Dân làng Mạnh Tân rất đỗi tự hào là đã có Ngài Trương Hanh, tự hào là đã có người của làng mình đỗ thủ khoa thi đầu tiên của triều nhà Trần để tuyển chọn Thái học sinh vào năm Nhâm Thìn, Kiến Trung 8, năm 1232. Ở Việt Nam cũng chỉ có trên 50 làng có vinh dự này (tức có trên 50 vị đỗ Trạng Nguyên và tương đương).
Như trên đã nêu, Ngài Trương Hanh được thờ ở “Miếu Quan Trạng”. Rất tiếc là do thời gian, do chiến tranh … nên ngôi Miếu cũng hư hỏng, bia ký và tài liệu lưu trữ cũng không còn. Ngày nay hậu thế cũng không xác định được chính xác ngôi Miếu thờ Quan Trạng có từ bao giờ. Nhưng điều khẳng định là ngài Trương Hanh đã được thờ ở Miếu ấy.
Từ ngày không còn ngôi miếu, dân làng Mạnh Tân đã rước anh linh Ngài về ngôi miếu làng phối thờ cùng Thần Thành Hoàng làng. Dân làng cũng không rõ ngày giỗ của ngài nên vào các dịp tế lễ Thần Thành Hoàng làng thì cũng tế lễ Ngài. Trong bài chúc (Văn tế) Thần Thành HOàng làng đều có thêm nội dung văn tế Ngài Quan Trạng.
Dân làng Mạnh Tân cũng xác định việc phố thờ Ngài Trương Hanh ở miếu làng cũng là tạm thời, đến khi đền thờ ngài được xây dựng xong sẽ rước ngài về thờ tại đền thờ để các hậu thế tiếp tục duy trì “thiên thu hương hỏa”.
Trạng Nguyên Trương Hanh sống mãi với dân làng Mạnh Tân!
Họ Trương Việt nam có lẽ là một cum từ tương đối xa lạ với rất nhiều người, Tôi xin được mạn phép lạm bàn đôi chút về ý nghĩa của cụm từ này như là sự bày tỏ của một người con cháu mang trong mình dòng máu và tên Họ Trương.
Phát biểu tại buổi toạ đàm về đời sống văn hoá nông thôn mới, Ông Trương Tấn Sang, Uỷ Viên Bộ Chính Trị, Thường trực Ban Bí thư cho rằng, cần phải dồn nhiều sức, phát huy tối đa các nguồn lực để xây dựng thành công nông thôn mới.
Cuốn "Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa" - đang được trưng bày tại triển lãm "Di sản chữ Nôm" nhân hội thảo khoa học quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội (11-14.11) - hiện được coi là cuốn từ điển cổ nhất VN hiện nay. Tuy nhiên, xung quanh cuốn cổ thư này vẫn còn rất nhiều ẩn số, mà vấn đề tác giả là ẩn số đang được quan tâm nhất.
Cũng như cư dân trên mọi miền đất nước, người dân đất Quảng tin tưởng sâu sắc vào sự hộ trì của tổ tiên trong cuộc sống. Việc phụng thờ tổ tiên được xem là một hoạt động sống, gắn kết mật thiết với sự tồn tại và phát triển của các thế hệ người sống. Các hoạt động bày tỏ niềm tin một mặt thể hiện sự kính tín của con cháu đối với tổ tiên, mặt khác, biểu thị tinh thần tập hợp, gắn kết bền chặt con cháu trong gia đình, dòng tộc, làng xóm.
Cách đây chừng dăm năm, tôi có được nghe kể về một dòng họ ở Hải Dương rất trọng việc học của con cháu. Nhiều người của dòng họ thời trước từng đỗ đạt có tiếng trong thiên hạ. Mấy chục năm trở lại đây, người trong dòng họ vẫn duy trì nếp nghe người lớn tuổi nhất kể về tổ tiên , ông bà và răn dạy về đạo đức. Con cháu trong họ được quan tâm đến việc học tập ngay từ lúc còn nhỏ.