Sách lịch sử về Lưỡng bộ Thượng thư Trương Công Hy

20:38 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1751

Cuốn sách ra đời vào một dịp rất đặc biệt, đó là để kỷ niệm: 225 năm ngày vua Quang Trung chiến thắng quân xâm lược nhà Thanh (31/01/1789- 31/01/2014); 220 năm ngày  vua Quang Trung băng hà 29/7 Nhâm Tý  (1792) – 29/7 Nhâm Thìn (2012); 210 năm ngày vua Gia Long lên ngôi hoàn thành cuộc thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho nước Việt Nam, chấm dứt chiến tranh kéo dài gần 300 năm (02/5 Nhâm tuất (1802)- 02/5 Nhâm Thìn (2012). Đó cũng là những giai đoạn mà quan thượng thư Trương Công Hy đã trải qua và tận mắt chứng kiến những sự kiện lịch sử thăng trầm của đất nước.
“…Ngài Trương Công Hy sinh năm Đinh Mùi (1727) vào thời vua Lê Dụ Tông (1706-1729), chúa An Đô Vương Trịnh Cương (1709-1729) và tại phía Nam, chúa Tộ Quốc Công Nguyễn Phúc Thu (Nguyễn Phúc Trú) (1725-1739). …Ngài từ trần năm Canh Thân (1800), cuộc đời của ngài trải qua 73 năm trên đất Quảng Nam và tại kinh đô Phú Xuân mà thời cuộc lịch sử đất nước từ đầu thế kỷ 16 (1522) đến cuối thế kỷ 19 (1800) như một giấc mơ khi thái, khi loạn, khi hưng, khi suy, khi bỉ, chẳng bao giờ yên…” (trang 4)
Từ sự thao túng quyền hành, lập chiếu giả truyền ngôi, giết hại trung thần, tham lam thu vén, ăn hối lộ, ức hiếp dân lành, gian thần Trương Phúc Loan ở phủ Chúa Nguyễn- Đàng Trong bị chúa Trịnh Sâm cho tướng Hoàng Ngũ Phúc của vua Lê- Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài mang quan vào trừng phạt, nhân đó chiếm luôn thành Phú Xuân của triều Nguyễn. Từ đây quân Tây Sơn bắt đầu cuộc cuộc chính phạt với ngọn cở phù Nguyễn – diệt Trịnh.
Thượng thư Trương Công Hy đã xử lý các mối quan hệ để bảo vệ chính danh việc truyền ngôi vua, ủng hộ việc làm chính nghĩa của quân Tây Sơn qua việc chọn người dựng cờ khởi nghĩa; trong thời bình thì chăm lo phát triển sản xuất, giáo dục, ủy lạo dân chúng; khi  chiến sự thì làm quân sư cho Nguyễn Huệ chiếm lại Thuận Hóa, tiếp đến tiến ra Bắc tiêu diệt nhà Trịnh bảo vệ nhà Lê với ý chí đấu tranh thống nhất đất nước mãnh liệt.  
Thượng thư Trương Công Hy có công lớn trong việc vun đắp mối quan hệ tốt đẹp giữa triều đình với quân Tây Sơn trong việc bảo vệ sự toàn vẹn giang sơn, nhưng ông không ngăn được những bất hòa về quan điểm giải quyết vận mệnh đất nước giữa hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, để  Nguyễn Ánh nhờ cậy nước ngoài, thừa cơ vùng dậy xóa tan cơ đồ Tây Sơn. Bất lực vì không thể giữ được tính độc lập tự chủ trong việc gìn giữ đất nước, dù đã là quan thương thư bộ hình của triều đình, Trương Công Hy đã xin về hưu trí, thanh thản với ruộng đồng, dân chúng.
Với gần 120 trang viết, nhà văn Lê Khôi đã dồn tâm trí dựng lại toàn bộ diễn biến lịch sử chẳng bao giờ yên đó cùng chí khí quan trường của thượng thư Trương Công Hy, vị quan dành trọn cuộc đời kiên định đấu tranh vì sự tồn vong của đất nước, giữ đức thanh liêm, chính trực để bảo vệ lẽ phải và sự công bằng cho người dân  thời loạn lạc.
Nhà văn Lê Khôi năm nay 84 tuổi, nguyên là một kỹ sư nông nghiệp, đam mê nghiên cứu lịch sử- văn học từ thời trẻ, gần mười năm sau khi nghỉ hưu ông mới bắt đầu cầm bút. Ông là tác giả của hơn một chục tác phẩm tiểu thuyết và truyện lịch sử, trong đó có 8 tác phẩm được xây dựng thành kịch bản phim lịch sử; có 2 tác phẩm được nhận giải thưởng của Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long (năm 2005).
Sách được Nhà xuất ban Văn học cấp phép tháng 01/2012, in lần đầu với số lượng 800 cuốn, không đề giá bán. “Tôi mong muốn phục vụ cho độc giả mà đặc biệt là những người con họ Trương, để con cháu giữ mãi niềm  tự hào về dòng tộc” - lời nhà văn Lê Khôi

