còn sống sẽ còn làm được rất nhiều việc nghĩa nữa, lập được nhiều chiến công nữa, làm rạng rỡ thêm nữa cho trang sử chống ngoại xâm của đất nước.
Con trai của tướng quân Trương Định là Trương Quyền thay cha đã  rút về vùng Châu Đốc và tiếp tục cùng các nghĩa binh chiến đấu chống Pháp thêm 6 năm nữa, đến năm 1870.
Đền thờ Tướng quân Trương Định được lập tại Tư Cung ( Quảng Ngãi ) vào năm 1871.
Đến nay, năm 2014, đã tròn 150 năm kể từ ngày tướng quân ,” Bình Tây Đại Nguyên soái “ Trương Định hy sinh, nơi thờ tự Cụ luôn được giữ gìn, tôn tạo và thắp hương tưởng niệm.
Năm 1989,  Lăng mộ và Đền thờ Tướng quân Trương Định đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia.
Lễ hội tưởng niệm Tướng quân Trương Định được tổ chức vào ngày 19 và 20/8 dương lịch hàng năm.

 

Những tin cũ hơn

Thư mời tham dự chương trình kỷ niệm 150 năm ngày anh hùng Trương Đinh hy sinh (1864  - 2014)

Thư mời tham dự chương trình kỷ niệm 150 năm ngày anh hùng Trương Đinh hy sinh (1864 - 2014)

— 25 Tháng Năm 2017

Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày hy sinh bi tráng của Anh hùng Trương Định (20/8/ 1864 - 20/8/2014) Hội đồng Họ Trương khu vực phía Nam trân trọng kính mời bà con tham dự lễ kỷ niệm này.

Anh hùng dân tộc Trương Định - Ngọn cờ đầu kháng chiến thực dân Pháp ở Nam bộ

Anh hùng dân tộc Trương Định - Ngọn cờ đầu kháng chiến thực dân Pháp ở Nam bộ

— 25 Tháng Năm 2017

Tuy chỉ sống trên cõi thế 44 năm (1820 - 1864), nhưng Bình Tây đại nguyên soái Trương Định đã để lại danh thơm muôn thuở. Không chỉ có công lớn trong cuộc khẩn hoang vùng Gò Công (Tiền Giang) mà Trương Định còn là một thủ lĩnh tiêu biểu ở phương Nam anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược vào thời điểm chúng vừa đặt chân lên đất nước ta. Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày hy sinh bi tráng của ông (20/8/ 1864 - 20/8/2014), xin trân trọng giới thiệu đôi nét về cuộc đời - sự nghiệp vĩ đại của bậc tuấn kiệt này

PGS.TS Trương Quốc Bình thăm nhà thờ và bà con tộc Trương tại Mỹ Khê và Huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.

PGS.TS Trương Quốc Bình thăm nhà thờ và bà con tộc Trương tại Mỹ Khê và Huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.

— 25 Tháng Năm 2017

Trong các ngày từ 9 đến 10/8/2014, nhân dip vào công tác tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi theo những chương trình của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, PGS.TS Trương Quốc Bình, Uỷ viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, Phó Chủ tịch Thường trực Hội hồng Họ Trương Việt Nam đã tranh thủ thời gian và chương trình công tác để đến thăm các nhà thờ và bà con tộc Trương tại xã Tịnh Khê, Huyện Sơn Tịnh, nay là TP Quảng Ngãi, trước đây là Phủ Bình Sơn, và huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Tham luận Trương Công Hy - Một vị quan thanh liêm triều Tây Sơn của Nhà báo Trương Điện Thắng

Tham luận Trương Công Hy - Một vị quan thanh liêm triều Tây Sơn của Nhà báo Trương Điện Thắng

— 25 Tháng Năm 2017

Tham luận do Nhà báo Trương Điện Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Trương Việt Nam khu vực Miền trung trình bày tại Hội thảo khoa học về “Tế tửu Quốc Tử Giám Trương Công Giai và truyền thống khoa bảng họ Trương Việt Nam” Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức ngày 15/7/2014, tại Khu di tích Văn Miếu Quốc tử giám Hà Nội.