Tham luận của Ông Trương Ngọc Lành, Chủ tịch HĐ họ Trương tỉnh Thừa thiên Huế tại Đại hội Đại biểu họ Trương Việt Nam lần thứ nhất

19:18 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2204
Kính thưa: - Quý vị đại biểu
Kính thưa: - hội đồng trương tộc Việt Nam
Kính thưa: - Chư vị đại diện họ Trương ở các địa phương trong toàn quốc.
Tôi tên là: Trương Ngọc Lành, Trưởng ban- Hội đồng Trương tộc Thừa Thiên Huế, vinh dự tham gia đại hội họ Trương toàn quốc. Hôm nay, trên diễn đàn này, tôi xin kính chúc quý vị đại biểu, đại diện bà con họ Trương khắp mọi miền đất nước, mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành đạt; chúc họ Trương toàn quốc ngày càng phát triển bền vững, đoàn kết xây dựng dòng họ, xây dựng quê hương, đất nước; chúc đại hội họ Trương toàn quốc thành công có chất lượng.
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa chư vị họ Trương: Từ thuở xa xưa, khi các vua Hùng dựng quốc đô ở Phong Châu (Phú Thọ), Thừa Thiên Huế là vùng đất phên dậu phía nam của đất nước. Trong dặm dài hình thành và phát triển, lịch sử dân tộc có bao nhiêu ngày với những thăng trầm ra sao, thì lịch sử Thừa Thiên Huế có bấy nhiêu ngày phế hưng như vậy. Mảnh đất lại phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt chống quân xâm lược. Chính trong cuộc phấn đấu để sống còn đó, người dân xứ Huế đã cần cù lao động xây dựng quê hương hòa bình và trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế và tự hào cho mình một lẽ sống sáng rõ và cao cả, một bản sắc văn hóa đặc trưng có sức truyền cảm, hấp dẫn và lan tỏa, đã và đang tiếp tục được khám phá, phát huy giá trị, trong đó có sự đóng góp công sức của họ Trương ở các làng ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo con số thống kê chưa đầy đủ, ở Thừa Thiên Huế đã đại hội 06-04-2013 đã quy tụ được gần 50 họ Trương con cháu của họ Trương đang làm nhiều công việc khác nhau đủ mọi lĩnh vực, nhiều người có học hàm, học vị, giữ những chức vụ khác nhau trong bộ máy chính quyền địa phương từ cấp xã lên cấp tỉnh và nước ngoài.
Họ Trương có mặt ở Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế từ bao giờ, cho đến hiện nay vẫn là vấn đề cần nghiên cứu thêm để làm sáng tở. Từ thời vua Lý Thánh Tông  - Nhật Tôn (1054 – 1072) đã đổi tên nước Đại Cồ Việt thành Đại Việt và vua đích thân dẫn quân tiến đánh thành Đồ Bàn – kinh đô Chăm Pa lúc bấy giờ, vua Chiên Thành đã cắt ba châu phía Bắc Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh để cầu hòa, Nhà Lý đặt tên vùng đất mới là Tân Bình. Đến năm 1075, vua Lý sai thái úy Lý Thường Kiệt tiếp tục chinh phạt Chăm Pa, tổ chức bộ máy cai trị, chiêu mộ dân, chủ yếu từ miền Thanh -  Nghệ, Đây là cuộc di dân dưới hình thức nhà nước lần đầu tiên về phía Nam của dân tộc Đại Việt. Thời nhà Trần  - năm 1306, vua Chiên là Chế Mân lấy công chúa Huyền Trân và đổi lấy hai châu Ô, châu Lý còn lại làm quà sính lễ. Năm 1307, Trần Anh Tông tiếp thu hai châu vào Đại Việt và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa. Sau này, hai châu được gọi lại thành phủ Thuận Hóa dưới thời nội thuộc nhà Minh. Thế nhưng, cho đến nay, theo báo cáo của các dòng họ Trương, thì chưa có cơ sở khoa học lịch sử chứng minh sự có mặt của họ Trương  từ thời kỳ lịch sử này ở Thuận Hóa – Thừa Thiên Huế qua các di tích lịch sử, gia phả, sắc phong, chế, chiếu chỉ…và các văn bản Hán – Nôm khác liên quan đến sự hình thành và phát triển của họ Trương sớm nhất vùng này.
