Bạn để lại gì cho cuộc sống?

23:52 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2144

 

Giáo sư dạy môn triết của tôi rất lập dị. Chiếc áo khoác len dày đã sờn cùng cặp kính dầy cộm xệ xuống tận chóp mũi, che gần hết khuôn mặt, càng làm nổi bật vẻ bề ngoài bê bối của thầy.

 

Thỉnh thoảng thầy hay khai mào cuộc thảo luận về các đề tài chẳng mấy ai quan tâm, đại khái như “Ý nghĩa cuộc sống là gì?”. Phần lớn những cuộc thảo luận đó không đi đến kết luận rõ ràng, nhưng cũng có khi chúng gây tác động mạnh. Chẳng hạn như câu chuyện tôi sắp kể ra đây.

- Em nào trả lời câu hỏi của thầy thì giơ tay lên. - Thầy nói với cả lớp - Ai có thể kể về cha mẹ mình?

Mọi người đều giơ tay.

- Ai có thể kể về ông bà mình? - Khoảng ba phần tư lớp giơ tay.

- Vậy em nào có thể kể về ông bà cố của mình? - Chỉ hai trong số 60 sinh viên giơ tay.

- Giờ thì các em hãy suy nghĩ kỹ đi nào. - Thầy bảo - Chỉ mới cách có hai thế hệ mà rất ít người biết cụ cố mình là ai. Có thể các em từng thấy một bức ảnh cũ kỹ phai màu được cất kỹ trong hộp thuốc lá mốc meo, hay đã nghe kể một câu chuyện tiêu biểu về gia tộc mình, và biết có người trong tổ tiên mình đã lội bộ năm dặm đường để đến trường. Nhưng mấy người trong các em thật sự biết tổ tiên của mình là ai, các cụ nghĩ gì, hãnh diện, lo sợ hay mơ ước điều gì. Các em thử nghĩ xem. Chỉ trong vòng ba thế hệ thôi mà các bậc tiền nhân đều đã bị lãng quên. Vậy, liệu điều đó có xảy đến với các em sau này không?

 

Để thầy nêu câu hỏi cụ thể hơn cho các em. Các em thử tưởng tượng ra ba thế hệ sau mình. Lúc ấy các em đã ra người thiên cổ lâu rồi. Chỗ các em ngồi bây giờ sẽ là chỗ của các chít chắt. Liệu chúng có biết gì về các em không? Hay là các em cũng sẽ chìm sâu trong dĩ vãng?

 

Các em muốn cuộc sống của mình hiện thời sẽ là dấu hiệu báo điềm xấu hay là tấm gương soi sáng cho các thế hệ sau? Các em sẽ để lại di sản nào? Sự lựa chọn hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của các em. Thôi bây giờ lớp chúng ta nghỉ.

 

Nhưng không ai trong lớp chúng tôi đứng ngay dậy và ùa về như mọi khi. Mọi người đều ngồi lại và suy nghĩ về lời thầy nói.

 

Những tin cũ hơn

Văn hóa dòng họ: truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Văn hóa dòng họ: truyền thống tốt đẹp của dân tộc

— 25 Tháng Năm 2017

Trong xa xưa, ông cha ta rất chú ý xây đắp truyền thống các dòng họ, tôn vinh công lao tổ tiên, dạy dỗ con cháu tiếp bước theo hồi trống thúc giục: con hơn cha là nhà có phúc.

Dòng họ và nét văn  hoá Việt

Dòng họ và nét văn hoá Việt

— 25 Tháng Năm 2017

Văn hoá dòng họ có lẽ xuất phát từ ảnh hưởng: “Gà cùng một mẹ” trong tâm thức chung của người dân Việt. Đạo lý một Mẹ (Âu Cơ) dẫn dắt những mối liên hệ ngang dọc giữa những con người với nhau để ý thức rằng họ cùng chung một dòng họ “con Rồng cháu Tiên”.

Gia phả và nhà thờ họ

Gia phả và nhà thờ họ

— 25 Tháng Năm 2017

Thật cảm động khi nhìn thấy từ gia phả những lời nhắn nhủ, răn dạy đạo đức của các bậc tổ tiên đối với con cháu cho đến hôm nay vẫn còn nóng hổi ý nghĩa: "Con cháu nhà ta, ai nấy đều phải biết tôn trọng lời dạy của ông bà, phải lấy việc cày cấy, đọc sách, học hành làm nghiệp... phải lấy điều hiếu thuận làm đầu, thì sẽ hạnh phúc". Ngoài việc ghi chép đầy đủ lịch sử của gia tộc và thế thứ các nhánh, các chi của mỗi dòng họ, gia phả còn mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam: tập tục, nghi lễ, giá trị lịch sử, văn hóa.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam: tập tục, nghi lễ, giá trị lịch sử, văn hóa.

— 25 Tháng Năm 2017

Tổng luận những nội dung của các bài tham luận của PGS.TS. Trương Quốc Bình - Chuyên viên cao cấp - Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia tại Tiểu ban 2, Hội thảo quốc tế về Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại (Nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ Hùng Vương ở Việt Nam” tại Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ngày 12/4/2011

Phong tục tập quán Việt nam

Phong tục tập quán Việt nam

— 25 Tháng Năm 2017

Nền văn hoá truyền thống Việt Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp. Cuộc sống của mỗi người Việt Nam đều gắn bó mật thiết với xóm làng, quê hương.