Lãnh đạo Hội đồng họ Trương Việt Nam tham dự hoạt động của họ Trương trong khuôn khổ lễ hội truyền thống của làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội

19:18 - 25/05/2017 Tin tổng hợp Admin 2252
          Hội làng Lệ Mật. được tổ chức hàng năm từ ngày 20 đến 24 tháng 3 Âm lịch, hội chính vào ngày 23 tháng 3 Âm lịch. Phần lễ của hội bao gồm: lễ rước nước từ giếng làng, rước cá chép vào đình Thánh, Rước cỗ (lễ vật) của 13 trại ở quận Ba Đình về làng dâng thần.Phần hội đặc sắc nhất là trò múa rắn. Con rắn (được làm bằng nan tre lợp vải) tượng trưng cho loài thuỷ quái đã bị chàng trai họ Hoàng dùng sức mạnh và ý chí của mình hạ gục. Nhạc múa là dàn bát âm và tiếng trống nhịp đôi kết hợp dồn dập, náo nức.
         Bên cạnh đó tiết mục thi nấu ăn món đặc sản cũng dành được sự quan tâm của rất nhiều người. rất nhiều món được trổ tài như : "tam xà đại hội" (3 loại rắn là rắn hổ mang, cạp nong, rắn ráo), "ngũ hổ chầu lâm" (cỗ 5 con ếch) và "lý ngư vọng nguyệt" (cỗ cá chép to, cỗ gỏi)…
Hội làng Lệ Mật là cơ hội để hàng năm con cháu trong làng (gọi là dân cựu quán) và con cháu đi xa khai hoang bên kinh đô (gọi là dân kinh quán) gặp gỡ nhau ôn lại trang sử dựng làng đầy gian nan thử thách từ xa xưa, cùng chung niềm vui và lòng biết ơn đối với tổ tiên.
           Hơn 1000 năm trước, khi Thăng Long trở thành kinh đô của đất nước cũng chính là thời điểm bắt đầu quá trình thu hút, hội tụ nhân tài của đất nước về chốn kinh kỳ làm ăn, sinh sống, hình thành nên các phố nghề và làng nghề. Cho đến bây giờ, minh chứng rõ nhất cho sự di cư từ nơi khác đến vùng trung tâm Thăng Long chính là phong tục "về quê" của cư dân các phường thuộc quận Ba Đình - địa bàn cũ của mười ba làng trại đất Thăng Long thời Lý. Người dân ở đây vẫn lưu truyền câu ca: "Nhớ ngày 22 tháng Ba/Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê/Kinh quán cựu quán đề huề/Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây". Ngày 22-3 (Âm lịch) là ngày giỗ Thành hoàng làng Lệ Mật (nay là cụm dân cư Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên) Hoàng Quý Công - tên thật là Hoàng Phúc Trung. Thần phả của làng chép rằng, dưới triều Lý, Hoàng Phúc Trung đánh nhau với giao long để vớt xác công chúa bị chết đuối trên sông Nguyệt Đức. Được vua Lý ban ân trọng thưởng, nhưng Hoàng Phúc Trung từ chối mọi báu vật, chỉ xin vua cho con em mình sang khai phá vùng phía tây kinh thành Thăng Long, khi ấy còn nhiều đầm lầy, lập nên mười ba làng trại gồm Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Giảng Võ, Liễu Giai, Đại Yên... Trải qua 1000 năm lịch sử, những làng trại xưa nay đã thành phố, thành phường, song hằng năm cứ đến ngày giỗ cụ Hoàng Phúc Trung - Thành hoàng làng Lệ Mật, các phường Ngọc Hà, Giảng Võ, Liễu Giai, Đại Yên, Cống Vị (quận Ba Đình) lại cử các đoàn đại biểu về Lệ Mật, dâng hương hoa, lễ vật tri ân người có công khai phá vùng đất phía tây kinh thành Thăng Long cách đây mười thế kỷ.
           Theo các nguồn tài liệu,  thì khi thành lập làng cổ Lệ Mật tại đây có 4 họ cùng cư trú và khai khẩn là các họ: Trương, Trần, Nguyễn, Phạm. Trong số này, họ Trương  là dòng họ lớn nhất và đông người nhất đã theo ông Hoàng Lệ Mật ra khai khẩn vùng đất trũng đầm lầy ven Hồ Tây lập nên “Thập tam trai” (13 làng trại) giàu đẹp nổi tiếng ở Thăng Long.
             Họ Trương Lệ Mật di dân sang thập tam trại nay vẫn thường xuyên giữ mối liện lạc với gốc Tổ tại Lệ Mật. Tại Đại Yên ( thuộc quận Ba Đình) những người Họ Trương đã xây dựng nhà thờ riêng cùng thờ cụ tổ Phúc Hải như ở Lệ Mật và có  4 chi khác nhau. Họ Trương ở trại Cống Yên ( cũng thuộc quận Ba Đình) cũng chia thành 4 ngành thờ cụ tổ Trương Đình Bá. Họ Trương ở Giáp Tứ, ( quận Hoàng Mai Hà Nội) cũng chia thành 4 ngành. Ngành trưởng hiện ở Phú Thọ còn lại phần lớn là ở Giáp Tứ, thờ cụ Tổ là Tiến sỹ Trương Đình Tuyên.