Thời nhà Lê – năm 1466, Lê Thánh Tông phân chia địa giới hành chính của Đại Việt thành 12 đạo thừa tuyên và chính thức đặt Thuận Hóa làm Thừa Tuyên Thuận Hóa, bao gồm cả phủ Tân Bình. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất này, và cùng con cháu các đời xây dựng Thuận Hóa thành một vương quốc Nguyễn ở xứ Đằng Trong kéo dài xuống tận mũi Cà Mâu. Đến thời nhà hậu Lê, Thuận Hóa là một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1604, Nguyễn Hoàng đã cắt huyện Điện Bàn  thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên thành phủ, sát nhập vào trấn Quảng Nam. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn (thế kỷ 17- 18) là vùng đất trải dài từ phía nam đèo Ngang cho tới đèo Hải Vân. Thời kỳ này, đã có cơ sở khoa học lịch sử chứng minh sự có mặt của họ Trương ở vùng đất “ Ô châu ác địa” này của Đại Việt.
Theo nghiên cứu của các nhà sử học ở Thừa Thiên Huế, ngài Trương Phi Phong là một quan võ thời Lê – vị thủy tổ của họ Trương ở làng Vân Quật Thượng ngày nay. Căn cứ vào gia phả của dòng họ, các tài liệu thư tịch cổ, văn bia, câu đối…hiện nay còn lưu giữ tại đình làng, nhà thờ họ Trương , ngài Đô Chỉ Huy Sứ, Đô Chỉ Huy Sứ Ty Trương Phi Phong là nhân vật lịch sử thời hậu Lê, là người đã từng tham gia công cuộc bình chiêm thời vua Lê Thánh Tông năm 1471, là một trong những người đã có công đầu khai khẩn mở mang bờ cõi vào phía nam nói chung, làng Vân Quật – một trong những làng được thành lập sớm ở Thuận Hóa nói riêng, được sách Ô Châu Cận Lục của tiến sĩ  Dương Văn An biên soạn xong  năm 1555 (Quyển 3 – môn Bản đồ) đã ghi tên của là Vân Quật là một trong 59 làng của huyện Đan Điền, phủ Triệu Phong. Theo nhiều nguồn tài liệu đã viết, sau chiến thắng Nam Chinh năm 1471, đã có nhiều quan quân binh lính được vua Lê Thánh Tông đưa gia quyến, họ hàng vào lập cư ở vùng đát mới mở, hoặc tự chọn phong thủy địa cuộc lập làng kể từ phủ Triệu Phong trở vào – Đây được xem là cuộc di dân lớn nhất thứ hai của Đại Việt vào phía Nam. Ngài Trương Phi Phong là một trong nhiều quan quân thời Lê đã thực hiện công cuộc mở đất quy mô, mang tính tổ chức nhà nước phong kiến thời đó, cùng thời và tham gia sự nghiệp bình chiêm với ngài Phạm Nhữ Tăng. Ngài Trương Phi Phong được giao nhiệm vụ thống lĩnh một bộ phận quân đội theo cấp bậc, phẩm hàm của mình trong đại binh hơn 20 vạn, bình Chiên năm 1471, do ngài Phạm Nhữ Tăng làm Trung Quân Đô Thống, lãnh ấn tiên phong, và vua Lê Thánh Tông ngự giá hậu tập.
Như vậy, với sự kiện lịch sử đã được chứng minh bằng di tích lịch sử, các văn tự cổ Hán – Nôm, có thể khẳng định họ Trương đã có mặt ở Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế từ cách đây trên dưới 500 năm, từ thời Lê Thánh Tông. Tất nhiên, hội đồng họ Trương Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục nghiên cứu lịch sử họ Trương thêm về vấn đề này.
Từ diễn đàn đại hội họ Trương toàn quốc,chúng tôi cũng chân thành mong muốn nhận được sự ủng hộ của hội đồng họ Trương toàn quốc, các địa phương, nhằm làm sáng tỏ một chặng đường lịch sử quan trọng của họ Trương trong công cuộc mở đất vào phía nam của nước Đại Việt thuở xưa, góp phần ghi vào trang sử hào hùng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam với sự đóng góp trí tuệ và công súc của nhiều dòng họ trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.
Xin kính chúc quý vị lãnh đạo, hội đồng họ Trương Việt Nam, chư vị đại diện họ Trương ở các địa phương trong toàn quốc sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt. Xin chân thành cảm ơn
 
