Tiến sĩ thời Lê sơ Trương Đức Quang: Vượt khó thành tài

20:39 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1438
Ông sinh trong một gia đình nông dân nghèo, cha mất sớm, mẹ tần tảo cấy mướn và làm nghề nấu bánh đúc để nuôi con ăn học. Do lao lực nên người mẹ cũng mất sớm thành thử cậu học trò Nguyễn Đức Quang phải phiêu dạt đi các nơi để kiếm kế sinh nhai.
Tuy bận rộn công kia việc nọ làm thuê cho thiên hạ nhưng Nguyễn Đức Quang vẫn chịu khó thức khuya dậy sớm dùi mài kinh sử. Mến sự hiếu học và thương cảnh ngộ éo le của Trương Đức Quang, người chủ nhà (ở ngoài Bắc?) đang thuê mướn ấy đã trợ giúp thêm tiền cho cậu nho sinh nghèo theo đuổi sự nghiệp học hành.
Vốn thông minh lại kiên tâm bền chí, càng học càng mở mang, tấn tới Trương Đức Quang đã “vượt Vũ Môn”, vang danh trên bảng vàng bia đá quốc gia
 Khi nhận được tin phải tổ chức đón rước Tiến sĩ Trương Đức Quang vinh quy bái tổ, cả làng xã xôn xao, ngỡ ngàng  vì mọi người cứ nghĩ rằng anh chàng mồ côi cha mẹ và nghèo khó ấy đã biệt tích vong thân ở đâu từ lâu rồi; không ngờ lại làm rạng rỡ quê hương, trở thành tấm gương sáng: “ vượt khó thành tài”.
 
BOX:
Được biết, dòng họ Trương của Tiến sĩ Trương Đức Quang ở  thôn Chuế (Hoằng Yến – Hoằng Hóa – Thanh Hóa) hiện nay vẫn giữ được gia phả ghi chép từ thời Lêvà nhà thờ. Vậy kính mong ông Trưởng họ và mọi người trong thân tộc hoan hỷ gửi sớm cho một bản sao gia phả về Hội đồng Trương tộc VN để bổ sung tư liệu nhằm kết nối phả hệ với các nhánh trong toàn quốc. Xin chân thành cảm ơn trước thịnh tình của quý vị.
 

Những tin cũ hơn

Tự Khanh Hoành diễm hầu Trương Minh Lượng (1636-1712)

Tự Khanh Hoành diễm hầu Trương Minh Lượng (1636-1712)

— 25 Tháng Năm 2017

Trương Minh Lượng tên húy là Trường, thụy là Thanh Cần. Ông sinh năm Bính Tý (1636), mất ngày 24/2 năm Nhâm Thìn (1712). Quê ông là xã Ngô Xá huyện Duy Tân, nay là thôn Ngô Trung, xã Tiên Nội, huyện Duy Tiên. Năm 65 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn niên hiệu Chính Hoà thứ 21 (1700), đời Lê Hy Tông. Ông làm quan đến chức Tự khanh.

Sách lịch sử về Lưỡng bộ Thượng thư Trương Công Hy

Sách lịch sử về Lưỡng bộ Thượng thư Trương Công Hy

— 25 Tháng Năm 2017

Giữa những ngày cuối năm, nhà văn Lê Khôi (Hội Nhà văn Đà Nẵng) đã cho ra mắt bạn đọc cả nước cuốn truyện lịch sử có tiêu đề “Lưỡng bộ thượng thư Trương Công Hy - Người con xứ Quảng”.

Tiến sỹ Trương Đỗ - Danh nhân đất Việt thời Trần

Tiến sỹ Trương Đỗ - Danh nhân đất Việt thời Trần

— 25 Tháng Năm 2017

Kết thúc những trang viết về vương triều Trần, sách Đại Việt sử ký toàn thư, phần Bản kỷ quyển IX cho biết: “Trở lên là nhà Trần 12 đời vua, từ năm Bính Tuất - 1226 đến năm Kỷ Mão – 1399, cộng là 174 năm, và nhà Hậu Trần hai đời vua, cộng 7 năm”(1).

Bài ký trên Văn bia số 35 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội

Bài ký trên Văn bia số 35 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội

— 25 Tháng Năm 2017

Nội dung bài ký trên văn bia số 35, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội ghi lại việc thi cử, tuyển chọn người tài, và vinh danh các Tiến Sĩ đỗ trong khoa Canh Thìn niên hiệu Dương Hòa năm thứ 6 (1640). Trong văn bia có ghi về cụ Trương Quang Tiền (1615-1677) người xã Kim Hoạch, huyện Thụy Nguyên (nay thuộc xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Ông làm quan Đông các Hiệu thư, tước Mai Lâm tử. Sau ông đổi tên là Trương Luận Đạo

Bài ký trên Văn bia Số 10 tại Văn Miếu - Quốc tử giám, Hà Nội

Bài ký trên Văn bia Số 10 tại Văn Miếu - Quốc tử giám, Hà Nội

— 25 Tháng Năm 2017

Tiếp theo bài viết về các Tiến sĩ họ Trương được vinh danh tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. Ban quản trị trang mạng họ Trương Việt Nam xin giới thiệu tới bà con, anh chị em họ Trương và độc giả lần lượt tiếp nội dung 10 bài ký trên 10 văn bia vinh danh các Tiến sĩ họ Trương, trong hệ thống 82 văn bia tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội.