Cùng suy ngẫm về văn hoá dòng họ

23:53 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1723

Một quỹ , tạm gọi là “ khuyến học” được thành lập có phần đóng góp của mọi gia đình trong họ. Người có nhiều góp nhiều , có ít góp ít. Số tiền ấy giúp mua sách vở và động viên các cháu cố gắng học hành. Sau một năm học, cháu nào học tốt thì  được biểu dương làm gương trước toàn họ và nhận phần thưởng xứng đáng . Các cháu đang học ở Hà Nội mỗi lần đi về đều được ông trưởng họ tổ chức xe đưa đón chu đáo.

Nếp sinh hoạt ấy được duy trì  ở một vùng nông thôn còn khá lạc hậu quả là điều lạ lùng. Không ít người cho rằng dòng họ này thích chơi trội bởi người ta vẫn quan niệm : ở nông thôn cần gì học nhiều chữ.Biết cầm bút viết được tờ đơn, ký được chữ mình thế là đủ.Nhưng thực tế  cuộc sống ngày một khó khăn hơn. Làm nông nghiệp giỏi cũng phải học để biết áp dụng cơ khí hoá, điện khí hoá. Người ta bỗng nhìn lại con cháu của dòng họ nọ. Quả thật, con cháu của các nhà ấy đều ăn nên làm ra, đậu đạt khá. Và người ta ngẫm ra việc làm của dòng họ ấy bấy nay không hề uổng phí chút nào.

Rồi bẵng đi vài năm, tôi thấy nhiều dòng họ  bắt đầu soạn lại cây gia phả. Những người lớn tuổi bối rối thấy tuổi già đã xồng xộc đến mà đám con cháu thì cứ hồn nhiên gọi ông thành bác, chú thành anh. Bởi người họ, người hàng đông quá, không ai có thời gian giảng giải cho chúng nghe cả. Vậy thì phải có cuốn sách ghi chép lại. Con người có tổ, có tông. Phải biết được tổ tông mình, biết quý trọng cội nguồn ấy rồi mới có thể  bay đi đâu thì đi và cũng mới thành người hữu ích được .

Mới đây, được đi dự cuộc hội thảo về văn hoá dòng họ tôi mới thật bất ngờ. Hoá ra lâu nay mình cạn nghĩ chứ ở nhiều nơi, nhiều dòng họ từ lâu nay  đã quan tâm đến vấn đề truyền thống dòng họ và xây dựng cho con cháu  ý thức phấn đấu rất tiến bộ. Bây giờ nhân dịp Viện Bảo tàng dân tộc học , Viện nghiên cứu Hán Nôm tập hợp lại một số lượng lớn những cuốn gia phả; các dòng họ   có điều kiện được gặp gỡ, trao đổi, học hỏi nhau mới thấy rõ sức  mạnh to lớn của cộng đồng dòng tộc.

Và tôi  vỡ lẽ ra một điều: cuộc sống đâu cứ phải là một điều gì thật to tát. Hãy bắt đầu từ chính ngôi nhà của bạn, những người ruột thịt của bạn. Sức mạnh là ở đó.

Những tin cũ hơn

TÁM MƯƠI BA NĂM CÓ ĐẢNG

TÁM MƯƠI BA NĂM CÓ ĐẢNG

— 25 Tháng Năm 2017

Đây là bài thơ viết về Đảng. Bài thơ khẳng định vai trò của Đảng như đã ghi trong Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1992 sửa đổi.

Gia phong không bao giờ cũ

Gia phong không bao giờ cũ

— 25 Tháng Năm 2017

Trong cuốn sách “Nền nếp gia phong”, tác giả Phạm Côn Sơn phân tích: Gia đình là một ngôi nhà mà khi nghĩ đến việc xây cất nó, đầu tiên người ta nghĩ đến là cần một khoảnh đất vừa đủ, một cái nền khô ráo, vững chắc, không bị trũng nước khiến những cây cột có thể bị mục nát ngã đổ, rồi mới mong sau này nó mang lại sự bình yên hạnh phúc, đóng góp tích cực cho xã hội.

Văn hóa họ tộc - một vấn đề văn hóa có tầm quan trọng chiến lược

Văn hóa họ tộc - một vấn đề văn hóa có tầm quan trọng chiến lược

— 25 Tháng Năm 2017

Văn hóa họ tộc - một vấn đề văn hóa có tầm quan trọng chiến lược chưa được đánh giá và quan tâm tới mức cần thiết

Phong tục tập quán của cư dân xưa ở TP Hồ Chí Minh

Phong tục tập quán của cư dân xưa ở TP Hồ Chí Minh

— 25 Tháng Năm 2017

Còn quá nhiều điều ta chưa biết được trong việc đi tìm “chân dung” đích thực của những dòng họ cư dân đã khai phá đất Nam bộ. Qua việc thờ cúng tổ tiên của nhiều tộc họ sinh sống lâu đời tại TP. Hồ Chí Minh ta mới phần nào thấu hiểu được bề dày lịch sử của các dòng họ lưu dân ấy trên bước đường Nam tiến, và càng thấy rằng 300 năm qua là một chặng đường lịch sử thật quan trọng và vĩ đại mà cư dân Việt đã trải qua đầy gian nan lao nhọc nhằn để góp phần tạo dựng nên vùng đất Nam Bộ này.

Bạn để lại gì cho cuộc sống?

Bạn để lại gì cho cuộc sống?

— 25 Tháng Năm 2017

Chỉ mới cách có hai thế hệ mà rất ít người biết cụ cố mình là ai. Có thể các em từng thấy một bức ảnh cũ kỹ phai màu được cất kỹ trong hộp thuốc lá mốc meo, hay đã nghe kể một câu chuyện tiêu biểu về gia tộc mình, và biết có người trong tổ tiên mình đã lội bộ năm dặm đường để đến trường. Nhưng mấy người trong các em thật sự biết tổ tiên của mình là ai, các cụ nghĩ gì, hãnh diện, lo sợ hay mơ ước điều gì. Các em thử nghĩ xem. Chỉ trong vòng ba thế hệ thôi mà các bậc tiền nhân đều đã bị lãng quên. Vậy, liệu điều đó có xảy đến với các em sau này không?