            Hàng năm, Lễ Giỗ Tổ tại nhà thờ đại tôn (gần đình Lệ Mật) vào ngày 25 tháng Chạp hàng năm là lễ trọng, thu hút sự tham gia của đông đảo bà con, anh em họ Trương tại Lệ Mật và sự góp lễ dâng hương của các chi họ Trương ở Lệ Mật, Đại Yên, Cống Yên, Giáp Tứ, Phú Thọ. Còn Hội làng Lệ Mật là cơ hội để hàng năm con cháu trong làng (dân cựu quán) và con cháu đi xa khai hoang bên kinh thành Thăng Long (dân kinh quán) gặp gỡ nhau để tâm sự và tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên…. Vào ngày hội chính, đại diện con cháu của 13 trại phía Tây thành Thăng Long xưa đội 13 mâm lễ vật mang từ kinh đô về đình làng Lệ Mật để dự hội. Trong ngày hội làng có trò múa rắn độc đáo, con rắn được làm bằng nan tre lợp vải tượng trưng cho loài thuỷ quái đã bị chàng trai họ Hoàng dùng sức mạnh và ý chí của mình hạ gục. Người ta còn tổ chức thi rắn to, rắn đẹp, rắn lạ,..phổ biến các bí quyết bắt rắn, nuôi rắn, khai thác nọc, chữa rắn độc cắn...Du khách tham dự lễ hội có thể được thưởng thức các món đặc sản chế biến từ thịt rắn.
             Từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay, Lệ Mật đã và đang trở thành một trung tâm văn hóa ẩm thực, một làng nghề du lịch đặc sắc. Góp phần không nhỏ vào việc tạo dựng thương hiệu cho Lệ Mật là những doanh nhân họ Trương Lệ Mật  nổi tiếng gần xa là các ông Trương Xuân Chu, Trương Quốc Triệu, Trương Quốc Phương với chuỗi nhà hàng đặc sản rắn. Đồng thời, ngoài việc chăm lo đến các hoạt động của họ tộc, một số thành viên là người họ Trương tại đây còn là những thành viên tích cực của Ban quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội làng Lệ Mật, một trong những lễ hội dân gian truyền thống đặc sắc nhất ở Hà Nội. 
Hội làng Lệ Mật không chỉ là lễ hội mang tính địa phương, nhằm tưởng niệm người có công với dân làng, mà còn mang những đặc điểm chung của các cư dân nông nghiệp. Đó là tín ngưỡng vật linh giáo thể hiện trong điệu múa rắn – con vật mang tính nước và là biểu tượng thế giới âm, thực ra đây là một biến thể của tục coi rắn là vật tổ, vật linh và thờ rắn khá phổ biến ở các cư dân nông nghiệp Đông Nam á. Song cái hay ở đây là nó được khéo léo ẩn trong sự tích của chàng trai họ Hoàng và công cuộc mở làng, lập ấp tạo nên Thập tam trại trù phú trên đất kinh kỳ. Điều đó không chỉ góp phần tạo niềm vui chung, là dịp ôn lại trang sử dựng làng đầy gian nan thử thách, mà còn góp phần thúc đẩy mối dây liên hệ cộng đồng, tạo tình gắn bó với quê hương, mảnh đất đã không chỉ sinh ra những con người hay lam hay làm mà còn tạo cho họ có một bản lĩnh không phải vùng quê nào cũng có được.
Trong những ngày hội làng, ngày 22/3 âm lịch được giành cho đại diện 2 tộc lớn trong làng là họ Hoàng và họ Trương làm lễ tế Thành Hoàng làng. Xuất phát từ tình cảm chung của mối quan hệ thân tộc họ Trương Việt Nam, Ban đại diện họ Trương Lệ Mật đã trân trọng mời đại diện Hội đồng họ Trương Việt Nam cùng tham gia nghi thức quan trọng này. Cảm kích trước thịnh tình của bà con, anh em đồng tộc tại Lệ Mật, Ban lãnh đạo Hội đông họ Trương Việt Nam đã tranh thủ thời gian nghỉ lễ về tham dự hoạt động hết sức có ý nghĩa này như một bộ phận hữu cơ của họ Trương Lệ Mật một dòng họ tiêu biểu, đã tồn tại qua hàng ngàn năm ở Lệ Mật– một làng nghề truyền thống nổi danh, một điểm du lịch độc đáo và hấp dẫn của Thủ đô ngàn năm văn hiến./.
Một số hình ảnh Lãnh đạo Hội đồng họ Trương Việt Nam
tham dự hoạt động của họ Trương trong khuôn khổ lễ hội
truyền thống của làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội











Lãnh đạo Hội đồng họ Trương Việt Nam chụp ảnh lưu niệm


Bà Trương Thị Kim Dung, Phó Chủ tịch Hội đồng họ Trương Việt Nam sắp lễ





 

Những tin cũ hơn

Bài Phát biểu của ông Trương Quang Được, nguyên Ủy viên BCT BCHTƯ, nguyên phó Chủ tịch QH nước CHXHCN Việt Nam tại Đại hội Đại biểu họ Trương Việt Nam lần thứ nhất

Bài Phát biểu của ông Trương Quang Được, nguyên Ủy viên BCT BCHTƯ, nguyên phó Chủ tịch QH nước CHXHCN Việt Nam tại Đại hội Đại biểu họ Trương Việt Nam lần thứ nhất

— 25 Tháng Năm 2017

Đại hội Đại biểu họ Trương Việt Nam lần thứ nhất tổ chức ngày 21 tháng 4 năm 2013 (tức ngày 12 tháng 3 năm Quý Tỵ) tại Hội trường lớn của Bảo tàng Hà Nội, số 2 đường Phạm Hùng, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Trong không khí thiêng liêng, gần gũi và ấm tình đồng tộc, Đại hội vinh dự, vui mừng được đón tiếp và được nghe lời phát biểu đầy xúc động của ông Trương Quang Được nguyên Ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương, nguyên phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Thông báo của Hội đồng Họ Trương Việt Nam

Thông báo của Hội đồng Họ Trương Việt Nam

— 25 Tháng Năm 2017

Thực hiện ý kiến chỉ đạo theo thông báo số 01 của Hội đồng họ Trương Việt Nam. Hội đồng họ Trương Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Hội đồng họ Trương Việt Nam, nhằm triển khai các chương trình hoạt động của Hội đồng trong năm 2013 và các năm tiếp theo và tiến hành tổng kết công tác tổ chức Đại hội Đại biểu họ Trương Việt Nam lần thứ nhất.

Tham luận của ông Trương Công Nam, Trưởng Ban Khuyến học, Khuyến tài Hội đồng họ Trương Việt Nam tại đại hội đại biểu họ Trương toàn quốc lần thứ nhất

Tham luận của ông Trương Công Nam, Trưởng Ban Khuyến học, Khuyến tài Hội đồng họ Trương Việt Nam tại đại hội đại biểu họ Trương toàn quốc lần thứ nhất

— 25 Tháng Năm 2017

Bài phát biểu của ông Trương Công Nam, Trưởng Ban Khuyến học, Khuyến tài Hội đồng họ Trương Việt Nam, Trưởng đại diện họ Trương tại TP Đà Nẵng tại Đại hội đại biểu họ Trương toàn quốc lần thứ nhất

Thường trực Hội đồng họ Trương tỉnh Quảng Bình tham dự lễ khánh thành Nhà thờ Đại tông Trương Văn tại xóm Mỹ Sơn, thôn Mỹ Hà, xã Mỹ Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Thường trực Hội đồng họ Trương tỉnh Quảng Bình tham dự lễ khánh thành Nhà thờ Đại tông Trương Văn tại xóm Mỹ Sơn, thôn Mỹ Hà, xã Mỹ Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

— 25 Tháng Năm 2017

7h30' sáng ngày 06/5/2013 (tức ngày 27/3 năm Quý Tỵ) Thường trực Hội đồng họ Trương tỉnh Quảng Bình đã đến dự lễ khánh thành Nhà thờ Đại tông Trương Văn tại xóm Mỹ Sơn, thôn Mỹ Hà, xã Mỹ Thuỷ, thuộc huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Hội đồng Họ Trương Việt Nam họp tại Hà Nội

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Hội đồng Họ Trương Việt Nam họp tại Hà Nội

— 25 Tháng Năm 2017

Triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu họ Trương Việt Nam nhiệm kỳ 2013 – 2018, sáng ngày 11 tháng 5 năm 2013, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Hội đồng họ Trương Việt Nam đã được tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội, số 2 đường Phạm Hùng, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.