Từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta đến trước khi Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời, nhân dân ta đã tiến hành 10 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất chống lại sự đô hộ của thực dân Pháp.
Như vậy chúng ta thấy trong 10 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu chống thực dân Pháp trong giai đoạn từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược đến trước khi Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời, có 2 cuộc khởi nghĩa do người Họ Trương lãnh đạo, đó là cuộc khởi nghĩa Gò Công của Trương Công Định và cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám, tức Trương Văn Thám lãnh đạo. Hai cuộc khởi nghĩa trên đã gây cho thực dân Pháp tổn thất to lớn, đồng thời nó thể hiện lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm, cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng Pháp của nhân dân Việt Nam nói chung và những người mang trong mình dòng máu họ Trương nói riêng.
Cuộc khởi nghĩa của Trương Định diễn ra từ năm 1859 đến năm 1864. Lãnh tụ Trương Công Định với trí dũng song toàn, từ đất Gò Công đã thu hút được nhiều anh tài như Đỗ Quang, Đỗ Trình Thoại, Âu Dương Lân, Nguyễn Thông… nghĩa quân của Trương Định ngày càng đông và uy thế lan rộng khắp các vùng từ Tân An, Mỹ Tho, Gò Công xuống Đồng Tháp Mười…Suốt những năm từ 1861 đến cuối 1864, nghĩa quân ông chiến đấu anh dũng và giành được nhiều thắng lợi, ông được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái. Tuy nhiên, do kẻ thù với vũ khí hiện đại, cuộc khởi nghĩa của Trương Định cũng nhanh chóng bị dập tắt. Ông hy sinh ở tuổi 44, Trương Định đã là cho Pháp khiếp sợ với nhiều chiến thắng ở Gò Công, Rạch Giá, Quý Sơn, Tân An…ông đã từ chối thư dụ hàng của tướng Pháp là Bonard, bất chấp chiếu vua ra lệnh bãi binh do Phan Thanh Giản truyền vào . Trương Định còn nổi tiếng với khẩu hiệu “Phan – Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”- nghĩa là (họ Phan, Lâm bán nước, Triều đình bỏ rơi dân chúng) thêu trên lá cờ “Bình Tây đại nguyên soái”.
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám lãnh đạo nổ ra vào ngày 16/3/1884 và kết thúc vào năm 1913. Ngót 30 năm ấy, nghĩa quân Yên Thế đã kiên cường chống lại quân đội của Thực dân Pháp xâm lược và bọn Phong kiến tay sai, khiến cho chúng vô cùng khiếp đảm. Những chiến công của khởi nghĩa Yên Thế ở Luộc Hạ, Cao Thượng, Hố Chuối, Đồn Hom, Khâm Nghè... đã viết lên những trang sử vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong suốt quá trình ra đời và phát triển của phong trào đã kiên cường chiến đấu với mục đích đánh đuổi quân xâm lược và bọn phong kiến tay sai nhằm giành lại chủ quyền độc lập và cũng là để gìn giữ bản sắc nền văn hóa dân tộc
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế tuy không thành công, nhưng tình thần của cuộc khởi nghĩa muồn đời bất diệt. Đảng Cộng Sản Việt Nam rất coi trọng tình thần cuộc khởi nghĩa đối với sự ra đời của Đảng. Vì thế khi cuộc khởi nghĩa Yên Thế cùng với phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã trở thành một trong 3 yếu tố cho sự ra đời Đảng Cộng Sản Việt Nam
Trong quá trình diễn ra cuộc khởi nghĩa, Hoàng Hoa Thám vị thủ lĩnh của nghĩa quân xuất hiện như một ngôi sao sáng giữa trời sao – Ông thực sự là vị thủ lĩnh tài ba lãnh đạo nghĩa quân giành hết thắng lợi này tới thắng lợi khác, buộc thực dân Pháp và bọn tay sai phong kiến phải nhân nhượng để cho ông xây dựng khu căn cứ Phồn Xương trở thành một căn cứ thanh bình như nhận xét của nhà yêu nước Phan Bội Châu
Lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần quyết tâm đánh Pháp đến cùng của Hoàng Hoa Thám đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao. Đối với Hoàng Hoa Thám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tôn vinh ông là vị anh hùng dân tộc, tận trung tận hiếu với non sông đất Việt.
Hôm qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi thư tới thầy cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các học sinh, sinh viên cả nước nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012 và ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường”. Cổng thông tin điện tử họ Trương Việt Nam xin giới thiệu toàn văn thư của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân ngày khai giảng năm học 2011-2012:
Hùng Quốc Vương (1) húy Lâm (Nguyễn Lâm) con trưởng của Lạc Long Quân là Phúc Tâm, làm vua nước Văn Lang, thống nhất đất nước, dạy dân cày cấy, đánh cá, mở mang bờ cõi, phát triển nghề đúc đồng, nghề dệt. Được dân yêu mến. Ông mất ngày 28 tháng Năm âm lịch. Mộ Ông ở đất Kỳ Long Lân, gò thánh hoá hoặc gọi khu đất ấy là khu Mộ Vua, khu Đồng Trù tư mệnh, hoặc gọi là Tào phủ Thần quán (miếu tổ Văn Nội)(2)
Nền văn hoá Việt Nam được tạo dựng trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp. Cuộc sống của người Việt Nam gắn bó với làng quán quê hương. Hình ảnh làng quê Việt Nam có luỹ tre xanh, có mái nhà tranh, có người cày cấy đã trở nên rất thân thuộc trong tâm hồn người Việt Nam...
Ông sinh ngày 16 tháng 10 năm 1949, quê quán: xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.Ông giữ chức Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( đã nghĩ hưu từ năm 2010), Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bí thư BCH Đảng uỷ Đảng bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư; phụ trách lĩnh vực Văn phòng Bộ, Phát triển DNNVV, thương mại dịch vụ, kết cấu hạ tầng và đô thị, hợp tác xã.
Từ xưa, trong văn hóa làng xã, việc lập gia phả đối với các tộc họ là rất quan trọng. Trong sự phát triển của dòng tộc, mỗi “tộc” chia ra thành nhiều “phái”, mỗi phái có nhiều “chi”, dưới chi là các “phân chi”, sau phân chi là các “hệ” (thường được gọi là các “đầu ông”). Gia phả tộc sau đó được phân chia thành “phả hệ” các phái - chi - phân chi - hệ phả do các trưởng nam phụng thờ, gìn giữ rất cẩn thận. Các phả hệ thường được viết trên giấy dó, có nơi viết trên lụa tốt, cuộn tròn đặt trong các ống tre, ống đồng và để ở nơi trang trọng nhất trên gian thờ chính. Chỉ những ngày giỗ chạp, ngày tết, cháu con tề tựu, tộc trưởng hoặc trưởng nam dựng lễ vật, thắp nhang khấn ông bà tiên tổ xin “thỉnh khai gia phả” thì mới được lấy xuống. Thỉnh mở phả hệ thường là để phổ biến cho con cháu, viết bổ sung các đời lớp tiếp sau hoặc thêm vào các sự kiện, biến cố trong tộc, phái. Vì vậy, tộc phả hay “phả hệ” cũng chính là bộ sử của gia đình, dòng họ, là văn bản hết sức quan trọng, thiêng liêng của mỗi dòng tộc. Xung quanh vấn đề dòng tộc, làng tôi có khá nhiều chuyện.