Thành lập Hội đồng Trương tộc Thôn Tảo Khê, xã Tảo Dương Văn, Ứng Hoà, Hà nội và ban hành tộc ước của Họ

00:38 - 22/05/2017 Tin tổng hợp Admin 1755

TRUONGTOC.VN - Từ nhiều năm nay, các thành viên của Đại tộc họ Trương ở Tảo Khê , xã Tảo Dương Văn, Huyện Ứng Hòa, Hà Nội đã và đang tập hợp nhau, đoàn kết nhau để cùng nhau xây dựng và củng cố mối quan hệ huyết thống thân tộc với phương châm “ Một gọt máu đào hơn ao nước lã”.

Trong những năm gần đây, các hoạt động chung của cả họ như tổ chức lễ giỗ Tổ, tổ chức lễ cúng Tổ và mừng thọ ngày Tết Nguyên đán, từng bước xây dựng và tôn tạo Nghĩa địa chung của họ, tổ chức và duy trì Quỹ Khuyến học, tổ chức thăm hỏi những người đau ốm, tổ chức tang lễ cho những người quá cố…là những việc làm đã và đang thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo anh em họ Trương không chỉ ở quê hương Tảo Khê mà còn đang cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố  khác trong toàn quốc, đặc biệt là khu vực Hà Đông, Hà Nội.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cũng còn một số tồn tại cần sớm được khắc phục. Những tồn tại này có những nguyên nhân chủ quan và khách quan, chủ yếu là do chưa có sự phân định về trách nhiệm cụ thể.

Để hạn chế những tồn tại, thiếu sót về mặt tổ chức các hoạt động chung làm ảnh hưởng đến mối đoàn kết trong thân tộc, tại cuộc họp ngày 10, tháng Ba âm lịch năm Tân Mão ( 2011), đại diện các chi họ đã nhất trí việc xây dựng và ban hành một số những quy định về tổ chức và hoạt động cụ thể có tính tộc ước. Từ sau ngày giỗ Tổ 15/3 âm lịch, dự thảo Tộc ước đã được sao gửi cho các chi họ để nghiên cứu, trao đổi và đóng góp. Trên cơ sở những ý kiến tham gia của đông đảo các thành viên trong họ, Nhóm Soạn thảo đã tiếp thu, bổ sung, chỉnh sửa.

 Tại cuộc họp chuyên đề ngày 30/6 âm lịch, gia đình Trưởng họ cùng Chi trưởng các chi họ, bao gồm các ông:Trương Đỗ Sắc, Trương Đỗ Nam, Trương Đỗ Nhiêu, Trương Đức Hiền (thay mặt ông Trương Đỗ Thảo), Trương Đỗ Hán, Trương Đỗ Hải, Trương Quốc Bình,Trương Minh Tiến đã rà soát, thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa lần cuối bản dự thảo và thống nhất ban hành theo Nghị quyết của cuộc họp này

Dưới đây,chúng tôi xin trích giới thiệu về Việc thành lập Hội đồng cùng những nội dung cơ bản nhất của Bản tộc ước:
 
I-Thành lập  HỘI ĐỒNG  TRƯƠNG TỘC Ở TẢO KHÊ:
 
        A- Nguyên tắc thành lập và hoạt động:
        Hội đồng Trương tộc ở Tảo Khê được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc: Tôn trọng thứ bậc theo phả hệ  truyền thống, tôn trọng kinh nghiệm và uy tín của những người cao tuổi, thực hiện phương châm: những người trẻ tích cực thực hiện, những người già tham gia và cố vấn, dân chủ bàn bạc, công khai minh bạch về tài chính, tất cả đều vì mục đích chung là tạo lập sự gắn kết dòng họ, đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau .

        Hội đồng Trương tộc ở Tảo Khê  tập hợp những người có chung nguồn gốc trực hệ, có chung dòng máu, gắn bó theo quan hệ thân tộc; đồng thời là bộ phận hữu cơ của Hội đồng Trương tộc Việt Nam - nơi tập hợp, tự nguyện gắn bó của tất cả những người mang họ Trương ở Việt Nam

        Hội đồng Trương tộc ở Tảo Khê ghi nhận và đánh giá cao những tâm sức, công sức và kết quả tham gia của các Bà, các Cô là con dâu Họ Trương, mặc dù là những người sinh thành từ những gia đình thuộc tộc họ khác, mang họ khác theo tập quán truyền thống nhưng đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp cho sự gắn kết và phồn thịnh của Họ Trương Tảo Khê. Việc có các Bà là dâu họ Trương tham gia Hội đồng là sự ghi nhận và đánh giá cao của toàn thể thành viên trong họ.

        Hội đồng Trương tộc ở Tảo Khê được thành lập và hoạt động hoạt động trên cơ sở thực hiện và vận dụng những quy định pháp luật và chính sách hiện hành của Nhà nước.

Trong khi đẩy mạnh việc tạo lập quan hệ gắn bó theo quan hệ thân tộc, Hội đồng Trương tộc ở Tảo Khê khuyến khích  việc hợp tác, đoàn kết với các họ tộc khác tại địa bàn cư trú để góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh, phồn vinh.

       Các thành viên của Hội đồng và các Ban Chuyên môn sẽ có sự bổ sung thay thế tại nhũng thời điểm cụ thể theo Nghị quyết của tập thể Hội đồng Trương tộc ở Tảo Khê.

          B- Tổ chức của Hội đồng:
           1. Chủ tịch: Ông  Trương Quốc Bình Trưởng tộc  
  
           2. Các Phó Chủ tịch
          ( giúp việc và thay mặt cho Trưởng tộc theo sự ủy quyền) :
            a- Ông Trương Minh Tiến:                                                                                      
            b- Ông Trương Đỗ Tuân ( Hiến)

          3. Các ủy viên Hội đồng :              
          1 - Ông Trương Đỗ Sắc, Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký
          2 - Ông Trương Đỗ Nam                                      
          3 - Ông Trương Đỗ Vinh                                              
          4 -Ông Trương Đỗ Hán
          5 - Ông Trương Đỗ Thuật (Nhàn)
          6 - Ông Trương Đỗ Nhiêu                                                
          7 - Bà Lê Thị Lịch ( Vợ Ông Trương Đỗ Hanh )
          8 - Bà Đỗ Thị Sâm (Vợ Ông Trương Đỗ Bá )
          9 -Ông Trương Đỗ Thuật (Hồi) 
          10 -Ông Trương Đỗ Hải
          11 - Ông Trương Đỗ Thảo                               
          12 -Ông Trương Đỗ Hạnh
          13 -Bà Nguyễn Thị Tuyết (Vợ Ông Trương Đỗ Tuấn )
 
        4- Ban Cố vấn của Hội đồng gồm các ông :
 
          1- Trương Đỗ Thậm,   2- Trương Đỗ Miên,   3-Trương Đỗ Liễu,  4- Trương Đỗ Thưởng  5- Trương Đỗ Vượng   6- Trương Đỗ Cự

    Nhiệm vụ:
        - Tư vấn cho Hội đồng Trương tộc Thôn Tảo Khê trong mọi hoạt động của Hội đồng
        - Đóng góp ý kiến và giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện những quy định cụ thể của Tộc ước.
        - Tiếp tục hoàn thiện và bổ sung  gia phả của Họ, sơ đồ đặt mộ tại nghĩa trang của họ tại Tảo Khê.
        - Tiếp tục chỉ đạo việc tìm hiểu, xác minh nguồn gốc của họ tại Hà Tĩnh
        - Tham gia các hoạt động đối nội và đối ngoại theo đề nghị của Hội đồng Trương tộc tại Tảo Khê.

     5- Kế toán và thủ quỹ của Hội đồng:
         - Kế toán : Ông Trương Đỗ Hạnh
         -Thủ quỹ :  Bà  Nguyễn Thị Hoàn (Vợ Ông Trương Đỗ Ninh)
 
( Thành lập và cử các thành viên tham gia các Ban chuyên trách giúp việc cho Hội đồng bao gồm: Ban Tế Tổ, Ban Lễ Tân và tổ chức tang lễ, Ban Khuyến học,  Ban Kiến thiết - xây dựng, Ban Quản trang, Ban Hậu cần, Ban Kiểm soát, nhiệm vụ và danh sách được xác định cụ thể trong văn bản).
 