Những tin cũ hơn

Tiến sỹ Trương Đỗ - Danh nhân đất Việt thời Trần

Tiến sỹ Trương Đỗ - Danh nhân đất Việt thời Trần

— 25 Tháng Năm 2017

Kết thúc những trang viết về vương triều Trần, sách Đại Việt sử ký toàn thư, phần Bản kỷ quyển IX cho biết: “Trở lên là nhà Trần 12 đời vua, từ năm Bính Tuất - 1226 đến năm Kỷ Mão – 1399, cộng là 174 năm, và nhà Hậu Trần hai đời vua, cộng 7 năm”(1).

Bài ký trên Văn bia số 35 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội

Bài ký trên Văn bia số 35 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội

— 25 Tháng Năm 2017

Nội dung bài ký trên văn bia số 35, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội ghi lại việc thi cử, tuyển chọn người tài, và vinh danh các Tiến Sĩ đỗ trong khoa Canh Thìn niên hiệu Dương Hòa năm thứ 6 (1640). Trong văn bia có ghi về cụ Trương Quang Tiền (1615-1677) người xã Kim Hoạch, huyện Thụy Nguyên (nay thuộc xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Ông làm quan Đông các Hiệu thư, tước Mai Lâm tử. Sau ông đổi tên là Trương Luận Đạo

Bài ký trên Văn bia Số 10 tại Văn Miếu - Quốc tử giám, Hà Nội

Bài ký trên Văn bia Số 10 tại Văn Miếu - Quốc tử giám, Hà Nội

— 25 Tháng Năm 2017

Tiếp theo bài viết về các Tiến sĩ họ Trương được vinh danh tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. Ban quản trị trang mạng họ Trương Việt Nam xin giới thiệu tới bà con, anh chị em họ Trương và độc giả lần lượt tiếp nội dung 10 bài ký trên 10 văn bia vinh danh các Tiến sĩ họ Trương, trong hệ thống 82 văn bia tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Họ Trương Diễn Trường - Nghệ An mời bà con Họ Trương trên toàn quốc dự lễ đón bằng di tích lịch sử nhà thờ họ

Họ Trương Diễn Trường - Nghệ An mời bà con Họ Trương trên toàn quốc dự lễ đón bằng di tích lịch sử nhà thờ họ

— 25 Tháng Năm 2017

Ngày 15/12/2013 Họ Trương ở Diễn Trường, Diễn Châu, Nghệ An đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử Nhà thờ Trương Văn Đại tôn làng Ngọc Bội, tổng Hoàng Trường, phủ Diễn Châu, nay là xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Người Họ Trương trong cộng đồng dân tộc Thổ (tỉnh Nghệ An)

Người Họ Trương trong cộng đồng dân tộc Thổ (tỉnh Nghệ An)

— 25 Tháng Năm 2017

Dân tộc Thổ tỉnh Nghệ An có hơn 80.000 người, sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây Bắc: Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thái Hòa và Tân Kỳ... Từ khoảng thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, đa số có nguồn gốc là người Kinh từ các huyện đồng bằng miền xuôi do hoàn cảnh xã hội di dân lên đồng hóa với số người Cuối và người Mường từ Thanh Hoá vào Người Thổ có nhiều dòng họ, trong đó Họ Trương là một họ lớn chiếm số đông trong cộng đồng, tiếp đến là các họ Lê, Nguyễn, Lang Phạm,Trần, Đinh…