 
Trương Ngọc Lành
84 Đặng Huy Trứ TP. Huế
ĐT: 0934889655
Email: NgocLanh1943@gmail.com

Những tin cũ hơn

Lãnh đạo Hội đồng họ Trương Việt Nam tham dự hoạt động của họ Trương trong khuôn khổ lễ hội truyền thống của làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội

Lãnh đạo Hội đồng họ Trương Việt Nam tham dự hoạt động của họ Trương trong khuôn khổ lễ hội truyền thống của làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội

— 25 Tháng Năm 2017

Ngày 1/5/ /2013, nhận lời mời của Ban Đại diện họ Trương làng Lệ Mật, lãnh đạo Hội đồng họ Trương VN bao gồm các vị: PGS.TS Trương Quốc Bình, Phó Chủ tịch thường trực, các Phó Chủ tịch : Trương Minh Tiến, Nhà thơ, nhà báo Trương Thị Kim Dung, cùng các vị : Trương Quốc Hùng, Chủ tịch Chủ tịch Hiệp hội UNESCO Du lịch –Lữ hành HN, Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân họ Trương VN, ông Trương Minh Tân, Trưởng Ban Kiểm tra Hội đồng họ Trương VN đã về tham dự các hoạt động của họ Trương làng Lệ Mật trong khuôn khổ lễ hội truyền thống của làng Lệ Mật.

Bài Phát biểu của ông Trương Quang Được, nguyên Ủy viên BCT BCHTƯ, nguyên phó Chủ tịch QH nước CHXHCN Việt Nam tại Đại hội Đại biểu họ Trương Việt Nam lần thứ nhất

Bài Phát biểu của ông Trương Quang Được, nguyên Ủy viên BCT BCHTƯ, nguyên phó Chủ tịch QH nước CHXHCN Việt Nam tại Đại hội Đại biểu họ Trương Việt Nam lần thứ nhất

— 25 Tháng Năm 2017

Đại hội Đại biểu họ Trương Việt Nam lần thứ nhất tổ chức ngày 21 tháng 4 năm 2013 (tức ngày 12 tháng 3 năm Quý Tỵ) tại Hội trường lớn của Bảo tàng Hà Nội, số 2 đường Phạm Hùng, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Trong không khí thiêng liêng, gần gũi và ấm tình đồng tộc, Đại hội vinh dự, vui mừng được đón tiếp và được nghe lời phát biểu đầy xúc động của ông Trương Quang Được nguyên Ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương, nguyên phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Thông báo của Hội đồng Họ Trương Việt Nam

Thông báo của Hội đồng Họ Trương Việt Nam

— 25 Tháng Năm 2017

Thực hiện ý kiến chỉ đạo theo thông báo số 01 của Hội đồng họ Trương Việt Nam. Hội đồng họ Trương Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Hội đồng họ Trương Việt Nam, nhằm triển khai các chương trình hoạt động của Hội đồng trong năm 2013 và các năm tiếp theo và tiến hành tổng kết công tác tổ chức Đại hội Đại biểu họ Trương Việt Nam lần thứ nhất.

Tham luận của ông Trương Công Nam, Trưởng Ban Khuyến học, Khuyến tài Hội đồng họ Trương Việt Nam tại đại hội đại biểu họ Trương toàn quốc lần thứ nhất

Tham luận của ông Trương Công Nam, Trưởng Ban Khuyến học, Khuyến tài Hội đồng họ Trương Việt Nam tại đại hội đại biểu họ Trương toàn quốc lần thứ nhất

— 25 Tháng Năm 2017

Bài phát biểu của ông Trương Công Nam, Trưởng Ban Khuyến học, Khuyến tài Hội đồng họ Trương Việt Nam, Trưởng đại diện họ Trương tại TP Đà Nẵng tại Đại hội đại biểu họ Trương toàn quốc lần thứ nhất

Thường trực Hội đồng họ Trương tỉnh Quảng Bình tham dự lễ khánh thành Nhà thờ Đại tông Trương Văn tại xóm Mỹ Sơn, thôn Mỹ Hà, xã Mỹ Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Thường trực Hội đồng họ Trương tỉnh Quảng Bình tham dự lễ khánh thành Nhà thờ Đại tông Trương Văn tại xóm Mỹ Sơn, thôn Mỹ Hà, xã Mỹ Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

— 25 Tháng Năm 2017

7h30' sáng ngày 06/5/2013 (tức ngày 27/3 năm Quý Tỵ) Thường trực Hội đồng họ Trương tỉnh Quảng Bình đã đến dự lễ khánh thành Nhà thờ Đại tông Trương Văn tại xóm Mỹ Sơn, thôn Mỹ Hà, xã Mỹ Thuỷ, thuộc huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.