II- Những nội dung cơ bản của TỘC ƯỚC:
 
1- Tổ chức họp Đại hội đồng Trương tộc vào 14 giờ ngày 10/3 (Âm lịch ) hàng năm. Nội dung:
         -  Báo cáo của Hội đồng Trương tộc Tảo Khê  kiểm điểm, đánh giá các công việc đã thực hiện

  • Thảo luận về việc chỉnh sửa, bổ sung những quy định về quy chế  tổ chức và hoạt động ( nếu có)
  • Báo cáo công khai tài chính

         -    Bàn cụ thể về việc tổ chức Lễ Giỗ Tổ vào 15 tháng Ba âm lịch.
         Việc tổ chức Lễ Giỗ Tổ Bà ( 4/5 âm lịch) có cuộc họp riêng vào  14 giờ ngày 30/4 âm lịch hàng năm do các Bà Bà Lê Thị Lịch ( Bà Hanh ), Bà Đỗ Thị Sâm ( Bà Bá ) Bà Nguyễn Thị Tuyết ( Bà Tuyết Tuấn ) đảm nhiệm việc tổ chức 
 
2- Tổ chức lễ Tế Tổ vào 9 giờ sáng ngày Mồng Một tết hàng năm
 
- Thực hiện lễ Tế Tổ hàng năm theo các nghi thức truyền thống thể hiện sự trang nghiêm, kính cẩn mặc trang phục tế tổ khi làm lễ Tổ, đánh trống, đánh chuông theo nghi thức
- Thành phần dâng lễ: Ông Trương Đỗ Thậm, Ông Trương Quốc Bình, ông Trương Đỗ Sắc, ông Trương Đỗ Nam.
- Theo thông lệ từ nhiều năm nay,  Ông Trương Đỗ Thậm soạn thảo văn tế và đọc văn tế.
- Ông Trương Quốc Bình đọc Thư chúc mừng năm mới của Chủ tịch nước và Chủ tịch Hội đồng Trương tộc Việt Nam.
-Trong các lễ  Tế Tổ, khuyến khích sự tham dự của tất cả các thành viên trong họ. Trong điều kiện không thể huy động được sự tham gia của tất cả mọi người của các gia đình, mỗi gia đình trong họ nên cử ít nhất là một thành viên tham gia lễ tổ.
 Ngay sau khi lễ tế tổ ngày mồng một tết,  tiến hành phát thưởng cho các cháu đạt thành tích cao trong học tập trong năm theo quy chế của Hội Khuyến học của họ. 
Tiếp đó là việc tổ chức đi mừng thọ   
 
3-Tổ chức lễ Giỗ Tổ hàng năm:
 
          3.1 Lễ giỗ Tổ Ông được tổ chức sáng ngày 15 tháng Ba âm lịch
          -  Lễ Tế Tổ bắt đầu từ 10 giờ sáng, thực hiện theo các nghi thức truyền thống thể hiện sự trang nghiêm, kính cẩn: mặc trang phục tế tổ khi làm lễ Tổ, đánh trống, đánh chuông theo nghi thức
         - Thành phần dâng lễ: Ông Trương Đỗ Thậm, Ông Trương Quốc Bình, ông Trương Đỗ Sắc, ông Trương Đỗ Nam
 - Theo thông lệ từ nhiều năm nay, Ông Trương Đỗ Thậm soạn thảo văn tế và đọc văn tế
         -  Nội dung, quy mô của Lê Giỗ Tổ và mức đóng góp của từng năm được thực hiện theo Nghị quyết của cuộc họp Đại hội đồng Trương tộc Tảo Khê tổ chức ngày 10/3 âm lịch)

