Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên thân mến.
Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012 và ngày “Toàn dân đưa trẻ tới trường”, tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức, ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Năm học 2010-2011, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng, tiến bộ. Quy mô và mạng lưới giáo dục tiếp tục được mở rộng; chất lượng giáo dục ở các cấp học được nâng lên; giáo dục đạo đức, pháp luật, lý tưởng sống cho học sinh, sinh viên được chú trọng; công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đạt kết quả tốt; cơ sở vật chất của nhà trường được tăng cường.
Tôi nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực cố gắng và những kết quả của ngành giáo dục, nhất là các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, các thầy giáo, cô giáo tâm huyết, tận tụy với công việc, các em học sinh nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã vượt khó vươn lên trong học tập.
Năm học 2011-2012, có ý nghĩa rất quan trọng, là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Để thực hiện tốt sứ mệnh “nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” cùng với sự góp sức của toàn xã hội, ngành giáo dục cần đổi mới căn bản, toàn diện, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học; đẩy mạnh thi đua “dạy tốt, học tốt;” nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lịch sử, đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm xã hội, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; huy động các nguồn lực tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với học sinh sinh viên giỏi, nghèo, khuyết tật, con em gia đình có công với cách mạng, dân tộc thiểu số, giáo viên công tác ở vùng khó khăn.
Tôi mong muốn và tin tưởng các em học sinh, sinh viên phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta, nỗ lực phấn đấu vươn lên, rèn luyện tốt, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học.
Tôi đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể và toàn xã hội tiếp tục quan tâm, chăm lo nhiều hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người,” tạo mọi điều kiện thuận lợi để con em chúng ta được học tập, rèn luyện đạt kết quả tốt.
Chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục và toàn thể các em học sinh, sinh viên đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong năm học mới. Chúc sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thân ái!
Trương Tấn Sang
Hùng Quốc Vương (1) húy Lâm (Nguyễn Lâm) con trưởng của Lạc Long Quân là Phúc Tâm, làm vua nước Văn Lang, thống nhất đất nước, dạy dân cày cấy, đánh cá, mở mang bờ cõi, phát triển nghề đúc đồng, nghề dệt. Được dân yêu mến. Ông mất ngày 28 tháng Năm âm lịch. Mộ Ông ở đất Kỳ Long Lân, gò thánh hoá hoặc gọi khu đất ấy là khu Mộ Vua, khu Đồng Trù tư mệnh, hoặc gọi là Tào phủ Thần quán (miếu tổ Văn Nội)(2)
Nền văn hoá Việt Nam được tạo dựng trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp. Cuộc sống của người Việt Nam gắn bó với làng quán quê hương. Hình ảnh làng quê Việt Nam có luỹ tre xanh, có mái nhà tranh, có người cày cấy đã trở nên rất thân thuộc trong tâm hồn người Việt Nam...
Ông sinh ngày 16 tháng 10 năm 1949, quê quán: xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.Ông giữ chức Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( đã nghĩ hưu từ năm 2010), Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bí thư BCH Đảng uỷ Đảng bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư; phụ trách lĩnh vực Văn phòng Bộ, Phát triển DNNVV, thương mại dịch vụ, kết cấu hạ tầng và đô thị, hợp tác xã.
Từ xưa, trong văn hóa làng xã, việc lập gia phả đối với các tộc họ là rất quan trọng. Trong sự phát triển của dòng tộc, mỗi “tộc” chia ra thành nhiều “phái”, mỗi phái có nhiều “chi”, dưới chi là các “phân chi”, sau phân chi là các “hệ” (thường được gọi là các “đầu ông”). Gia phả tộc sau đó được phân chia thành “phả hệ” các phái - chi - phân chi - hệ phả do các trưởng nam phụng thờ, gìn giữ rất cẩn thận. Các phả hệ thường được viết trên giấy dó, có nơi viết trên lụa tốt, cuộn tròn đặt trong các ống tre, ống đồng và để ở nơi trang trọng nhất trên gian thờ chính. Chỉ những ngày giỗ chạp, ngày tết, cháu con tề tựu, tộc trưởng hoặc trưởng nam dựng lễ vật, thắp nhang khấn ông bà tiên tổ xin “thỉnh khai gia phả” thì mới được lấy xuống. Thỉnh mở phả hệ thường là để phổ biến cho con cháu, viết bổ sung các đời lớp tiếp sau hoặc thêm vào các sự kiện, biến cố trong tộc, phái. Vì vậy, tộc phả hay “phả hệ” cũng chính là bộ sử của gia đình, dòng họ, là văn bản hết sức quan trọng, thiêng liêng của mỗi dòng tộc. Xung quanh vấn đề dòng tộc, làng tôi có khá nhiều chuyện.
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ hơn cha. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ. Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha. Tần tảo sớm hôm, mẹ nuôi con khôn lớn. Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con. Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con.