           3.2-Lễ giỗ Tổ Bà ngày 4/5 âm lịch
           - Nội dung, quy mô và nghi thức của Lễ Giỗ Tổ Bà của từng năm được thực hiện theo Nghị quyết của cuộc họp tổ chức ngày 30/4 âm lịch
          3.3- Ngoài ý nghĩa thiêng liêng tưởng nhớ Tổ Tiên, Lễ giỗ Tổ hàng năm còn là dịp về thăm quê của bà con, anh em đang làm ăn, sinh sống ở xa, là cơ hội gặp gỡ trao đổi gắn kết mối quan hệ thân tộc, vì vậy Hội đồng Trương tộc Tảo Khê khuyến khích sự tham gia Lễ Giỗ Tổ hàng năm của tất cả các thành viên trong họ, không phân biệt trai, gái, dâu, rể …  Trong điều kiện không thể huy động được sự tham gia của tất cả mọi người của các gia đình, mỗi gia đình trong họ nên cử ít nhất là một thành viên tham gia lễ Giỗ Tổ hàng năm.

       3. 4- Việc tổ chức mừng Thọ:
           4.1- Đối tượng mừng tho:
           Bắt đầu từ Tết Bính Thìn, 2012, đối tượng mừng thọ là những người có tuổi thọ:
                         + Tuổi tròn 70                                  
                         + Tuổi tròn 75
                         +Tuổi tròn 80                                
                         +Tuổi tròn 85
                         +Tuổi tròn 90 và từ 90 trở lên, năm nào Họ cũng mừng thọ
                         + Các cụ có tuổi thọ 100 và từ 100 tuổi trở lên, năm nào Họ cũng mừng thọ theo chế độ đặc biệt.
   4.2   Vào dịp cuối năm, các ông Trưởng chi có trách nhiệm tổng hợp số người mừng thọ của mỗi chi và báo cho ông trưởng Ban, đồng thời thu tiền trong chi nộp cho thủ quĩ của Họ. Thời gian thu tiền và tổng hợp chậm nhất là ngày 10 tháng 12 âm lịch hàng năm

   4.3 Hội đồng Trương tộc tổ chức việc mừng thọ những người ở xa, tại Nhà Thờ Tổ. Thường trực Hội đồng cón trách nhiệm  điện chúc mừng và gửi tiền mừng cho những người không có điều kiện về nhà thờ họ tại Tảo Khê.
            Sau khi tổ chức tế tổ xong, mỗi gia đình tham gia ít nhất một người để đi mừng thọ lần lượt từ Nhà Thờ họ tại Xóm Giữa lần lượt qua các xóm xuống cuối làng.         
             Ngoài định mức mừng thọ theo quy định, Hội đồng Trương tộc Tảo khê khuyến khích việc thực hiện các hình thức mừng thọ khác, đặc biệt là Thơ mừng Thọ.
 
   3. 5- Duy trì và đẩy mạnh việc khuyến học:    
        
              Để ghi nhận thành tích và động viên con, cháu họ Trương tích cực học tập và rèn luyện , Hội đồng Trương tộc Tảo Khê tổ chức việc trao “ Giấy Chứng nhận” và Tiền Thưởng cho các cháu trong Họ đạt danh hiệu Học sinh giỏi từ cấp trường Tiểu học trở lên, các cháu thi đỗ vào các trường Cao Đẳng, Đại học ở trong nước và nước ngoài, những người mới nhận Bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ, chức danh học hàm PGS, GS và các giải thưởng trong nước và quốc tế…
             Quỹ khuyến học của họ được tạo lập bằng nguồn thu của các thành viên trong họ và sự ủng hộ tùy tâm của mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài họ.
              Việc tổ chức cấp giấy chứng nhận và khen thưởng từ Quỹ Khuyến học được thực hiện sau Lễ Tế Tổ vào sang Mùng Một Tết hàng năm. Hội đồng Trương tộc Tảo KHê ủy nhiệm cho các Ông Trưởng chi  chuyển lại “ Giấy Chứng nhận” và Tiền thưởng cho các cháu vắng mặt trong dịp này
             Thời gian nộp các loại giấy khen, giấy chứng nhận (bản phô tô) cho Các trưởng chi chậm nhất vào ngày 1/12 (Âm lịch) hàng năm. Các trưởng chi nộp cho ông trưởng ban để tổng hợp và nộp tiền thu quĩ khuyến học cũng chậm nhất vào ngày 1/12 (âm lịch) hàng năm cho thủ quĩ của họ.    

  3.6- Việc thăm hỏi những người đau ốm và tổ chức việc Hiếu
            6.1- Hội đồng Hội đồng Trương tộc Tảo Khê khuyến khích các thành viên nội tộc quan tâm tổ chức việc thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các thành viên trong họ lúc đau ốm, điều trị nội trú hoặc ngoại trú.
            6.2- Khi các gia đình có việc tang, ông Trưởng chi cần thông báo với  Ban Hiếu và Lễ Tân để thông báo lại cho bà con, anh em trong họ để phối hợp với  gia đình tổ chức việc hiếu theo những tập quán truyền thống và quy định hiện hành.
            6.3- Hội đồng Hội đồng Trương tộc Tảo Khê có trách nhiệm tổ chức việc hiếu cho tất cả các thành viên đã Cáo Tổ từ lúc mới sinh, đã và đang  thực hiện những nghĩa vụ thành viên của họ tộc.
             6.4- Với những gia đình không cư trú tại Tảo Khê, khi có việc hiếu, Hội đồng sẽ điện hoặc có thư chia buồn, phần phúng viếng chung của họ sẽ được chuyển đến vào thời điểm thích hợp.

3. 7- Khẳng định lại những nguyên tắc và qui định của Họ về nghĩa trang:
        3.7.1-Khi các gia đình có công việc xây dựng mới, di chuyển mồ mả cần thông báo với Trưởng ban quản trang ít nhất là 01 tháng trước khi khởi công. Ban Quản trang có nhiệm vụ hướng dẫn, điều hành việc xác định vị trí, quy cách xây dựng theo đúng những qui định hiện hành tại nghĩa trang của họ:
       +Phải đặt mộ theo hàng,hướng theo hướng của Lăng Tổ
       +Mỗi ngôi mộ (gồm 2 tiểu):Kích thước móng dài 1,6 m,rộng 1,2 m và cao 0,7 m
       +Mỗi ngôi mộ (gồm 1 tiểu): Kích thước móng dài 1,6 m,rộng 0,8 m và cao 0,7 m.
       +Ngôi nọ cách ngôi kia 0,4 m,hàng nọ cách hàng kia 0,4 m
      3.7.2-Một số quy định mới về nghĩa trang:
          Hội đồng Hội đồng Trương tộc Tảo Khê sẽ xây dựng một tấm bia tại khu vực Mộ Tổ để lưu danh những người đã mất tại địa phương hoặc ở những nơi khác mà không tìm thấy mộ chí và hài cốt
         - Nghiêm cấm việc xây dựng không đúng qui định trong nghĩa trang Họ
         - Không xây mộ chờ để giữ đất, không trồng cây lưu niên tại khu vực mộ chí.
         -  Không tiếp nhận mộ những người là con gái Họ Trương đã có gia đình riêng (ở Tảo Khê hặc ở nơi khác) cùng con rể Họ vào nghĩa trang của Họ Trương tại Tảo Khê.
         - Theo đề nghị của Ban Quản trang,  Hội đồng Hội đồng Trương tộc Tảo Khê sẽ xem xét quyết định về việc đặt mộ tại Nghĩa trang của họ tộc đối với những  trường hợp  đặc biệt.
 
      3.8- Duy trì việc Cáo Tổ cho các thành viên mới trong họ
       Theo thông lệ  và tập quán truyền thống, gia đình nào có con trai mới sinh, bố mẹ hoặc Ông Bà đến nhà thờ họ làm lễ Cáo Tổ như một hình thức báo cáo và đăng ký thêm xuất đinh. Từ đó trở đi, thành viên mới này của họ bắt đầu có những nghĩa vụ và quyền lợi như một thành viên chính thức của dòng tộc.
 
      3.9- Giải quyết, phân xử tranh chấp, mâu thuẫn
 
       Hội đồng Hội đồng Trương tộc Tảo Khê kêu gọi  tất cả những người trong gia tộc Họ Trương, không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội, trình độ học vấn phải thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Cần kính trên, nhường dưới, cởi mở lắng nghe ý kiến của nhau, bình tâm suy nghĩ và phân biệt đúng sai, xoá bỏ mọi mặc cảm để cố gắng  tránh mọi va chạm,  hiểu lầm, làm mất tình thân ái, đoàn kết ruột thịt, tổn thương đến tình cảm truyền thống dòng Họ.
          Trong trường hợp xảy ra va chạm, mỗi người phải tự kiềm chế, lấy lòng khoan dung độ lượng mà tha thứ cho nhau.
          Trong những trường hợp bất khả kháng, trước khi đề nghị giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn bằng pháp luật, đề nghị bình tâm lắng nghe ý kiến khuyên giải phân tích của anh em thân tộc và ý kiến của Hội đồng cố vấn của họ theo phương châm “ Đóng cửa bảo nhau”.                                                             
 
    4.3- Một số nguyên tắc và quy định về thu, chi tài chính     
            
       Các ông Trưởng chi tập hợp các khoản đóng góp từ các thành viên của Chi họ mình theo định mức và thời gan quy định nộp lại cho Thủ quỹ tiếp nhận và vào sổ. Kế toán của họ có trách nhiệm xác nhận, theo dõi các khoản thu, chi theo hệ thống sổ sách riêng. Sau các công việc có báo cáo tổng hợp để báo cáo công khai với Hội đồng và tộc họ.
       Thủ quỹ chỉ nên giữ không quá 5.000.000đ tiền mặt. Nếu vượt quá số này thì gửi vào Ngân hàng để tránh những rủi ro. Việc gửi tiền có sự đồng thuận của Kế toán và Ban Kiểm soát
         Hội đồng Hội đồng Trương tộc Tảo Khê  hoan nghênh việc ủng hộ tùy tâm dưới mọi hình thức cho các hoạt động của Họ Trương Tảo Khê, đặc biệt là Quỹ Khuyến học. Những sự ủng hộ bằng tiền từ mức 1.000.000đ ( một triệu đồng ) trở lên sẽ được ghi vào Sổ Vàng của họ.
         Hội đồng Hội đồng Trương tộc Tảo Khê  ủy nhiệm cho Thủ quỹ của Họ mở tài khoản tại Ngân hàng để tiếp nhận mọi sự ủng hộ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài họ tộc. Kế toán và Ban Kiểm soát có trách nhiệm phối hợp để theo dõi, quản lý di biến động của tài khoản này.
          Trên đây là  thông tin về việc thành lập Hội đồng Trương tộc tại Tảo Khê, Huyện Ứng Hòa, Hà Nội và một số quy định tại Bản Tộc ước mới được ban hành. Xin trân trọng kính báo với toàn thể bà con anh em họ Trương thôn Tảo Khê và những người đồng tộc trong cả nước.
 

Chủ tịch Hội đồng Trương tộc thôn Tảo Khê
                                                              Trưởng họ đời thứ mười bốn
 
                                                             PGS.TS Trương Quốc Bình


Một số hình ảnh về nhà thờ Thôn Tảo Khê, Ứng Hoà, Hà Nội và các hoạt động của họ tộc

 



Bức hoành phi TRƯƠNG ĐỖ TỪ ĐƯỜNG


Ngai thờ Cụ Sơ Tổ


Ảnh và tượng lưu niệm Ông Bà Trưởng họ đời thứ 13


Cụ Trương Đỗ Thậm độc văn tế


Đại diện Họ Trương mừng thọ Ông Bà Trưởng họ đời thứ 13


Gian thờ chính giữa nhà thờ Họ Trương


Gian thờ bên phải


Gian thờ bên trái


Nhà tế phía trước nhà thờ Họ Trương


Ông Trương Đỗ Cự mừng thọ Ông Bà Trưởng họ đời thứ 13


 

 

 
Bài và ảnh:   PGS.TS Trương Quốc Bình

Những tin cũ hơn

Họ Trương ở Bá Thước, Thanh Hoá thành lập Ban đại diện lâm thời

Họ Trương ở Bá Thước, Thanh Hoá thành lập Ban đại diện lâm thời

— 22 Tháng Năm 2017

Ngày 19/7/2011 cùng với sự có mặt của ông Trương Công Giang, các chi Trương lớn ở Bá thước đã họp và bầu ban đại diện lâm thời của ngành họ Trương ở Bá thước gồm các ông bà: Trương Văn Lịch (ĐD 0912603429) làm Trưởng ban, Trương Thị Mầu (0912276611) Phó ban và Trương Thanh Hợi (0914307036) thư ký, và cử mỗi xã một Trưởng chi phụ trách.

Họ Trương Văn làng Phú Lễ với

Họ Trương Văn làng Phú Lễ với "Đại lễ trai đàn chẩn tế"

— 22 Tháng Năm 2017

Lễ hội khánh thành "Nhà thờ Họ" và " Đại lễ trai đàn chẩn tế" niên giáp Tân Mão- 2011 của Chi tộc Trương Văn sẽ diễn ra từ ngày 20 đến hết ngày 22 tháng 7 năm 2011 tại Từ đường họ Trương Văn làng Phú Lễ ( xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) .

Tìm bà con họ Trương ở Hoa Viên, Nghệ An

Tìm bà con họ Trương ở Hoa Viên, Nghệ An

— 22 Tháng Năm 2017

Tôi vừa tìm ra một thông tin về làng xã ở Nghệ An, có thể liên quan đến Tộc Trương Công ở Thanh Quýt, Điện Bàn, Quảng Nam. "- Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) đổi làm xứ: Xứ Nghệ. Lúc bấy giờ, Xứ Nghệ gồm 9 phủ:Trong đó, phủ Anh Đô quản lĩnh 2 huyện: Hưng Nguyên và Nam Đường (Nam Đàn, Đô Lương, Anh Sơn).

Đi tìm gốc gác dòng Họ Trương Công Thanh Quýt, Điện Bàn, Quảng Nam

Đi tìm gốc gác dòng Họ Trương Công Thanh Quýt, Điện Bàn, Quảng Nam

— 22 Tháng Năm 2017

Đi tìm tông tích dòng họ Trương Công ở Việt Nam cũng là con đường để biết họ Trương Công Thanh Quýt ( của tôi) xuất phát từ đâu ở phía Bắc. Trong tộc phả tại từ đường Thanh Quýt ( bản dịch quốc ngữ) chỉ thấy ghi ngài Thái thủy tổ Trương Công Trung (? - ?), Thượng tướng quân Cẩm Y vệ, Đô chỉ huy sứ, sắc phong Đại Lang Dực bảo Trung hưng linh phò chi thần, nguyên trước ở Nghệ An, phủ Linh (Anh) Đô, huyện Quang Hưng, xã Ba Viên. Ngài Tiền hiền Trương Công Duyên (hay Trương Hữu Duyên) là Quan viên, tự Kỳ Phùng, hiệu Chất Trực...là đời thứ 1 của dòng tộc Trương Công tại làng Thanh Quýt.Tương truyền khi đã ổn định cuộc sống tại quê hương mới, ngài Thỉ tổ đã về quê mang hài cốt cha mẹ là ngài Thái thỉ tổ vào.

Hiệu quả từ mô hình

Hiệu quả từ mô hình "Dòng họ đảm bảo an ninh trật tự"

— 22 Tháng Năm 2017

Trong những năm qua, xã Nghĩa Mỹ là một trong những địa phương có thành tích trong phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” của Thị xã Thái Hòa (Nghệ An). Để có được thành công ấy, phải kể đến vai trò của Đảng ủy, chính quyền và Ban công an xã trong việc xây dựng mô hình “Dòng họ tự quản về ANTT”. Năm 2009, dòng họ Trương Văn được Chủ tịch UBND Thị xã Thái Hòa tặng giấy khen.